Giáo án môn toán lớp 3 - tuần 7.
Trang 1NGUYỄN THỊ BÍCH HẢI TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH NGUYÊN 1
Ngày 16 tháng 10 năm 2006
Tuần : 7
BẢNG NHÂN 7
Tiết : 31
I Mục tiêu
Giúp HS :
- HS tự lập được và học thuộc bảng nhân 7
- Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải bài toán bằng phép tính nhân
II Đồ dùng dạy học
- Các tấm bìa có 7 chấm tròn
III Hoạt động dạy học
1 Kiểm tra bài cũ (5’)
- HS lên bảng làm bài 1, 2, 3/38
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS
2 Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn thành lập bảng nhân
- Gắn 1 tấm bìa có 7 chấm tròn lên bảng và hỏi :
Có mấy hình tròn ? - Quan sát hoạt động của GV- 7 hình tròn
- 7 hình tròn được lấy mấy lần ? - 7 hình tròn được lấy 1 lần
- 7 được lấy mấy lần ? - 7 được lấy 1 lần
- 7 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân : 7 x 1
- Gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng và hỏi : Có hai tấm
bìa, mỗi tấm có 7 hình tròn, vậy 7 hình tròn được
lấy mấy lần
- Quan sát thao tác của GV và trả lời : Hình tròn được lấy 2 lần
- Vậy 7 lấy được mấy lần ? - 7 lấy dược 2 lần
- Vì sao con biết 7 nhân 2 bằng 14 ?
(Hãy chuyển phép nhân 7 x 2 thành phép cộng
tương ứng rồi tìm kết quả)
- Vì 7 x 2 = 7 + 7 = 14 nên 7 x 2 = 14
- Hướng dẫn HS lập phép nhân 7 x 3, tương tự như
phép nhân 7 x 2 - 7 HS lần lượt lên bảng viết kết quảcác phép nhân còn lại trong bảng
nhân 7
- Y/c HS cả lớp tìm kết quả của các phép tính còn
lại trong bảng nhân 7 vào vở nháp
- GV chỉ vào bảng nói : Đây là bảng nhân 7
Các phép nhân trong bảng đều có 1 thừa số là7,
thừa số còn lại lần lượt là các số 1, 2, 3…10
- Y/c HS đọc bảng nhân 7 sau đó cho HS học thuộc
bảng nhân - Cả lớp đọc đồng thanh, sau đó tự học thuộc
- Xóa dần bảng cho HS đọc thuộc
- Tổ chức HS thi đọc thuộc - Đọc bảng nhân
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành
Bài 1
- Bài tập y/c chúng ta làm gì ? - Tính nhẩm
- Y/c HS tự làm bài
- HS đổi chéo vở để kiểm tra - Làm bài và kiểm tra bài của bạn
Bài 2
- Mỗi tuần lễ có bao nhiêu ngày ? - 7 ngày
- Bài toán y/c tìm gì ? - Số ngày của 4 tuần lễ
- Y/c cả lớp làm bài vào vở - 1 HS làm bảng, lớp làm vào vở
Tóm tắt
1 tuần lễ : 7 ngày
4 tuần lễ : … ngày ? Giải :
Cả 4 tuần lễ có số ngày là :
7 x 4 = 28 (ngày) Đáp số : 28 ngày
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS
Bài 3
- Bài toán y/c chúng ta làm gì ?
- Y/c HS tự làm bài
Trang 2- Cô vừa dạy bài gì ?
