DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (BĐKH) VÀ NƯỚC BIỂN

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 (Trang 94 - 99)

BIỂN DÂNG (NBD) ĐẾN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN VĨNH LONG

Vĩnh Long gần như ở giữa ĐBSCL có địa hình bằng và thấp đã và sẽ chịu tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Theo kịch bản của Bộ tài nguyên và Môi trường công bố đến năm 2100 một số khu vực bị ảnh hưởng như: ở các xã ven sông Cổ Chiên (xã An Bình, Bình Hòa Phước huyện Long Hồ; các xã Quới Thiện, Thanh Bình - huyện Vũng Liêm), các xã ven sông Hậu (Lục Sĩ Thành, Phú Thành huyện Trà Ôn; xã Tân Quới, Thành Lợi huyện Bình Tân) và một số xã dọc theo sông Mang Thít (Thị trấn Cái Nhum, Tân An Hội, Tân Long Hội huyện Mang Thít; xã Hòa Thạnh, Hòa Hiệp, Hậu Lộc, Tường Lộc huyện Tam Bình) với tổng diện tích là 6.500ha (chiếm 4,3% tổng diện tích toàn tỉnh). Qua tính toán, dự kiến sẽ có 36.414 người bị ảnh hưởng và 67/241 doanh nghiệp trong tỉnh có nguy cơ bị ảnh hưởng ngập nếu không có biện pháp ứng phó.

BĐKH và nước biển dâng theo kịch bản 3 mức nước ngập tăng thêm trên 1,0m vào năm 2100, qua tính toán sẽ có các huyện Vũng Liêm, Trà Ôn bị ảnh hưởng do nhiễm mặn và có khoảng 606 km2 (gần 40% diện tích) đất ở khu vực trung tâm tỉnh bị ngập, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng (hệ thống đường giao thông, các công trình xây dựng, nhà cửa,..); ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân và môi trường sinh thái, đa dạng sinh học của địa phương.

Biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xâm nhập mặn trong tương lai sẽ có tác động nhất định đến nguồn nguyên liệu lát tập trung tại các xã Thanh Bình, Quới Thiện, Trung

Trang Thành Đông,… thuộc huyện Vũng Liêm, nơi đây có các làng nghề se lõi lát và dệt chiếu hình thành lâu đời và phát triển rất ổn định. Chính vì vậy, ngay bây giờ chúng ta phải xây dụng chương trình, kế hoạch bảo tồn vùng lát nguyên liệu, phục vụ cho làng nghề.

Nền nhiệt của tỉnh tăng làm gia tăng áp lực đối với các hệ sinh thái vốn đã bị áp lực do các hoạt động của con người làm ảnh hưởng môi trường sống, suy giảm tính ĐDSH, tạo điều kiện cho một số bệnh mới xuất hiện và phát triển thành dịch (bệnh tay chân miệng, cúm AH1N1,…), đồng thời một số dịch bệnh phát triển có diễn biến phức tạp (sốt xuất huyết,…) làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, tăng chi phí xã hội làm ảnh hưởng đến kinh tế địa phương. Hiện tượng khí hậu cực đoan có xu hướng xảy ra nhiều hơn, cường độ lớn hơn (ảnh hưởng của hiện tượng ElNino làm hạn hán, lốc xoáy, xâm nhập mặn, triều cường và sạt lở bờ sông). Ghi nhận trong năm 2006 cơn bão số 9 đi ngang qua địa bàn tỉnh ảnh hưởng các huyện Trà Ôn, Vũng Liêm đã làm thiệt hại đến nhà cửa, cây trồng, ảnh hưởng mạnh đến kinh tế xã hội và dân sinh của tỉnh. Tỉnh Vĩnh Long không bị bão gây hại trực tiếp mà chỉ ảnh hưởng bão và các đợt áp thấp nhiệt đới gây mưa nhiều ngày trên diện rộng. Nhìn chung mức biến đổi nền nhiệt giữa các năm trong giai đoạn 2005 - 2009 là không đáng kể. Tuy nhiên, qua so sánh nhiệt độ của nhiều năm trước cho thấy nhiệt độ thấp nhất của năm 2009 lại tăng hơn gần 20C so với cùng kỳ các năm trước đó.

Tổng lượng mưa năm 2009 của tỉnh cao hơn so với các năm trước từ 87 - 132mm. Mực nước cao nhất đo được tại sông Tiền (Mỹ Thuận) qua các tháng trong năm 2009 hầu hết cũng cao hơn so với các năm trước xét về cùng thời điểm và vị trí đo (8/12 tháng trong năm).

