Quy định về doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân 1.1..Khái niệm doanh nghiệp Theo quy định của khoản 10, Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có
Trang 1BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI 1
ĐỀ BÀI: TL.TM1.01
“Bình luận các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật Doanh
nghiệp năm 2020 về doanh nghiệp tư nhân Cho ví dụ minh họa”
Hà Nội, năm 2021
HỌ TÊN : Nguyễn Duy Anh MSSV : K19ACQ074 LỚP : K19ACQ
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 0
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 2
I Quy định pháp luật hiện hành về doanh nghiệp tư nhân 2
1 Quy định về doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân 2
1.1 Khái niệm doanh nghiệp 2
1.2 Khái niệm doanh nghiệp tư nhân 3
2 Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân 4
II Các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật Doanh nghiệp năm 2020 về doanh nghiệp tư nhân 5
1 Thành lập doanh nghiệp tư nhân 5
1.1 Điều kiện đăng ký kinh doanh 5
1.2 Hồ sơ và thủ tục đăng ký kinh doanh 7
2 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân 8
2.1 Quyền của doanh nghiệp tư nhân 8
2.2 Nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân 11
3 Quản trị và điều hành doanh nghiệp tư nhân 12
4 Giải thể và chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân 12
4.1 Giải thể doanh nghiệp tư nhân 12
4.2 Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân 13
KẾT LUẬN 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 3MỞ ĐẦU
Với tình hình kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ hiện nay, các loại hình doanh nghiệp phát triển đa dạng là một nhu cầu tất yếu của xã hội, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) đang nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý của người dân Ngày 01/01/2021, Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực thi hành, trong đó có những điều chỉnh nhất định so với Luật Doanh nghiệp năm 2014
về DNTN Để có cái nhìn toàn diện và cụ thể hơn về DNTNtheo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015,
tôi xin lựa chọn đề tài: TL TM1.01: “Bình luận các quy định của Bộ luật
dân sự năm 2015 và Luật Doanh nghiệp năm 2020 về doanh nghiệp tư nhân Cho ví dụ minh họa” để làm rõ hơn về vấn đề này
NỘI DUNG
I Quy địnhpháp luật hiện hành về doanh nghiệp tư nhân
1 Quy định về doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân
1.1 Khái niệm doanh nghiệp
Theo quy định của khoản 10, Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020
thì: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch,
được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”
Bên cạnh đó, khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng quy
định: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công
đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận”
Từ hai khái niệm trên, ta có thể hiểu doanh nghiệp là đơn vị kinh tế, được thành lập và hoạt động hợp pháp, thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua vật chất hoặc con người, trên
Trang 4cơ sở đó để đạt được mục đích về lợi nhuận, xã hội hoặc các mục đích khác của chủ doanh nghiệp.1
1.2 Khái niệm doanh nghiệp tư nhân
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về DNTN như sau:
“1 Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ
và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
2 Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào
3 Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh
4 Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần”
Từ khái niệm trên ta có thể hiểu, DNTN là một đơn vị kinh tế tổ chức sản xuất dựa trên sở hữu tư nhân về toàn bộ các tư liệu sản xuất được đưa vào sản xuất và kinh doanh DNTN hoàn toàn tự chủ, tự chịu trách nhiệm về toàn
bộ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, cụ thể như: Tự chủ về quy mô, định hướng kinh doanh, tự chủ về nguồn vốn, phân phối sản phẩm, tự lựa chọn hình thức quản lý, điều hành doanh nghiệp, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh và tuân thủ quy định của pháp luât về doanh
1
Lê Việt Đức (2020), Pháp luật về doanh nghiệp tư nhân và thực tiễn thực hiện tại thành phố Hà Nội, Luận
văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội
Trang 5nghiệp, do một cá nhân làm chủ sở hữu và chịu trách nhiệm vô hạn với các nghĩa vụ của doanh nghiệp.2
2 Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
Là một trong những loại hình doanh nghiệp được Nhà nước điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp năm 2020, do vậy, DNTN có những đặc điểm mang tính đặc trưng tiêng và những đặc điểm chung của các loại hình doanh nghiệp,
cụ thể:
- DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ: Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, chủ sở hữu DNTN là cá nhân không phân biệt
