1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu khoa học về nhà văn nguyễn minh châu

49 109 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 429 KB

Nội dung

Phần nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận 1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu đề tài 2. Những vấn đề chung về lời văn nghệ thuật 3. Khái quát về tiểu sử, sự nghiệp sáng và sự đổi mới tư duy nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu Chương 2: Một số dạng lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu 1. Lời văn trần thuật 2. Lời văn phân tích, bình luận 3. Lời văn của nhân vật Chương 3: Một số dạng phương thức thể hiện lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu 1. Sử dụng các phương thức chuyển nghĩa trong lời văn nghệ thuật 2. Sử dụng cấu trúc cú pháp trong lời văn nghệ thuật 3. Sử dụng giọng điệu trong lời văn nghệ thuật

Trang 1

MỤC LỤC

Phần mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

3 Đối tượng, khách thể nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

3.2 Khách thể nghiên cứu

4 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

5 Giả thuyết khoa học

6 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

7 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

8 Nội dung chủ yếu của đề tài

Phần nội dung

Chương 1: Cơ sở lý luận

1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu đề tài

2 Những vấn đề chung về lời văn nghệ thuật

2.1.Khái niệm lời văn nghệ thuật

2.2 Vai trò của lời văn nghệ thuật

2.3 Các phương thức thể hiện lời văn nghệ thuật

2.4 Các thành phần của lời văn nghệ thuật

3 Khái quát về tiểu sử, sự nghiệp sáng và sự đổi mới tư duy nghệ thuật trong

truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu

3.1 Về tiểu sử

3.2 Về sự nghiệp sáng tác

3.3 Sự đổi mới tư duy nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu

Chương 2: Một số dạng lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu

1 Lời văn trần thuật

1.1 Lời văn kể

1.2 Lời văn tả

1.2.1 Lời văn miêu tả thiên nhiên

1.2.2 Lời văn miêu tả nhân vật

2 Lời văn phân tích, bình luận

3 Lời văn của nhân vật

3.1 Lời đối thoại

3.2 Lời độc thoại nội tâm

Chương 3: Một số dạng phương thức thể hiện lời văn nghệ thuật trong

truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu

1 Sử dụng các phương thức chuyển nghĩa trong lời văn nghệ thuật

3334444444455566891012

121314181818202023242525273232

Trang 2

1.1 So Sánh

1.2 Biểu tượng

2 Sử dụng cấu trúc cú pháp trong lời văn nghệ thuật

3 Sử dụng giọng điệu trong lời văn nghệ thuật

3.1 Giọng điệu ca ngợi, trang trọng

3.2 Giọng điệu khắc khoải, thâm trầm và xót xa, thương cảm

3.3 Giọng điệu trào lộng, mỉa mai

3.4 Giọng điệu suy ngẫm, triết lý

Phần kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

3233353636394344474849

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn học là loại hình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ Lời văn vừa là công

cụ vừa là chất liệu cơ bản của văn học và là một trong những phạm trù quan trọngcủa lý luận văn học Lời văn nghệ thuật không đơn thuần là vấn đề hình thức bênngoài của tác phẩm mà nó còn là yếu tố bên trong bộc lộ tư tưởng và cá tính củanhà văn Những tài năng văn học lớn bao giờ cũng có lời văn nghệ thuật riêng độcđáo khiến chúng ta không thể bỏ qua hoặc xem nhẹ khi đánh giá một tác phẩm vănhọc, một giai đoạn văn học cũng như sự nghiệp sáng tác của mỗi nhà văn Vì vậy,việc nghiên cứu lời văn nghệ thuật được coi là con đường để nắm bắt thế giới nghệthuật của nhà văn một cách toàn diện và sâu sắc nhất trong nghiên cứu, phê bìnhvăn học hiện nay

Nguyễn Minh Châu là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền vănxuôi đương đại Việt Nam Ông là người kế tục xuất sắc những thành tựu của cácbậc thầy trong nền văn xuôi nước nhà và cũng là người mở đường cho những câybút trẻ tài năng sau này Trên con đường sáng tác văn học đầy gian nan, nhọc nhằn

của mình, Nguyễn Minh Châu được công luận trân trọng ghi nhận là “người mở đường đầy tài hoa và tinh anh” Các sáng tác của Nguyễn Minh Châu trước và sau

năm 1975 đã thể hiện rõ sự đổi mới về quan điểm sáng tác, tư duy nghệ thuật củamột nhà văn dày dặn kinh nghiệm và dồi dào cảm hứng nghệ thuật

Nguyễn Minh Châu có một gia tài văn học khá đồ sộ bao gồm tiểu thuyết,truyện ngắn, tiểu luận phê bình Tuy nhiên, theo đánh giá của giới nghiên cứu cũngnhư cảm nhận của chính nhà văn thì truyện ngắn mới thực sự là sở trường của ông.Những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, nhất là những sáng tác sau năm 1975

đã trở thành một hiện tượng văn học được giới sáng tác, phê bình và dư luận xã hộiđặc biệt quan tâm

Trong chương trình Ngữ văn ở nhà trường phổ thông hiện nay, truyện ngắn củaNguyễn Minh Châu được đưa vào giảng dạy ở cả hai bậc Trung học cơ sở và Trunghọc phổ thông Tác giả Nguyễn Minh Châu cũng là một nội dung trong chương trìnhđào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn ở trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang

Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Tìm hiểu lời văn nghệ thuật trong một số truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Minh Châu Đề

tài sẽ giúp giảng viên, sinh viên giải mã được một cách toàn diện và sâu sắc hơncác tác phẩm của Nguyễn Minh Châu nhằm phục vụ cho việc giảng dạy và học tậpmột cách thiết thực và hiệu quả

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Tìm hiểu một số dạng lời văn nghệ thuật và phương thức thể hiện lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Minh Châu

- Cung cấp thêm nguồn tài liệu tham khảo cho giảng viên bộ môn Ngữ vănkhi giảng dạy về nhà văn Nguyễn Minh Châu và các truyện ngắn của ông

Trang 4

- Là nguồn tài liệu tham khảo thiết thực cho sinh viên ngành Sư phạm Ngữvăn trong trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang khi tìm hiểu về tác giả NguyễnMinh Châu và truyện ngắn của ông được dạy ở trường phổ thông.