- Y/c 1 số HS đọc thuộc bảng nhân 7
- Làm bài 1, 2, 3/38 (VBT)
- Nhận xét tiết học
- 2, 3 HS
IV RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Trang 3
NGUYỄN THỊ BÍCH HẢI TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH NGUYÊN 1
Ngày 17 tháng 10 năm 2006
Tuần : 7
LUYỆN TẬP Tiết : 32
I Mục tiêu
Giúp HS :
- Củng cố việc học thuộc và sử dụng bảng nhân 7 để làm toán, Giải bài toán
- Nhận biết về tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể
II Đồ dùng dạy học
III Hoạt động dạy học
1 Kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi HS đọc thuộc bảng nhân 7
- HS lên bảng làm bài 1, 2, 3 /39
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS
2 Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành
Bài 1
a Bài tập y/c chúng ta làm gì ? - Tính nhẩm
- Y/c cả lớp tự làm vào vở - 9 HS nối tiếp nhau đọc từng phép tính
- Cho 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra
b Y/c HS tiếp tục làm phần b - 3 HS làm bảng, HS cả lớp làm vào vở
- Hỏi : Các con có nhận xét gì về kết quả, các
thừa số, thứ tự các thừa số trong 2 phép nhân 7 x
2 và 2 x 7
- Hai phép tính này cùng bằng 14 Có các thừa số giống nhau nhưng thứ tự viết khác nhau
- Vậy ta có7 x 2 = 2 x 7
- Tiến hành tương tự để HS rút ra kết luận
về các cặp tính còn lại
- Kết luận : Khi đổi chỗ các thừa số của phép
nhân thì tích không thay đổi
Bài 2
- Y/c HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính của
- Y/c HS tự làm bài - 4 HS làm bảng, lớp làm vào vở
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài - Mỗi lọ hoa có 7 bông Hỏi 5 lọ hoa
như thế có bao nhiêu bông hoa ?
- Y/c HS tự làm bài - 1 HS làm bài bảng, cả lớp làm vào vở
Tóm tắt
1 lọ : 7 bông hoa
5 lọ : bông hoa ? Giải :
Số bông hoa cắm trong 5 lọ hoa là :
7 x 5 = 35 (bông hoa) Đáp số : 35 bông hoa
- Gọi HS nhận xét bài của bạn - Nhận xét bài của bạn và tự kiểm tra
bài của mình
Bài 4
- Bài tập y/c chúng ta làm gì ? - Viết phép nhân thích hợp vào chỗ
trống
- Nhận xét, chữa bài
Bài 5
Trang 4đọc và tìm đặc điểm của dãy số này.
- Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng ngay
trước nó cộng với mấy ? - Với 7
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
- Cô vừa dạy bài gì ?
- Về ôn lại bảng nhân 7
- Làm bài1, 2, 3, 4/40 (VBT)
- Nhận xét tiết học
IV RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Trang 5
NGUYỄN THỊ BÍCH HẢI TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH NGUYÊN 1
Ngày 18 tháng 10 năm 2006
Tuần : 7
GẤP MỘT SỐ LÊN NHIỀU LẦN
Tiết : 33
I Mục tiêu
Giúp HS :
- Biết thực hiện gấp 1 số lên nhiều lần (bằng cách nhân số đó với số lần)
- Phân biệt nhiều hơn 1 số đơn vị với gấp lên 1 số lần
II Đồ dùng dạy học
- Sơ đồ vẽ sẵn vào bảng phụ như SGK
III Hoạt động dạy học
1 Kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi HS đọc thuộc bảng nhân 7
- HS lên bảng làm bài 1, 2, 3/40
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS
2 Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS thực hiện gấp 1 số
lên nhiều lần
- GV nêu bài toán
- Hướng dẫn HS tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng - Nghe hướng dẫn và vẽ vào vở
+ Vẽ đoạn thẳng AB dài 2cm, coi đây là 1 phần
+ Đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn AB, mà đoạn
thẳng AB là 1 phần, vậy đoạn thẳng CD là 3 phần
như thế Lưu ý vẽ hai đoạn thẳng có hai đầu thẳng
nhau (đầu A và đầu C thẳng cột) để tiện cho việc
so sánh giữa hai đoạn thẳng
- Y/c HS suy nghĩ để tìm độ dài đoạn thẳng CD
- Hai cách tính trên đều đúng, tuy nhiên tổng 2 + 2
+ 2 có thể chuyển thành phép nhân 2 x 3 Mà 2
chính là độ dài đoạn thẳng AB Vậy để tìm độ dài
đoạn thẳng CD gấp 3 lần đoạn thẳng AB, ta lấy độ
dài đoạn thẳng AB nhân với số lần là nhân với 3
- Tìm độ dài đoạn thẳng CD
2 + 2 + 2 = 6 (cm)
2 x 3 = 6 (cm)
- Y/c HS viết lời giải của bài toán - HS viết vào vở
- Bài toán trên được gọi là bài toán về gấp 1 số lên
nhiều lần
- Muốn gấp 2cm lên 4 lần ta làm như thế nào ? - Lấy 2 x 4 = 8 (cm)
- Vậy muốn gấp1 số lên 1 số lần ta làm thế nào ? - Ta lấy số đó nhân với số lần
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc đề bài - Năm nay em 6 tuổi, tuổi chị gấp 2 lần
tuổi em Hỏi năm nay chị bao nhiêu tuổi ?