Tình hình xâm nhập mặn, theo Trung tâm Khí tượng thuỷ văn tỉnh Vĩnh Long (năm 2009), ghi nhận qua các năm là xuất hiện sớm, diễn biến bất thường và có phần phức tạp hơn. Trong năm 2005, độ mặn ở các huyện Trà Ôn, Vũng Liêm - nơi được xem là khá cao với biên độ mặn là 0,32g/l nhưng đến đầu năm 2006, độ mặn ở khu vực này tăng cao hơn trung bình nhiều năm. Năm 2009, tuy lượng nước trên sông trong các tháng đầu năm khá cao nhưng do đỉnh triều cường cao và đặc biệt chân triều cường xuống rất thấp trong những ngày tháng 4 kết hợp với gió chướng nên mặn xâm nhập khá sâu vào trong nội đồng, đặc biệt là vùng ven sông Cổ Chiên độ mặn đạt cao nhất trong hơn 10 năm trở lại đây.

Theo thông tin dự báo của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam (tháng 3 năm 2010) cho biết trong tháng 4 độ mặn cao nhất trên sông Cổ Chiên tại xã Trung Thành Tây - huyện Vũng Liêm - cách cửa Cung Hầu 60 Km - có khả năng đạt 2,5 - 3,5‰ và trên sông Hậu ở xã An Phú Tân - huyện Cầu Kè - Trà Vinh giáp với xã Tích Thiện - huyện Trà Ôn (cách cửa Định An 60 Km) có khả năng đạt 1,5 - 3‰. So với nhiều năm trước đây, năm 2009 độ mặn trên sông Cổ Chiên bất thường lên cao (xã Trung Thành Tây) là 4,5‰ với 1.750ha đất lúa hè - thu bị ảnh hưởng ở giai đoạn mạ, tuy nhiên thời gian nhiễm mặn chỉ duy trì trong ngày và kéo dài từ 1-3 ngày trong thời gian triều đạt đỉnh, khi triều xuống độ mặn giảm dần. Vào tháng 4 năm 2009, tại cống Nàng Âm khi triều đạt đỉnh, độ mặn đạt cao nhất là 4,5‰.

Trang Nói chung, BĐKH và NBD có tác động đến ngành nghề nông thôn Vĩnh Long nhưng mức độ ảnh hưởng đến năm 2020 ở mức độ ít lo ngại, với nghề gạch - gốm khi nhiệt độ tăng sản xuất sẽ thuận lợi hơn.

Trang Phần thứ tư

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU I.1. Quan điểm phát triển

- Phát triển ngành nghề nông thôn gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa; gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm và vùng nguyên liệu để khai thác tốt tiềm năng tại chỗ theo hướng tập trung, chuyên sâu, phát triển các mặt hàng có lợi thế so sánh và có tính cạnh tranh cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Kết hợp giữa sản xuất thủ công với công nghệ tiên tiến, nguyên liệu tự nhiên với nhân tạo nhằm tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

- Phát triển ngành nghề nông thôn, phải hướng tới xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm gốm, nấm rơm muối, hột vịt muối, khoai lang, ca cao, các sản phẩm đan kết, tết bện, se lõi, dệt chiếu,…được sản xuất từ nguyên liệu sẵn có tại địa phương như: sét, cát sông, lát, khoai lang, ca cao, lục bình,… và các sản phẩm phụ từ nông nghiệp.

- Phải gắn kết chặt chẽ NNNT với phát triển du lịch, trên quan điểm hỗ trợ lẫn nhau hình thành các tour - tuyến du lịch làng nghề. Đồng thời, thông qua hoạt động du lịch góp phần “thổi hồn”, làm tăng giá trị vật thể và phi vật thể của sản phẩm làng nghề, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa giàu truyền thống dân tộc mang đặc trưng của vùng Tây Nam Bộ nói chung và người dân Vĩnh Long nói riêng.

- Chú trọng đào tạo nghề cho nông dân, khai thác và phát huy nội lực, đặc biệt là nguồn lực ngay trong nông dân - nông thôn, đồng thời mở rộng liên kết, tranh thủ các nguồn lực về: vốn, công nghệ, thị trường bên ngoài,… để tạo ra các sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao.

- Phát triển ngành nghề nông thôn gắn liền với quan điểm bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống, từng bước khôi phục, phát triển các nghề và làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc đặc thù của từng địa phương thuộc tỉnh Vĩnh Long. Chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa đáp ứng xu thế mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

- Ưu tiên phát triển mạnh, tạo bước đột phá đối với một số ngành nghề được xác định là thế mạnh của tỉnh Vĩnh Long gồm: gạch - gốm, se lõi lát, dệt chiếu, nấm rơm và hàng thủ công mỹ nghệ.