- Đề tài còn là tài liệu tham khảo dành cho tất cả các độc giả yêu mến nhà vănNguyễn Minh Châu

3 Đối tượng, khách thể nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Lời văn nghệ thuật và phương thức thể hiện lời văn nghệ thuật trong truyện ngắncủa nhà văn Nguyễn Minh Châu

3.2 Khách thể nghiên cứu

Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu giai đoạn trước và sau năm 1975

4 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Phân tích, chứng minh để làm rõ lời văn nghệ thuật và phương thức thể hiệnlời văn nghệ thuật được thể hiện trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Minh Châutrước và sau năm 1975

5 Giả thuyết nghiên cứu

Nếu nghiên cứu thành công, kết quả của đề tài sẽ giúp giảng viên, học sinh sinh viên và độc giả hiểu đúng hơn, sâu sắc hơn về lời văn nghệ thuật trong truyệnngắn của Nguyễn Minh Châu Từ đó, thấy được sự vận động đổi mới tư duy nghệ

-thuật của nhà văn

6 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài chỉ đi sâu tìm hiểu một số dạng lời văn nghệ thuật và phương thức thểhiện lời văn nghệ thuật được thể hiện trong truyện ngắn tiêu biểu của nhà vănNguyễn Minh Châu trước và sau năm 1975

7 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

8 Nội dung chủ yếu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần nội dung chính của đề tài gồm có ba chương:

Chương I: Cơ sở lý luận

Chương II: Một số dạng lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của nhà văn

Nguyễn Minh Châu

Chương III: Một số phương thức thể hiện lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn

của nhà văn Nguyễn Minh Châu

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG Chương I

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Điểm lại lịch sử nghiên cứu nhà văn Nguyễn Minh Châu cho thấy, sáng táccủa ông nói chung và truyện ngắn nói riêng đã được giới phê bình bàn bạc, nghiêncứu trên nhiều phương diện Các bài viết đã phân tích khá kỹ lưỡng những thànhcông cũng như hạn chế của Nguyễn Minh Châu trong các tập truyện ngắn Đặcbiệt, các nhà nghiên cứu chú ý tới sự vận động đổi mới của nhà văn trong tư duynghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về con người, phương thức thể hiện tạo ra mộtđộng lực mạnh mẽ trong công cuộc đổi mới văn học của đất nước Tuy nhiên vấn

đề lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu vẫn chưa được tìmhiểu tỉ mỉ, hệ thống Nó chưa thực sự trở thành đối tượng nghiên cứu độc lập củamột công trình nghiên cứu khoa học nào Phần lớn các nhà nghiên cứu mới chỉ đềcập một cách khái quát qua những ý kiến ngắn hoặc một vài mục nhỏ trong cácchuyên luận

Phong Lê cho rằng: “Đúng là Nguyễn Minh Châu là người có giọng điệu riêng, mà nói đúng hơn, anh là người đa giọng điệu Cái đa giọng điệu, cái đa thanh của cuộc đời” [7; 365] Còn Trần Đình Sử thì nhận xét: “Anh lại sành vận dụng ngôn ngữ nửa trực tiếp, dựng lại những giọng điệu khác nhau của nhân vật” [7;391].

Đỗ Đức Hiều khi nghiên cứu Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu thì cho rằng: “Tiếng người kể chuyện nhoè với độc thoại của nhân vật; độc thoại của nhân vật nhoè với đối thoại với con bò, với người đọc, với số phận, với lịch sử, với người

vô danh hay cái tuyệt đối, trở thành một dàn nhạc nhiều bè, lắm khi lộn xộn, càng thêm nhức nhối, mịt mờ như số phận của ông Khúng, của chúng ta” [7; 423].

Từ góc độ nghệ thuật trần thuật, Trịnh Thu Tuyết nhận định: “Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu đã có

sự thay đổi rõ nét trong giọng điệu trần thuật Tính chất độc thoại tôn kính của sử thi đã được thay bằng tính chất bình đẳng, đa thanh hết sức mới mẻ” [7; 106].

Sau này, Trịnh Thu Tuyết đã tổng hợp đầy đủ hơn quá trình vận động và đổi

mới trong giọng điệu trần thuật của Nguyễn Minh Châu: “Từ giọng điệu trang trọng, tôn kính đậm chất sử thi đến giọng điệu thân mật, suồng sã đời thường; từ tính đơn giọng, độc thoại đến tính chất phức điệu, đa thanh” [7; 107] Trịnh Thu

Tuyết cũng đã rất chú ý đến việc Nguyễn Minh Châu sử dụng độc thoại nội tâm để

khắc hoạ tâm lí tính cách tâm lí nhân vật trong sáng tác của nhà văn: “cả dòng độc thoại và những cuộc đối thoại trong nội tâm nhân vật đã được Nguyễn Minh Châu

sử dụng rất đắc địa để khắc hoạ tâm lí, tính cách nhân vật” [7; 206].

Trong chuyên luận Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Tôn Phương Lan đã đề cập cụ thể hơn Theo bà: “Nguyễn Minh Châu là người có biệt tài trong miêu tả cảnh sắc thiên nhiên nhuốm màu tâm trạng” [10; 177]; “thiên nhiên hiện hữu như là một nhân vật, một thực thể tâm trạng của nhân vật trong truyện” [10;

178] Tôn Phương Lan cho rằng, Nguyễn Minh Châu là người có khả năng đưangôn ngữ văn chương đến gần với ngôn ngữ của đời sống tạo nên tính biểu cảm,

Trang 6

biểu trưng nhằm nâng cấp nghệ thuật trong tác phẩm của mình Truyện của NguyễnMinh Châu sử dụng nhiều liên tưởng, so sánh Những liên tưởng, so sánh nàythường xuất hiện dưới những hình thức dân dã, độc đáo và bao giờ cũng phù hợp

với đề tài của truyện Bà đưa ra nhận xét:“Nguyễn Minh Châu là nhà văn rất có ý thức trong việc nâng cấp nghệ thuật cho ngôn ngữ tác phẩm của mình Văn ông giàu hình ảnh với từ ngữ trau chuốt, sống động và kết cấu đa dạng” [10; 183].

Như vậy, có thể thấy rằng cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứunào xem xét một cách toàn diện vấn đề lời văn nghệ thuật của Nguyễn Minh Châunói chung và lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của ông nói riêng Việc nghiêncứu mới chỉ đề cấp tới một số yếu tố riêng lẻ của lời văn nghệ thuật mà thôi

Trên cơ sở tham khảo, tiếp thu những gợi ý, định hướng quý báu trongnhững bài viết của các nhà nghiên cứu, chúng tôi tiếp tục đi sâu tìm hiểu một cáchtoàn diện, hệ thống hơn vấn đề lời văn nghệ thuật trong một số truyện ngắn củaNguyễn Minh Châu trước và sau năm 1975

2 Những vấn đề chung về lời văn nghệ thuật

2.1 Khái niệm lời văn nghệ thuật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, lời văn nghệ thuật là: “dạng phát ngôn được tổ chức một cách nghệ thuật, tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật, là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học Lời thơ, lời trần thuật, lời nhân vật, lời thoại trong kịch và các dạng của chúng đều là các bộ phận tạo thành lời văn nghệ thuật Khác với lời nói hàng ngày, lời văn nghệ thuật có tính chất cố định, tính độc lập hoàn chỉnh trong bản thân nó, có tính vĩnh viễn Tính hình tượng của lời văn nghệ thuật có được do bản chất của hình tượng tác phẩm, mọi hình tượng, cảnh vật, con người trong văn học đều muốn nói lên bằng lời văn nghệ thuật Do đó về nguyên tắc, lời văn nghệ thuật phục tùng cấu trúc hình tượng của tác phẩm, phục tùng đặc điểm của ý thức nghệ thuật, tư duy nghệ thuật và có tính tổ chức rất cao” [15; 178].