- Năm nay em lên mấy tuổi ? - 6 tuổi
- Tuổi chị như thế nào so với tuổi em ? - Tuổi chị gấp 2 lần tuổi em
- Bài toán thuộc dạng toán gì ? - Gấp 1 số lên nhiều lần
- Y/c HS tự làm bài - 1 HS lên bảng, HS cả lớp làm vào vở
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 2
- Y/c HS đọc đề toán
- HS tự vẽ sơ đồ và giải - 1 HS làm bảng, HS cả lớp làm vào vở
- Chữa bài và cho điểm HS
Giải : Số quả cam mẹ hái được là :
7 x 5 = 35 (quả) Đáp số : 35 quả
Bài 3
- Bài toán y/c chúng ta làm gì ?
- Y/c HS đọc nội dung của cột đầu tiên
- Muốn tìm 1 số nhiều hơn số đã cho 1 số đơn vị ta
làm như thế nào ? - Ta lấy số đó cộng với phần hơn.
- Muốn tìm 1 số gấp số đã cho 1 số lần ta làm như
thế nào ?
- Y/c HS tự làm vào vở
- Chữa bài, cho điểm
Trang 6- Nhận xét tiết học
IV RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Trang 7
NGUYỄN THỊ BÍCH HẢI TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH NGUYÊN 1
Ngày 19 tháng 10 năm 2006
Tuần : 7
LUYỆN TẬP
Tiết : 34
I Mục tiêu
Giúp HS :
- Củng cố và vận dụng về gấp 1 số lên nhiều lần và về nhân số có hai chữ số với số có hai chữ số
II Đồ dùng dạy học
III Hoạt động dạy học
1 Kiểm tra bài cũ (5’)
- HS lên bảng làm bài 1, 2, 3 /41
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS
2 Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành
Bài 1
a) - 1 HS nêu y/c của bài
- Y/c HS nêu cách thực hiện gấp 1 số lên nhiều lần
và làm bài - 4 HS làm bảng, HS cả lớp làm bài vàovở
- Chữa bài và cho điểm HS - 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để
kiểm tra bài của nhau
- Y/c HS tự làm bài 12 14 35 29 44
x 6 x 7 x 6 x 7 x 6 72 98 190 203 264
- Chữa bài và cho điểm HS - 4 HS làm bảng, HS cả lớp làm vào vở - 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau Bài 2 - Gọi HS đọc đề bài - Một buổi tập múa có 6 bạn nam, số bạn nữ gấp 3 lần số bạn nam Hỏi buổi tập múa có bao nhiêu bạn nữ ? - Y/c HS xác định dạng toán, sau đó tự vẽ sơ đồ và giải bài toán -1 HS làm bảng, cả lớp làm bài vào vở
- Chữa bài và cho điểm HS Giải : Số bạn nữ của buổi tập múa là : 6 x 3 = 18 (bạn) Đáp số : 18 bạn Bài 3 - 1 HS đọc y/c của bài - Y/c HS vẽ đoạn thẳng AB dài 6cm - HS vẽ vào vở - Y/c HS đọc phần b - Muốn vẽ được đoạn thẳng CD chúng ta phải biết được điều gì ? - Bíêt độ dài của đoạn thẳng CD - Hãy tính độ dài của đoạn thẳng CD - (6 x 2 = 12 (cm)) - Y/c HS vẽ đoạn thẳng CD - HS vẽ đoạn thẳng CD * Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’) - Cô vừa dạy bài gì ? - Về nhà làm bài - Nhận xét tiết học IV RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Trang 8
Trang 9
NGUYỄN THỊ BÍCH HẢI TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH NGUYÊN 1
