ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 2 NĂM (2008-2009) THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 66/2006/NĐ-CP

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 (Trang 74 - 76)

66/2006/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÁT TRIỂN NNNT Ở TỈNH VĨNH LONG

Qua 2 năm thực hiện (2008 - 2009) Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ, cùng với các Thông tư hướng dẫn, chính sách phát triển ngành nghề nông thôn

(Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ NN & PTNT; Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài chính, hướng dẫn về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định 66/2006/NĐ-CP Chính phủ).UBND tỉnh Vĩnh Long và các Sở Ban ngành đã làm được những nội dung sau:

 UBND tỉnh tiến hành triển khai Chủ trương trên, bằng việc ban hành một số Quyết định nhằm cụ thể hóa các chương trình dự án quản lý và phát triển ngành nghề nông thôn ở địa phương:

 Quyết định số 2388/2007/QĐ-UBND ngày 15/11/2007 của UBND tỉnh Vĩnh Long, về việc phê duyệt chương trình phát triển làng nghề tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2008 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

 Văn bản số 1239/UBND-KTN ngày 20/5/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Long, về chủ trương lập quy hoạch phát triển NNNT

 Quyết định số 2731/2009/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 10 năm 2009, về việc ban hành Quy chế quản lý nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

 Quyết định số 2108/2009/QĐ-UBND ngày 09/09/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Long, về việc phê duyệt đề cương chi tiết và dự toán kinh phí Quy hoạch phát triển NNNT tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.

 Tỉnh đã thực hiện chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất NNNT được thuê đất tại các khu, cụm công nghiệp, hỗ trợ 60% kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường đối với các cơ sở làng nghề thực hiện theo quy hoạch tổng thể và quy hoạch phát triển NNNT.

 Ban hành 17 Quyết định công nhận 17 làng nghề (có 4 làng nghề truyền thống) trong 2 năm 2008 và 2009.

 Các cơ quan chuyên môn tham mưu, trực tiếp là Sở Công thương, Sở Nông nghiệp - PTNT, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Tài nguyên - Môi trường và UBND các huyện - thành phố trong tỉnh.

Trang Thực hiện đề án chương trình phát triển “mỗi làng một nghề” giai đoạn 2006 - 2010 của Bộ Nông nghiệp - PTNT, đã được áp dụng và đang phát huy hiệu quả tích cực ở Vĩnh Long, góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu và thu hút lao động vùng nông thôn. Mô hình này đã góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng công nghiệp nông thôn, đến nay đã đạt trên 2.060 tỷ đồng, tăng 6,95% so với cùng kỳ năm 2008. Nhiều làng nghề nông thôn ở Vĩnh Long đã gắn kết với các cụm, tuyến công nghiệp địa phương nhằm mở rộng liên kết sản xuất theo hợp đồng trung và dài hạn, ổn định giá bán sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm làng nghề, tập trung chủ yếu vào các sản phẩm đan lục bình, nấm rơm, sản phẩm từ cây lát,…

Đề tài nghiên cứu mô hình “mỗi làng nghề một sản phẩm” do Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Trung tâm năng suất Việt Nam thực hiện, bước đầu chọn hai sản phẩm đặc trưng gốm tại huyện Mang Thít và bánh tráng Cù lao mây tại xã Lục Sỹ Thành, huyện Trà Ôn để xây dựng phát triển trên quan điểm “mỗi làng nghề một sản phẩm” vào ngày 28/04/2010 đã tiếp tục Hội thảo lấy ý kiến và hoàn chỉnh, để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhằm nhanh chóng áp dụng vào thực tiễn sản xuất, góp phần nâng cao giá trị kinh tế - văn hóa sản phẩm làng nghề của tỉnh Vĩnh Long.

Sở KH - CN làm thủ tục giúp HTX khoai lang Tân Thành và đã được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm khoai lang tại xã Tân Thành huyện Bình Tân vào năm ngày 25/09/2009.

Sở Công thương tham mưu xây dựng Quy chế quản lý nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, cũng như chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc tiến hành xây dựng và Ban hành quy chế hoạt động cho các làng nghề sau khi đã được công nhận.

Trung tâm Khuyến công tỉnh Vĩnh Long thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, trong những năm qua đã tổ chức 12 lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho hơn 300 lao động tại các làng nghề ở huyện Vũng Liêm, Tam Bình, về kỹ thuật đan kết từ lát, bẹ chuối, lục bình, kết hạt cườm,…

Chi cục Phát triển nông thôn thực hiện xuất sắc vai trò, nhiệm vụ chức năng phát triển nông thôn, xử lý và áp dụng linh hoạt lồng ghép các chương trình mục tiêu trong phát triển nông thôn nói chung; cũng như phát triển làng nghề nói riêng và đạt hiệu quả rất cao (hỗ trợ máy se lõi lát 127 cái, máy se tơ xơ dừa 60 cái, máy kéo và băm rơm 9 cái và một số hỗ trợ thiết thực khác).

Hội sinh vật cảnh tỉnh đã tổ chức được 7 lớp tập huấn hướng dẫn chuyên về kỹ thật trồng và chăm sóc hoa lang, cây cảnh, kiểng cho hội viên và người chơi hoa cây kiểng ở một số thị trấn thuộc các huyện và thành phố Vĩnh Long.

Tại các địa phương như huyện Vũng Liêm, Trà Ôn, Long Hồ, Mang Thít và Tam Bình đã triển khai quy hoạch chi tiết phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trong đó xác định các cụm công nghiệp quy mô vừa và nhỏ gắn với phát triển làng nghề nông thôn theo định hướng ngành nghề sản phẩm đặc trưng cho từng vùng, từng xã và hướng đến thị trường xuất khẩu.

Trang Kết quả thực hiện Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ mà Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Long đạt được là đáng ghi nhận, song cần phải lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển NNNT phù hợp với thời kỳ 2011 - 2020 của tỉnh Vĩnh Long.

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)