Lời văn nghệ thuật cũng là một dạng của lời nói xét theo quan điểm ngônngữ học Nhưng lời văn nghệ thuật của tác phẩm văn học khác với lời nói thôngthường Lời nói thường giải quyết các nhiệm vụ tức thời, một lần; còn lời văn nghệthuật của tác phẩm văn học không chỉ có tác dụng đó mà nó còn có vai trò trở thànhlời nói cho nhiều lần, với muôn đời Lời nói phụ thuộc vào hoàn cảnh nói, nếu táchkhỏi hoàn cảnh thì lời nói trở nên vô nghĩa Trái lại, lời văn nghệ thuật tương đốiđộc lập với hệ thống giao tiếp tự nhiên Nó có thể bị tách rời với ngữ cảnh tức thời

và tham gia vào nhiều ngữ cảnh khác Lời nói thông thường không trọn vẹn đầy đủ;còn lời văn nghệ thuật luôn luôn là hiện tượng trọn vẹn đầy đủ để tự nó có thểthuyết minh ý nghĩa của nó trong môi trường giao tiếp văn học Sự tổ chức lời nóithành lời văn nghệ thuật là để nâng lời nói lên mức nghệ thuật Nó giúp con ngườicảm thụ đời sống và lời nói một cách mới mẻ, sáng tạo

Thuật ngữ lời văn nghệ thuật, ngôn ngữ, ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ vănhọc, lời văn là những thuật ngữ có những nét tương đồng nhưng không hoàn toànđồng nhất với nhau

Trang 7

Ngôn ngữ là “hệ thống ngữ âm, những từ và quy tắc kết hợp chúng mà những người trong cùng cộng đồng người dùng làm công cụ giao tiếp với nhau”

[13; 666] Ngôn ngữ là chất liệu của tác phẩm văn học chứ chưa phải là lời vănnghệ thuật Từ ngôn ngữ đến lời văn nghệ thuật cả một quá trình lao động gian khổ,công phu của nhà văn

Ngôn ngữ nghệ thuật là "một hệ thống các phương thức, phương tiện tạo hình biểu hiện, hệ thống các quy tắc thông báo bằng tín hiệu thẩm mỹ của một ngành, một sáng tác nghệ thuật Người ta có thể nói đến ngôn ngữ ba lê, ngôn ngữ chèo, ngôn ngữ điện ảnh, cũng có thể nói đến ngôn ngữ nghệ thuật của sáng tác văn học trên cấp độ đó” [13; 185].

Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ "mang tính nghệ thuật được dùng trong văn học Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ này có ý nghĩa rộng hơn nhằm chỉ một cách bao quát các hiện tượng ngôn ngữ được dùng một cách chuẩn mực trong các văn bản nhà nước, trên báo chí, đài phát thanh, trong văn hóa, văn học và khoa học”

[15; 215]

Như vậy, các thuật ngữ ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ văn học có nội hàmrộng hơn thuật ngữ lời văn nghệ thuật Song, do ba thuật ngữ này có những nétnghĩa trùng nhau nên trong thực thế nhiều khi chúng được dùng tương đương nhau,

có thể thay thế cho nhau

Hai thuật ngữ lời văn và lời văn nghệ thuật cũng cần được phân biệt Lời vănnghệ thuật là một dạng của lời văn Do đó, phải dùng thuật ngữ lời văn nghệ thuậtmới khu biệt rõ lời văn trong tác phẩm văn học Nếu muốn dùng thuật ngữ lời văn

để thay thế lời văn nghệ thuật theo lối rút gọn thì phải đặt trong văn cảnh cụ thể

Việc phân biệt các thuật ngữ trên giúp cho người nghiên cứu lời văn nghệthuật xác định rõ đối tượng nghiên cứu của mình là ngôn ngữ mang tính toàn vẹn,

cụ thể, sinh động, có giá trị thẩm mĩ trong tác phẩm văn học chứ không phải ngônngữ trong các hoạt động giao tiếp khác hoặc ngôn ngữ với tư cách là đối tượngchuyên biệt của ngôn ngữ học

Riêng về khái niệm lời văn nghệ thuật thì mỗi thời đại có cách quan niệm

riêng Văn học cổ quan niệm“nguyên tử luận” coi bài văn là một tấm thêu do

những sợi ngôn từ dệt nên, coi tác phẩm là tập hợp các từ rời Vì thế họ cho rằng:xem xét lời văn trước hết là xem xét nghệ thuật tổ chức các đơn vị từ vựng, cú pháp

của ngôn ngữ, đặc biệt là cảm thụ lời văn nghệ thuật qua câu từ đắt, những “nhãn tự” Đến văn học hiện đại, với quan niệm hệ thống, người ta lại cảm thụ lời văn qua

các nguyên tắc nghệ thuật - thẩm mỹ của nó, thể hiện một quan niệm nghệ thuậtnhất định Từ đó, xuất hiện thêm một đơn vị nghệ thuật mới đó là giọng điệu Vớicách quan niệm mới này, chất liệu của văn học không chỉ dừng ở từ, ở câu, mà còn

là giọng, là lời “Lời văn tác phẩm văn học chẳng những biểu hiện đặc điểm cá tính, bản chất xã hội của nhân vật mà còn trực tiếp tạo nên những khái quát nghệ thuật, góp phần hình thành sắc diện, tính điệu tác phẩm, tích cực thực hiện nhiệm

vụ tối cao của tác phẩm” [11; 28].

Trang 8

Qua những phân tích trên, chúng ta có thể hiểu: Lời văn nghệ thuật là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học Lời văn nghệ thuật có tính cố định, độc lập, hoàn chỉnh và tính vĩnh viễn Lời văn nghệ thuật tạo nên hình tượng nghệ thuật của tác phẩm và thể hiện ý thức nghệ thuật, tư duy nghệ thuật của nhà văn.