Ngày 20 tháng 10 năm 2006
Tuần : 7
BẢNG CHIA 7
Tiết : 35
I Mục tiêu
Giúp HS :
- Lập bảng chia 7 dựa vào bảng nhân 7
- Thực hành chia cho 7
- Áp dụng bảng chia 7 để giải bài toán có liên quan
II Đồ dùng dạy học
- Các tấm bìa, mối tấm bìa có 7 chấm tròn
III Hoạt động dạy học
1 Kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi 2 HS đọc thuộc bảng nhân 7
- HS lên bảng làm bài 1, 2, 3 /42
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS
2 Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Lập bảng chia 7
- Gắn lên bảng 1 tấm bìa có 7 chấm tròn và hỏi :
Lấy 1 tấm bìa có 7 chấm tròn Vậy 7 được lấy 1
lần được mấy ?
- Được 7
- Hãy viết phép tính tương ứng ? - 7 x 1 = 7
- Trên tất cả các tấm bìa có 7 chấm tròn Hỏi có
- Hãy nêu phép tính để tìm số bìa ? - 7 : 7 = 1
- GV viết lên bảng 7 : 7 = 1
- Gắn lên bảng 2 tấm bìa và nêu mỗi tấm bìa có 7
chấm tròn Hai tấm bìa có bao nhiêu chấm tròn ? - 14 chấm tròn
- Hãy lập phép tínhđể tìm số chấm tròn có trong
- Tại sao em lại lập được phép tính này ?
- Trên tất cả các tấm bìa có 14 chấm tròn biết mỗi
tấm bìa có 7 chấm tròn Hỏi có tất cả bao nhiêu
tấm bìa ?
- 2 tấm bìa
- Hãy lập phép tính để tìm số tấm bìa ? - 14 : 7 = 2
- Vậy 14 chia 7 được mấy lần ? - 14 : 7 = 2
- Viết lên bảng phép tính 14 : 7 = 2
- Tiến hành tương tự với 1 vài phép tính còn lại - HS quan sát và trả lời
- Y/c HS tự học lòng thuộc bảng chia 7 - HS học thuộc lòng bảng chia 7
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành
Bài 1
- Bài tập y/c chúng ta làm gì ? - Tính nhẩm
- Y/c HS suy nghỉ, tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi
cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau - HS làm vào vở, sau đó gọi HS nối tiếp nhau đọc phép tính
- Nhận xét bài của HS
Bài 2
- 1 HS nêu y/c của bài
- Y/c HS tự làm bài - 4 HS lên bảng, HS cả lớp làm vào vở
- Y/c HS nhận xét bài của bạn
- Khi đã biết 7 x 5 = 35, có thể ghi ngay kết quả 35 :
7 và 35 : 5 được không, vì sao ? - Có thể ghi ngay 35 : 7 = 5 và 35 : 5 = 7vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì
sẽ được thừa số kia
- Y/c HS giải tương tự với các trường hợp còn lại
- Nhận xét, chữa bài
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Y/c HS suy nghĩ và giải toán - HS giải vào vở, 1 HS lên bảng giải
Giải : Mỗi hàng có số HS là :
56 : 7 = 8 (HS) Đáp số : 8 HS
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS
Trang 10- Y/c HS tự giải vào vở - 1 HS lên bảng, HS cả lớp làm vở
- Nhận xét, chữa bài
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
- Về nhà làm bài 1, 2, 3/43
- Nhận xét tiết học
IV RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA BAN GIÁM HIỆU KIỂM TRA