- Phát triển ngành nghề nông thôn cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên, thể hiện bản sắc văn hóa của từng địa phương, tập trung chuyển đổi công nghệ, tiến hành di dời hoặc ngưng hoạt động các cơ sở ngành nghề gây ô nhiễm môi trường. Xây

Trang dựng lộ trình phát triển các sản phẩm ngành nghề, để có tác động hỗ trợ các sản phẩm có triển vọng phát triển lâu dài, xây dựng các làng nghề và các dịch vụ hỗ trợ.

I.2. Mục tiêu phát triển I.2.1. Mục tiêu chung

Phát triển ngành nghề nông thôn nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, nâng cao giá trị nguồn nguyên liệu tại chỗ, giải quyết việc làm góp phần tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Khôi phục, bảo tồn nghề truyền thống, phát triển các nghề có thế mạnh, du nhập các nghề mới, xây dựng các làng nghề, đa dạng hóa sản phẩm ngành nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, đóng góp vào tăng trưởng chung của ngành công nghiệp, tăng dần tỉ trọng CN - TTCN trong GDP, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hỗ trợ tích cực phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

I.2.2. Mục tiêu cụ thể

 Phấn đấu đạt tốc độ tăng GTSL ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long qua các thời kỳ như sau:

Giai đoạn 2010 - 2020 tăng bình quân khoảng 5,0 - 6,0%/năm. Trong đó: - Thời kỳ 2009 - 2010 tăng bình quân khoảng 5,0 - 6,0 %.

- Thời kỳ 2011 - 2015 tăng bình quân khoảng 5,0 - 5,5%. - Thời kỳ 2016 - 2020 tăng bình quân khoảng 5,0 - 6,0%.

 GTSL ngành nghề nông thôn năm 2015 gấp 1,3 - 1,5 lần và năm 2020 gấp 1,5 - 2,0 lần so với GTSL năm 2009.

 Tỷ trọng lao động tham gia ngành nghề nông thôn chiếm 9,0 - 10,0% tổng dân số nông thôn, chiếm 12,0 - 14,0% tổng dân số nông nghiệp.

 Tạo việc làm ổn định cho khoảng 65.000 lao động nông thôn, trong đó tạo việc làm mới cho khoảng 15.000 - 17.000 ngàn lao động. Nâng tỷ trọng lao động ngành nghề nông thôn chiếm khoảng 7,5 - 8,0% trong tổng lao động xã hội, góp phần giải quyết việc làm cho người dân nông thôn.

 Tỷ lệ lao động NNNT chiếm 7,0 - 8,0% tổng nguồn lao động, và chiếm khoảng 50,0 - 60,0% lao động không tham gia hoạt động kinh tế toàn tỉnh.  Tạo việc làm cho 40.000 lao động gia đình, chiếm khoảng 60,0 - 63,0% tổng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

số lao động NNNT; đặc biệt lực lượng lao động nữ chiếm khoảng 48,0 - 50,0% với khoảng 32.000 người, đây là lực lượng lao động chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động tham gia NNNT tỉnh Vĩnh Long.

 Phấn đấu thu nhập bình quân trên lao động ngành nghề đạt 1,5 - 1,7 triệu đồng/tháng vào năm 2015 và đạt 1,8 - 2,0 triệu đồng/tháng vào năm 2020.

Trang  Phát huy các yếu tố nội lực và kết hợp các yếu tố ngoại lực trên cơ sở lợi thế

của từng vùng, phấn đấu mỗi huyện thị đều có cụm công nghiệp hoàn chỉnh từng bước phát triển mỗi làng một nghề.

 Nâng tỷ trọng giá trị sản xuất NNNT trong tổng giá trị sản xuất ở khu vực nông thôn, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn Tỉnh theo hướng CNH - HĐH.

 Tăng sức quản lý nhà nước với phát triển ngành nghề nông thôn, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm ngành nghề, đáp ứng tốt nhu cầu và đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

 Sử dụng hợp lý, hiệu quả góp phần nâng cao giá trị các nguồn nguyên liệu và phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

 Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, xây dựng các làng nghề mới, làm hạt nhân cho phát triển ngành nghề. Đầu tư phát triển các nghề mới mà Vĩnh Long có thế mạnh về nguyên liệu và triển vọng thị trường.

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 (Trang 94 - 99)