2.2 Vai trò của lời văn nghệ thuật

2.2.1 Lời văn nghệ thuật là hình thức vật chất duy nhất cho sự tồn tại nội dung tác phẩm

Trong nghệ thuật, không có hình tượng nghệ thuật chung chung mà chỉ cócác hình tượng nghệ thuật gắn liền với một chất liệu cụ thể Mối quan hệ giữa hìnhtượng và chất liệu không phải là sự kết hợp bề ngoài mà là sự kết hợp thâm nhập,xuyên thấm vào nhau Chất liệu là phương thức tồn tại của hình tượng Người nghệ

sỹ ngay từ khi xây dựng ý đồ và tư duy hình tượng đã dựa hẳn trên các khả năngcủa chất liệu Chẳng hạn, nhà điêu khắc thì tư duy bằng khối, mảng, đường nét;nhạc sỹ lại tư duy bằng giọng điệu và âm sắc của các nhạc cụ Cũng như vậy, nhàvăn tư duy nghệ thuật dựa trên khả năng nghệ thuật của ngôn từ Trong tác phẩm

văn học, lời văn nghệ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng Đó là “yếu tố đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc đối với tác phẩm” [13; 148], là hình thức vật chất

duy nhất cho sự tồn tại nội dung tác phẩm Từ yếu tố trực tiếp, đầu tiên, duy nhất

ấy, người đọc có cơ sở tìm hiểu, khám phá thế giới hình tượng, tư tưởng, triết lí,chiêm nghiệm mà nhà văn gửi gắm Lời văn nghệ thuật chứa đựng trong đó cả thếgiới nghệ thuật nhà văn đã sáng tạo: từ nhân vật, cốt truyện, kết cấu đến khônggian, thời gian không có bình diện nào nằm ngoài lời văn nghệ thuật Vai trò đặc

biệt quan trọng đó đã được các nhà lý luận văn học kết luận: “Mọi hiện tượng, cảnh vật, con người đều muốn nói lên bằng lời văn nghệ thuật Lời văn nghệ thuật trực tiếp tạo nên những khái quát nghệ thuật, góp phần hình thành sắc điệu, tình điệu tác phẩm, thực hiện mục tiêu tối cao của tác phẩm” [11; 28].

Xuất phát từ quan niệm về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong tácphẩm văn học thì hình thức tác phẩm không phải là chiếc vỏ ngoài thuần túy mà làphương thức tồn tại và phương tiện biểu hiện nội dung So với các yếu tố hình thứckhác, lời văn nghệ thuật được đánh giá là yếu tố thứ nhất của hình thức tác phẩm là

“yếu tố mang tính nội dung sâu sắc và trực tiếp nhất" [6; 171] Bởi vì, cả hình

tượng nhân vật, bức tranh phong cảnh, cốt truyện, kết cấu, chủ đề, cảm hứng, quanniệm nghệ thuật về thế giới và con người chỉ được nắm bắt nhờ những hình thứccủa ngôn từ

2.2.2 Lời văn nghệ thuật mang đậm dấu ấn của thời đại và tác giả

Mỗi nhà văn đều luôn có ý thức cao trong việc lựa chọn, gọt giũa ngôn ngữdân tộc, nâng lên thành nghệ thuật Lời văn nghệ thuật là phương tiện biểu hiệntrực tiếp và rõ nét phong cách nhà văn Vì vậy, nghiên cứu lời văn nghệ thuật sẽgóp phần soi sáng thế giới nghệ thuật và phong cách nghệ thuật tác giả

Trang 9

Lời văn trong tác phẩm văn học “được tổ chức theo quy luật nghệ thuật về mặt nội dung, phương pháp, phong cách, thể loại” [13; 313], “về nguyên tắc lời văn nghệ thuật phục tùng cấu trúc hình tượng của tác phẩm, phục tùng đặc điểm của ý thức nghệ thuật, tư duy nghệ thuật và có tính tổ chức rất cao” [15; 188] Lời

văn tác phẩm cũng không phải là một ngôn ngữ trừu tượng nào Nó là hình thức tácphẩm và phải thưởng thức nó như là biểu hiện của nội dung, do nội dung quy định

về mọi mặt Vì vậy, nghiên cứu lời văn nghệ thuật phải quan tâm đến tất cả các mốiquan hệ của nó, qua giải mã hình thức ngôn từ, để chiếm lĩnh sâu sắc nội dung tácphẩm, thấy được sự thống nhất giữa lời văn nghệ thuật với tư tưởng nghệ thuật vàphong cách nhà văn

2.3 Các phương thức thể hiện lời văn nghệ thuật

Theo giáo trình Lý luận văn học thì lời văn nghệ thuật “vận dụng toàn bộ khả năng và phương tiện biểu đạt của ngôn ngữ toàn dân thuộc các bình diện ngữ

âm, từ vựng, cú pháp, các phương thức tu từ Nhà văn không chỉ sử dụng các phương tiện biểu đạt, mà còn vận dụng các hình thức ngôn từ vốn có trong kho tàng tiếng nói một dân tộc với vô vàn sắc thái nội dung của nó Ngoài ra, nhà văn cũng sử dụng vốn ngôn từ văn học đã trở thành di sản nghệ thuật dân tộc để tạo thành lời văn tác phẩm của mình Muốn hiểu được lời văn nghệ thuật, cần phải có tri thức về các phương tiện ấy” [13; 320].

Như vậy, để hiểu được lời văn nghệ thuật, chúng ta cần nắm được các đơn vịngôn ngữ sau:

2.3.1 Từ

Từ là đơn vị nền tảng của ngôn từ, bao gồm thực từ và hư từ Thực từ gồmcó: danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, số từ, là những từ chỉ sự vật, trạng thái, tínhchất của hiện thực Chức năng định danh của chúng có khả năng tạo hình cho lờivăn của tác phẩm Hư từ là những từ đóng vai trò tổ chức, liên kết lời nói như liên

từ, giới từ, ngữ khí từ Nếu mỗi thực từ mang một khách thể tinh thần, một hìnhtượng thì việc kết hợp thành nhóm từ, câu, đoạn phải được coi là sự liên kết cáchình tượng để tạo thành thế giới nghệ thuật

2.3.2 Các phương tiện ngữ âm

Các phương tiện ngữ âm như: vần, thanh điệu, cách gieo vần có tác dụngtạo hình, biểu hiện trong các trường hợp cụ thể Những từ láy, từ tượng thanh,tượng hình cũng đều có tác dụng gợi tả rất lớn

2.3.3 Các phương tiện từ vựng

Các phương tiện từ vựng đủ loại như từ đồng nghĩa, phản nghĩa, từ tục, từthanh, từ cổ, từ nghề nghiệp, từ địa phương, tiếng dân tộc ít người, tiếng nướcngoài đều là các phương tiện tạo hình và biểu hiện vô cùng quan trọng Có thể nóimỗi lĩnh vực đời sống đều có ngôn ngữ của nó, người viết văn phải đi vào thực tếđời sống để bồi bổ chữ nghĩa cho ngòi bút Sự am hiểu sâu sắc ngôn ngữ của cáclĩnh vực đời sống cho phép nhà văn nói lên tiếng nói của chúng