là công dân Việt Nam hay người không có quốc tịch Việt Nam Quy định mở của Luật tạo điều kiện và kêu gọi cho các chủ đầu tư nhỏ lẻ từ các quốc gia khác đầu tư thành lập doanh nghiệp, xây dựng môi trường kinh doanh, góp phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia
- DNTN không có tư cách pháp nhân: DNTN không phải là pháp nhân Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định loại hình doanh nghiệp duy nhất không có tư cách pháp nhân là DNTN Trước Luật Doanh nghiệp năm 2014
và gần nhất là Luật Doanh nghiệp năm 2020, pháp luật không quy định tư cách pháp nhân cho doanh nghiệp tư nhân cũng như công ty hợp danh với lý
do xuất phát từ việc không rõ ràng giữa quan hệ vốn góp vào doanh nghiêp và tài sản của chủ DNTN
- Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn trước khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động: Do tính chất độc lập về tài sản không có nên chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ phải chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Trách nhiệm tài sản mà chủ doanh nghiệp tư nhân phải gánh chịu không chỉ dừng lại ở việc góp vốn ban đầu của doanh nghiệp với cơ quan quản lý kinh doanh mà phải là toàn bộ
2Lê Việt Đức (2020), Pháp luật về doanh nghiệp tư nhân và thực tiễn thực hiện tại thành phố Hà Nội, Luận
văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội
Trang 6tài sản hiện có Việc chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp phải có trách nhiệm hơn đối với các khoản nợ hoặc hoặt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì bất kỳ nghĩa vụ phát sinh nào từ việc kinh doanh của doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp đều phải liên đới đến tài sản thuộc sở hữu của mình bên ngoài
- DNTN không có quyền phát hành các loại chứng khoán nào: Vốn doanh nghiệp đưa vào để vận hành các hoạt động kinh doanh được xuất phát
từ chủ doanh nghiệp, đồng thời doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm vô hạn về toàn bộ các nghĩa vụ của doanh nghiệp mà không chỉ dừng lại ở lượng vốn đã góp giống như các loại hình doanh nghiệp khác Như vậy, pháp luật doanh nghiệp quy định chủ sở hữu doanh nghiệp không được phép phát hành bất kì một loại cổ phiếu nào để huy động vốn, điều này nhằm bảo đảm DNTN luôn giữ được tính đặc trưng của một chủ sở hữu
II Các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật Doanh nghiệp năm 2020 về doanh nghiệp tư nhân
1 Thành lập doanh nghiệp tư nhân
1.1 Điều kiện đăng ký kinh doanh
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Doanh nghiệp năm 2020, để một DNTN được tiến hành thực hiện kinh doanh theo quy định thì cẩn bảo đảm những tiêu chí nhất định, cụ thể:
- Điều kiện về chủ thể đăng ký kinh doanh
DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ (người này trực tiếp đầu tư, góp vốn và tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp), các cơ quan, tổ chức không được quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân Để trở thành chủ thể đăng ký kinh doanh của DNTN thì cá nhân đó phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Khoản 3 Điều 75 Bộ luật Dân sự năm 2015 Đồng
Trang 7thời, cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh
- Điều kiện về vốn đầu tư
Để thành lập một DNTN, thì chủ doanh nghiệp không cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định về vốn tối thiểu để doanh nghiệp có thể hoạt động, trừ những trường hợp thuộc ngành nghề trong danh mục phải có vốn pháp định Tuy nhiên, một khi đã đăng ký thành lập doanh nghiệp thì bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều phải có vốn điều lệ, lượng vốn điều lệ này có thể thay đổi tăng giảm tùy theo yêu cầu của chủ DNTN Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán Chỉ trong trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ DNTN chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh
- Các điều kiện khác đối với việc đăng ký thành lập DNTN
Ngoài những điều kiện quan trọng đối với DNTN như: Chủ thể doanh nghiệp, vốn đầu tư thì các điều kiện khác cũng thể thiếu được đó là: Ngành, nghề đăng ký kinh doanh, điều kiện về tên của doanh nghiệp,… Những điều kiện này cũng là những yêu cầu mang tính bắt buộc, được sử dụng làm căn cứ
để cơ quan đăng ký kinh doanh cấp phép cho doanh nghiệp thực hiện việc kinh doanh các ngành nghề, lĩnh vực tương ứng Cụ thể:
Điều kiện về ngành nghề kinh doanh: Khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Luật
Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh
những ngành, nghề mà luật không cấm; tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh” Bộ luật
Dân sự năm 2015 và Luật Doanh nghiệp năm 2020 chia ngành nghề kinh doanh thành 3 nhóm: Nhóm ngành nghề kinh doanh tự do, nhóm ngành nghề
Trang 8kinh doanh có điều kiện (đối với nhóm ngành nghề này thì ngoài đáp ứng các yêu cầu cơ bản của một doanh nghiệp thì đòi hỏi doanh nghiệp đó phải đáp ứng những yêu cầu cao hơn về chứng chỉ và điều kiện kinh doanh nhất định trong một lĩnh vực cụ thể) và nhóm ngành nghề kinh doanh bị cấm Như vậy, thông qua đó chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn bất kỳ một ngành nghề kinh doanh nào ngoại trừ nhóm doanh nghiệp thuộc nhóm ngành nghề bị cấm, còn đối với nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật
Điều kiện về tên doanh nghiệp: Phải đáp ứng yêu cầu của khoản 1đến khoản 4 Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2020, ngoài ra, Bộ Luật Dân sự năm 2015 và Luật Doanh nghiệp năm 2020 còn nêu ra một số trường hợp cấm trong khi lựa chọn tên cho doanh nghiệp như: Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn của các doanh nghiệp đã đăng ký; không được sử dụng tên
cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mĩ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho doanh nghiệp Ngoài ra, pháp luật doanh nghiệp cũng đã cho phép doanh nghiệp được dịch tên của doanh nghiệp ra tiếng nước ngoài hoặc viết tắt, tuy nhiên, trong mọi trường hợp cũng phải thể hiện đầy đủ tên doanh nghiệp bằng tiếng Việt trên biển của doanh nghiệp đó
1.2 Hồ sơ và thủ tục đăng ký kinh doanh
Hồ sơ đăng ký kinh doanh phải bảo đảm đầy đủ các giấy tờ theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh, cụ thể: Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, bản sao giấy chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, chứng chỉ hành nghề của DNTN hoặc giám đốc doanh nghiệp nếu đối với loại
Trang 9hình kinh doanh có điều kiện, văn bản xác nhận phần vốn pháp định đối với các loại hình kinh doanh cần vốn pháp định
DNTN là loại hình doanh nghiệp được điều chỉnh bởi quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015 và Luật Doanh nghiệp năm 2020, do đóDNTN phải tuân thủ theo các trình tự, thủ tục, cách thức để thành lập một doanh nghiệp mới giống như các loại hình công ty khác
Dưới góc độ của chủ DNTN, việc đăng ký thành lập DNTN mới sẽ phải trải qua các bước: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh đến cơ quan có thẩm quyền (hồ sơ đăng ký kinh doanh phải bảo đảm đầy đủ các giấy tờ theo quy định của pháp luật); nộp lệ phí đăng ký kinh doanh; bổ sung và hoàn tất hồ sơ nếu trong trường hợp thiếu sót hoặc không đầy đủ các văn bản theo quy định của pháp luật
Dưới góc độ của các cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các thủ tục sau: Nhận hồ sơ đăng
ký kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và các điều kiện đăng ký kinh doanh; cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp hoặc thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
2 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân
2.1 Quyền của doanh nghiệp tư nhân
DNTN là loại hình doanh nghiệp được pháp luật công nhận và điều chỉnh theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Doanh nghiệp năm
2020, theo đó, DNTN có những quyền cơ bản của doanh nghiệp nói chung, tương tự như các loại hình doanh nghiệp khác, cụ thể:
- DNTN có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp: Việc trao cho doanh nghiệp nói chung và DNTN nói riêng quyền chủ
sở hữu với tài sản của mình là một trong những quy định tạo điều kiện cho
Trang 10doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường trên cơ sở tự quyết, linh hoạt đối với việc sử dụng vốn.3
- DNTN có quyền chủ động lựa chọn ngành nghề, địa bàn đầu tư, hình thức đầu tư, chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh, đồng thời, DNTN có quyền chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng: Việc kinh doanh ngành nghề gì, kinh doanh như thế nào không nhất thiết cố hữu vào đăng ký ban đầu của doanh nghiệp, mà việc này có thể thay đổi tùy theo ý chí mong muốn của chủ DNTN Theo đó, khi doanh nghiệp thay đổi loại hình kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh thì cơ quan có thẩm quyền cũng sẽ chấp nhận yêu cầu
- Ngoại trừ doanh nghiệp đang sở hữu, chủ doanh nghiệp có quyền góp vốn hoặc điều hành các doanh nghiệp khác Tuy nhiên, với một loại hình doanh nghiệp có tính đặc trưng cơ bản là sự không tác bạch giữa tài sản của chủ doanh nghiệp và tài sản doanh nghiệp, thì việc tham gia góp vốn hoặc yêu cầu góp vốn của DNTN với các doanh nghiệp khác được pháp luật quy định hạn chế một cách tối đa
- DNTN có quyền tự mình tìm kiếm khách hàng và ký kết các loại hợp đồng Đây cũng được xem như một trong những công vụ để loại hình doanh nghiệp một chủ có thể có chỗ đứng, tồn tại được trong một môi trường mà cạnh tranh trong kinh doanh tạo động lực cho các doanh nghiệp phát triển
- DNTN có quyền lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn: Chủ doanh nghiệp chỉ có quyền huy động vốn thông qua các hợp đồng vay vốn, thế chấp,… chứ không trực tiếp được phép cho chủ thể khác tham gia góp vốn dưới dạng cổ đông, thành viên góp vốn giống như các loại hình doanh nghiệp khác
- DNTN có quyền kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu: Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định cho các loại hình doanh nghiệp đều được phép
3 Khoản 2 Điều 200 Bộ Luật Dân sự năm 2015