Trang 10

Sự giàu có về từ đồng nghĩa cũng cho phép nhà văn có thể lựa chọn từ đắtnhất, đúng nhất để miêu tả Ví dụ sự khéo dùng từ đồng nghĩa đã làm nên đặc sắctrong lời

2.3.4 Các phương tiện chuyển nghĩa

Các phương tiện chuyển nghĩa của từ như hoán dụ, ẩn dụ, so sánh ví von,mỉa mai, tượng trưng, nhân hóa, phúng dụ, biểu trưng, chơi chữ lại có vai trò rấtlớn trong việc tạo thành sức biểu hiện của lời văn nghệ thuật Chức năng chung củacác phương thức chuyển nghĩa là làm hiện lên sự vật, hiện tượng trong các tươngquan ý nghĩa khác nhau

2.3.5 Các phương tiện cú pháp

Các phương tiện cú pháp như: câu đồng nghĩa, câu cảm thán, câu nghi vấn,các loại câu phức, câu rút gọn cũng có ý nghĩa rất quan trọng để tạo thành câuvăn nghệ thuật

Như vậy, toàn bộ các phương tiện biểu đạt của ngôn ngữ đều có thể trở thànhphương tiện của lời văn nghệ thuật Tuy nhiên, ở mỗi tác giả, tác phẩm văn học cácphương tiện trên được vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo để mang lại hiệu quảnghệ thuật chung

2.3.6 Giọng điệu

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: “Giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm, là một phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm văn học Nếu như trong đời sống, ta thường chỉ nghe lời nói nhận ra con người thì trong văn học, giọng điệu giúp chúng ta nhận ra tác giả Có điều giọng điệu ở đây không giản đơn là một tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù để nhận ra người nói,

mà là một giọng điệu mang nội dung tình cảm, thái độ, ứng xử trước các hiện tượng đời sống” [15; 225].

Giọng điệu có cấu trúc của nó Xét lời văn trong quan hệ với các chủ đề thì ta

có giọng điệu cơ bản Xét lời văn trong quan hệ với người đọc ngoài văn bản thì ta cóngữ điệu Sự thống nhất của hai yếu tố này tạo ra giọng điệu Nền tảng của giọng điệu

là cảm hứng chủ đạo của nhà văn V Bêlinxki từng nói: "Cảm hứng là một sức mạnh hùng hậu Trong cảm hứng nhà thơ là người yêu say tư tưởng, như yêu cái đẹp, yêu một sinh thể, đắm đuối vào trong đó và anh ta ngắm nó không phải bằng lý trí, lý tính, không phải bằng tình cảm hay một năng lực nào đó của tâm hồn, mà là bằng tất cả sự tràn đầy và toàn vẹn của tâm hồn mình Nếu cảm hứng là cao cả thì giọng điệu là cao

cả, nhà văn sẽ sử dụng các từ cao cả, to lớn, những từ ngữ cổ kính có âm hưởng biểu hiện thống thiết, về cú pháp sẽ sử dụng các câu hỏi, câu cảm thán, câu mệnh lệnh các hình thức đó thể hiện niềm tin, khát vọng, ý chí của tác giả" [22; 157].

Tóm lại, giọng điệu là nét khu biệt giữa nhà văn này với nhà văn khác, là

“tiếng nói riêng” không lẫn với ai, là yếu tố để xác định tài năng văn học Một nhàvăn tài năng phải là một nhà văn biết chọn một giọng điệu sinh động và phù hợpvới tác phẩm, phải biết tạo ra một giọng điệu chủ âm cho tác phẩm nói riêng vàtoàn bộ sáng tác của mình nói chung

Trang 11

2.4 Các thành phần của lời văn nghệ thuật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: “Thành phần cơ bản của lời văn nghệ thuật là lời gián tiếp (của người trần thuật, người kể chuyện), là lời trực tiếp (của nhân vật), được tổ chức theo cách thức hoạt động giao tiếp (lời đối thoại, lời độc thoại) và theo loại hình nghệ thuật (tự sự, trữ tình, kịch), cách tư duy nghệ thuật (lãng mạn, hiện thực, tượng trưng ), loại hình văn hóa nghệ thuật (dân gian, thành văn), ý thức nghệ thuật (một giọng, hai giọng, nhiều giọng, mức độ đa nghĩa, ), phong cách nhà văn ” [15; 188].

Theo các tác giả giáo trình Lý luận văn học thì: “Trong văn học tự sự, lời gián tiếp đóng vai trò chủ đạo Lời trực tiếp được tác giả lựa chọn, đưa vào cấu trúc trần thuật những chỗ cần thiết” [13; 330] Tuy nhiên, sự phân biệt lời trực tiếp

và lời gián tiếp không phải là tuyệt đối Trong nhiều trường hợp, chúng hòa trộnvào nhau Trong lời trực tiếp có yếu tố gián tiếp, trong lời gián tiếp có yếu tố trựctiếp

và là một dòng lời nói liên tục dày đặc, không hề bị ngắt quãng bởi những lời nóicủa người khác

Lời độc thoại nội tâm là lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thểhiện trực tiếp quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ củacon người trong dòng chảy trực tiếp của nó Trong văn xuôi, độc thoại nội tâm làmột biện pháp bộc lộ những cảm xúc, ý nghĩ thầm kín Bởi vì, trong ý nghĩ conngười tỏ ra tự do hơn là trong lời nói Ví dụ như Nguyễn Du muốn lột tả tâm trạngcủa Kiều trong cái đêm đầu tiên theo Mã Giám Sinh, khi còn một mình trong căn

phòng trọ nàng đã nghĩ:“Biết thân đến bước lạc loại - Nhị đào thà bẻ cho người tình chung” [5; 50].

Sang thế kỷ XX, độc thoại nội tâm cực kỳ đa dạng về hình thức và chức

năng Theo Tamara Môtưliôva thì độc thoại nội tâm “bao gồm lời nói không phát ra lời của nhân vật; lời nửa trực tiếp, nơi tác giả nhân danh mình, nhưng lại nắm bắt từ ngữ và ngữ điệu của nhân vật, và lời độc thoại nội tâm trong đó tiếng nói nhân vật dường như được tách ra làm hai tiếng nói tranh cãi nhau;

và hàng loạt lời suy luận chặt chẽ, của những ý nghĩ mù mờ hỗn loạn Tất cả những hình thức đó giúp cho tiểu thuyết tái hiện một cách chân thực, không giản lược toàn bộ thế giới tâm hồn, trí tuệ của con người ngày càng phức tạp, thường là mâu thuẫn” [14; 228].

Trang 12

Như vậy, độc thoại nội tâm vừa có thể là lời trực tiếp vừa có thể là lời giántiếp dùng để trần thuật Phạm vi của nó bao gồm cả lời nửa trực tiếp Nhiều tác giảphương Tây đồng nhất độc thoại nội tâm với dòng ý thức Cái mới của độc thoạinội tâm theo họ là nó được trình bày dưới hình thức hỗn độn, chủ quan, nó tái hiệncái dòng liên tục của ý nghĩ xuất hiện trong tâm hồn nhân vật theo trật tự mà nóxuất hiện Trong độc thoại nội tâm hiện đại, chủ đề lời nói luôn thay đổi, ngắtquãng, nối tiếp và trong dòng chảy ý thức đó, nhiều khi tác giả không đánh dấu câu

và viết liên tục hàng trang dài

Lời đối thoại là lời trong cuộc giao tiếp song phương, nó xuất hiện như là

một phản ứng đáp lại lời nói trước, “là sự giao tiếp qua lại (thường là giữa hai phía) trong đó sự chủ động và sự thụ động được chuyển đổi luân phiên từ phía này sang phía kia (giữa những phía tham gia giao tiếp); mỗi phát ngôn đều được kích thích bởi phát ngôn có trước và là sự phản xạ lại phát ngôn ấy” [1;130].

2.4.2 Lời gián tiếp

Lời gián tiếp là lời văn đảm đương chức năng trần thuật, giới thiệu, miêu tả,bình luận con người, sự kiện, phân biệt với lời trực tiếp được đặt trong ngoặc képhoặc sau gạch đầu dòng Lời gián tiếp là lời của người trần thuật, người kể chuyện.Đây là cách gọi ước lệ để chỉ chức năng trần thuật của lời văn, dù là lời kể theongôi thứ nhất

Lời gián tiếp là một hiện tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều dạng thức nhưsau:

- Lời kể một giọng: là lời kể hướng tới sự vật nhằm tái hiện, giới thiệu về nó.Đây là loại lời kể đơn giản nhất và cổ xưa nhất

- Lời kể nhiều giọng: là lời kể hướng vào tái hiện đối tượng lại vừa đối thoạingầm với người khác ngoài đối tượng, hoặc đối thoại ngầm với chính đối tượng.Đây là loại lời phát triển nhất và phong phú nhất, bao gồm các dạng chủ yếu sau:

+ Lời văn nhại: là lời nói bằng giọng người khác có đưa vào một khuynhhướng nghĩa đối lập hẳn với khuynh hướng của người đó Người ta gọi đây là lời

+ Lời kể theo ngôi thứ nhất, xưng “tôi”: M Bakhtin xếp loại lời này vàodạng hai giọng đồng hướng, vừa là lời trực tiếp vừa mang chức năng gián tiếp Nhàvăn mượn tính trực tiếp như một điểm nhìn trần thuật Lời này mang lại chất trữtình, khả năng tự bộc bạch, tự phân tích Lời này có một điểm nhìn mang quanniệm đặc biệt Lời kể ngôi thứ nhất có thể được kịch hóa Người kể không chỉ kể

mà còn đóng vai trò nào đó

Trang 13

Tóm lại, lời văn nghệ thuật là một thành phần quan trọng trong tác phẩm vănhọc Việc tìm hiểu lời văn nghệ thuật sẽ giúp nhóm nghiên cứu đề tài có cơ sở lýluận đúng đắn để tìm hiểu lời văn nghệ thuật trong một số truyện ngắn của NguyễnMinh Châu.

3 Khái quát vài nét về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác và truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu

3.1 Về tiểu sử

Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn hàng đầu của nền văn họcViệt Nam hiện đại Là cây bút văn xuôi có đóng góp xuất sắc cho văn học thời kìkháng chiến chống Mĩ Ông là một trong số những người đầu tiên mở đường chocông cuộc đổi mới văn học Việt Nam thời kì từ sau 1975

Nguyễn Minh Châu sinh ngày 23 tháng 10 năm 1930 trong một gia đìnhnông dân khá giả ở Nghệ An Là con út trong một gia đình có sáu anh chị em,Nguyễn Minh Châu được gia đình tạo điều kiện học hành khá chu đáo Ông học ởquê rồi vào Huế học tiếp Đầu năm 1945 khi Nhật đảo chính Pháp thì trở về quê thi

đỗ bằng Thành Chung Những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp thì NguyễnMinh Châu tiếp tục học trung học trong vùng kháng chiến Đầu năm 1950, khi đang

là học sinh chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng ở Nghệ An, Nguyễn MinhChâu tình nguyện vào quân đội Sau đó, ông được điều động về Cục Văn hóa quânđội, rồi làm biên tập, làm phóng viên cho tạp chí Văn nghệ quân đội Tại đây,Nguyễn Minh Châu bắt đầu viết văn và cho in những truyện ngắn đầu tay, nhưngchưa gây được sự chú ý Sự nghiệp văn học của Nguyễn Minh Châu chỉ thật sự

được khẳng định trong thời kì kháng chiến chống Mĩ với hai cuốn tiểu thuyết Cửa sông và Dấu chân người lính Nguyễn Minh Châu có nhiều chuyến đi thực tế

chiến trường, từ Quảng Bình, Vĩnh Linh đến đường 9 Nam Lào và đặc biệt là chiếntrường Quảng Trị - nơi diễn ra nhiều chiến dịch hết sức quyết liệt trong cuộc khángchiến chống Mĩ Là nhà văn quân đội, Nguyễn Minh Châu đã phản ánh kịp thờinhững hình ảnh sinh động của cuộc chiến đấu và hình tượng cao đẹp của những conngười Việt Nam thuộc nhiều thế hệ Đồng thời, nhà văn cũng phát hiện và suyngẫm về nhiều vấn đề của đời sống xã hội Thân phận con người ngay trong chiếntranh được ông ghi lại trong các trang sổ tay và sau này đã trở thành những vấn đềchủ đạo trong sáng tác thời hậu chiến của chính ông

Ngay sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu sớm nhận ra hạn chế của nền vănhọc thời chiến tranh và thầm lặng nhưng dũng cảm, kiên định tìm kiếm con đường

đổi mới sáng tác của mình Hai cuốn tiểu thuyết xuất bản năm 1977: Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà đã đem lại một sắc diện mới trong sáng tác của nhà văn.

Những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu nửa đầu những năm 1980 thực sự lànhững tìm tòi mới, với cái nhìn mới về hiện thực và con người, khiến ông trở thành

một trong những người mở đường "tinh anh và tài năng" nhất của công cuộc đổi

mới văn học Nhưng số mệnh nghiệt ngã với căn bệnh hiểm nghèo ung thư máu đãkhiến hành trình sáng tạo của Nguyễn Minh Châu phải đột ngột dừng lại khi vừa

Trang 14

đạt tới độ chín của tài năng Ngày 23 tháng 01 năm 1989 Nguyễn Minh Châu trúthơi thở cuối cùng tại Viện Quân y 108 Hà Nội, sau một năm chống chọi với bệnhtật Ông để lại nhiều dự định sáng tác còn đang ấp ủ Tác phẩm cuối cùng truyện

vừa Phiên chợ Giát được hoàn thành ngay trên giường bệnh trước đó không lâu.

3.2 Về sự nghiệp sáng tác

Hành trình văn học của Nguyễn Minh Châu khởi đầu bằng truyện ngắn Sau một buổi tập (1960) và con đường văn học của Nguyễn Minh Châu trải dài gần 30

năm với hai giai đoạn chính là trước và sau năm 1975

Trước năm 1975, trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn MinhChâu đã dành trọn vẹn nửa đời văn của mình đi sâu, khám phá, phản ánh nhữngvấn đề thời sự nóng bỏng trong mảng hiện thực chiến tranh và người lính cáchmạng Đó là những con người ngập tràn tình cảm lãng mạn, trẻ trung, tươi tắn như

Lãm, Nguyệt (trong Mảnh trăng cuối rừng), cô gái mang “niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống” [4; 95], niềm tin ấy “như sợi chỉ xanh óng ánh, bao nhiêu bom đạn dội xuống, cũng không đứt, không thể nào tàn phá nổi” [4; 95] Đó là Kinh, Lữ, Khuê, Cận, Lượng … (trong Dấu chân người lính) Họ là những viên ngọc sáng ngời đẹp

đẽ - tiêu biểu cho tầng lớp thanh niên thời ấy với vẻ đẹp mang đậm chất sử thi vàanh hùng Cách mạng

Sau năm 1975, Miền cháy là tác phẩm đánh dấu bước chuyển mình của

Nguyễn Minh Châu từ chủ nghĩa hiện thực lãng mạn Cách mạng và cảm hứng sửthi bước sang chủ nghĩa hiện thực Bằng sự thôi thúc của lương tâm và trách nhiệm,Nguyễn Minh Châu lại cùng dân tộc bước vào cuộc chiến đấu mới - cuộc chiến đấucho quyền sống của con người Và có thể thấy sự đổi mới này trên mảng hiện thựcquen thuộc nhất của ngòi bút nhà văn Nguyễn Minh Châu - Chiến tranh cách mạng

và người lính Theo hướng tiếp cận hiện thực mới mẻ này, sáng tác của NguyễnMinh Châu đã góp phần phát hiện ra những quy luật vận động sâu kín của đời sốngnhân sinh thế sự và đạt tới một chiều sâu nhân bản mới

Trong sự nghiệp sáng tác kéo dài ba thập kỷ (1960 - 1989), ông để lại 13 tậpvăn xuôi và một tiểu luận phê bình Các tác phẩm chính của ông là Cửa sông(tiểu

thuyết, 1966), Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn, 1970), Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972), Miền cháy (tiểu thuyết, 1977), Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977) Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (truyện ngắn, 1983), Bến

quê (truyện ngắn, 1985), Mảnh đất tình yêu (tiểu thuyết, 1987), Cỏ lau (truyện vừa,

1989)

Nhưng sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Minh Châu không chỉ được ghi dấu ởphần sáng tác, mà ngay trong lĩnh vực phê bình, người ta cũng nhớ đến ông với tưcách là người đầu tiên khuấy động sự tĩnh lặng hàng bao nhiêu năm của một nền

văn học thời chiến bằng bài tiểu luận Viết về chiến tranh đã làm xôn xao dư luận một thời Và văn học thời kỳ đổi mới đã ghi nhận bài viết Hãy đọc lời ai điếu cho

một giai đoạn văn nghệ minh hoạ của ông là hiện tượng đặc sắc của một nhân cách

Trang 15

dũng cảm và trung thực Đó là cảm quan nhạy bén của một nghệ sỹ đã nhận thứcđược sự tất yếu của tiến trình văn học.

3.3 Sự đổi mới tư duy nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu

Là con đẻ của cách mạng và những cuộc chiến tranh lớn, văn học Việt Namtrước năm 1975 không thể không mang những đặc điểm của một nền văn học thờichiến Chiến tranh và cách mạng bao giờ cũng có nhu cầu đặt lên trên hết vấn đềdân tộc, cộng đồng và lịch sử Gắn bó với vận mệnh của Tổ Quốc Trước 1975, nềnvăn học của chúng ta về cơ bản là nền văn học sử thi Chưa bao giờ, những hìnhtượng tập thể, hình tượng Tổ Quốc, nhân dân, và những hình tượng tiêu biểu chonhân dân, cho Tổ Quốc hiện lên trong văn học rực rỡ và đẹp đẽ như thế! Cũng chưabao giờ, cái tình của con người đối với Tổ Quốc, với nhân dân, tình đồng chí, đồngđội… được văn học thể hiện sâu sắc và cảm động như thế! Trong những thành tựu

chung ấy có phần đóng góp của Nguyễn Minh Châu Cửa sông, Dấu chân người

lính, Lửa từ những ngôi nhà là những trang viết hào sảng về những ngày hào hùng

bậc nhất trong lịch sử dân tộc

Nhưng văn học bao giờ cũng là kết quả của sự tác động qua lại giữa cáckhuynh hướng tư tưởng của xã hội đương thời, trong đó khuynh hướng vận độngcủa đời sống nhân dân gắn liền với trình độ tự nhận thức của nhà văn giữ vai tròquyết định Sau năm 1954, đặc biệt từ những năm sáu mươi, bên cạnh chiến tranh,nền văn học của chúng ta còn phát triển trong những điều kiện của một cơ chế quản

lí quan liêu - bao cấp Trong cơ chế ấy, khi ý thức cá nhân tan biến vào ý thức cộngđồng, bị ý thức cộng đồng lấn át, văn học khó tránh khỏi sự bao cấp về phươngdiện tư tưởng Quá trình trói buộc văn chương của một cơ chế vì thế đã nhanhchóng biến thành quá trình tự trói buộc của văn chương Cho nên, từ những nămsáu mươi, văn học Việt Nam đã có xu hướng phát triển theo con đường quy phạmhoá, chuẩn mực hoá những cách tân nghệ thuật được định hình ở giai đoạn trước

đó, chứ không thể đi lên theo hướng thường xuyên phủ định biện chứng nhữngcách tân nghệ thuật ấy Bệnh sơ đồ, công thức, sự hình thành của chủ nghĩa đề tàitrong sáng tác, thói quen một chiều ngợi ca tất cả những gì thuộc xã hội ta, nhândân ta… là những biểu hiện cụ thể của khuynh hướng trên

Lấy văn chương làm sự nghiệp đời mình, Nguyễn Minh Châu khát khaosáng tạo Nhưng thuyền văn của ông không thể bơi ngược sông văn của thời đại.Nhiều tác phẩm của ông vì thế chứa đựng cả chân lí lẫn những lầm lạc của lịch sử

Có thể dễ dàng chỉ ra tư tưởng của thời đại qua Cửa sông, Dấu chân người lính, Lửa từ những ngôi nhà Cũng có thể nhận thấy ở đây những phẩm chất văn

chương của một tài năng độc đáo Đó là năng lực quan sát tinh tế, là ngòi bút giàuchất thơ và một tấm lòng đôn hậu rộng mở Nhưng thật khó chỉ ra, đâu là tư tưởngnghệ thuật riêng của những tác phẩm ấy so với tư tưởng chung của cộng đồng.Nguyễn Minh Châu am hiểu kì lạ đời sống của những người lính và đời sống nôngdân Việt Nam, nhất là đời sống ở giải đất miền Trung, quê hương ông Có thể bắtgặp những âm trầm, nốt lặng khi ngòi bút của ông chạm vào cuộc sống nghèo khó,

Trang 16

lam lũ và thầm lặng của người nông dân Ngòi bút ấy đôi khi cũng đã chạm tới cáilôgic nghiệt ngã của chiến tranh làm rung lên những nốt bi kịch thực sự của cuộcđời người lính Nhưng nó chỉ vang lên rụt rè rồi câm lặng giữa lúc bản đại hợpxướng tụng ca đang ở phút cao trào.

Điều đáng quý là Nguyễn Minh Châu sớm nhận ra giá trị đích thực của thứvăn chương ca tụng một chiều Ông lại là một nhà văn luôn sẵn sàng thích nghi vớimọi thứ lý luận, luật lệ để cầm bút một cách suôn sẻ, bình thản Cho nên, NguyễnMinh Châu từng nhiều năm trăn trở, giằng xé trong tấn bi kịch đánh mất bản thâncủa những nhà văn tài năng và tâm huyết Sau này, trong không khí dân chủ, cởi mởcủa những ngày đổi mới, Nguyễn Minh Châu tâm sự rằng mỗi khi cầm bút, nhà văn

“vừa muốn phô diễn tư tưởng, chõ miệng ra giữa hai hàng chữ để cảnh tỉnh với đời một cái gì đó tiên cảm thấy trong đời sống, nhưng lại muốn giấu đi, gói trong bao lần lá, rào nó sau bao tầng chữ, văn chương gì mà viết một câu trung thì phải viết một câu nịnh? Hèn! Hèn chứ! Nhà văn nước mình tận trong tâm can ai mà chẳng thấy mình hèn? Cái sợ nó làm mình hèn” [14; 145] Phải có cả lương tri lẫn dũng

khí, nhà văn mới dám phơi bày những gì mà người khác cứ muốn giấu đi như thế

Không phải ngay từ đầu, những sáng tác đổi mới của Nguyễn Minh Châu đãđược giới văn nghệ chấp nhận dễ dàng Có ý kiến xếp sáng tác của Nguyễn Minh

Châu vào loại “hiện thực xã hội chủ nghĩa một nửa” Phản ứng ấy là tất yếu Sau

năm 1975, trên cái nền chung của văn học Việt Nam, khi nó đang vận động theoquán tính của giai đoạn trước đó, sự tự đổi mới diễn ra ở Nguyễn Minh Châu tuy

âm thầm, chậm chạp, nhưng hết sức mạnh mẽ, càng về sau càng trở nên kiên quyết

và triệt để Giờ đây, mỗi tác phẩm của ông viết ra cứ y như là để đối chứng lại một sự đối chứng đầy ý thức - với một quan niệm, một cách nhìn cũ nào đấy Chonên, hầu hết các sáng tác sau này của Nguyễn Minh Châu đều mang tính luận đề

-Luận đề không chỉ là chủ âm riêng của truyện ngắn mang tên Một lần đối chứng Đem hệ thống hoá những vấn đề Nguyễn Minh Châu đặt ra qua Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Hương và Phai, Bến quê, Khách ở quê ra, Mẹ con chị Hằng, Sống mãi với cây xanh, Mảnh đất tình yêu…, ta sẽ thấy nhà văn đã tiến hành một

cuộc tổng “đối chứng” với rất nhiều những quan niệm bảo thủ, phiến diện, lệch lạc

về cuộc đời, con người, về văn chương, nghệ thuật từng có thời thống trị trong ýthức xã hội, nhất là trong đời sống văn chương Sự thật nghiệt ngã được mô tả

trong Chiếc thuyền ngoài xa đã xua tan làn khói lãng mạn phủ lên hình ảnh từ lâu

trở nên quen thuộc về một ngư phủ dưới cánh buồm mờ ảo lúc ban mai đang lên

trên không gian xa rộng của biển cả Cùng với Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn

Minh Châu còn hàng loạt tác phẩm chứa đựng cái ý nghĩa rộng lớn, sâu xa: nókhiến người ta giật mình nếu quen nghĩ rằng, cuộc đời đã hết đau thương, nó khơigợi người cầm bút nên nhìn kĩ vào những gì ẩn sau vẻ đẹp điền viên bề ngoài đểnhớ tới trách nhiệm của người nghệ sĩ trước cuộc sống, trước con người Với

Khách ở quê ra, Sống mãi với cây xanh, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam,

Nguyễn Minh Châu đặt lại vấn đề “động trời”, vấn đề về khả năng tiếp nhận chủ

Trang 17

nghĩa xã hội ở một nước nông nghiệp lạc hậu, đặc biệt là của người nông dân gia

trưởng Bến quê, Hương và Phai toát lên nhiệt tình phủ định cả cái quan niệm xem

con người là trò chơi nghiệt ngã trong bàn tay của số phận, hoàn cảnh, lẫn quan niệm

về sức mạnh toàn năng, bất khả chiến thắng của con người Một lần đối chứng đặt lại

vấn đề về sức mạnh khủng khiếp của của tính ác và tính thiện gắn liền với phần

“con” và phần “người” trong bản tính của con người Nhìn chung, Nguyễn MinhChâu không chấp nhận những quan niệm sơ lược, giản đơn về con người và cuộcđời Không phải ngẫu nhiên, sự phát triển của tính cách, tình tiết và cốt truyện trong

hàng loạt tác phẩm như Hương và Phai, Mẹ con chị Hằng, Bức tranh, Người đàn bà

trên chuyến tàu tốc hành, Dấu vết nghề nghiệp, Bến quê đều có khuynh hướng

trượt ra ngoài những mô hình, những khuôn mẫu có sẵn trong mấy mươi năm vănhọc của chúng ta Trên cơ sở “đối chứng” với những khuôn mẫu ấy, Nguyễn MinhChâu đã mang đến cho người đọc một hệ thống quan niệm mới mẻ về con người vàcuộc đời mà nền tảng của nó là chiều sâu của một triết học nhân bản

Trước tình trạng đạo đức xã hội ngày một xuống cấp nghiêm trọng, NguyễnMinh Châu đã xác định cho mình một vị trí chiến đấu vô cùng kiên định Đó là vịtrí của người trợ thủ đắc lực cho cái thiện trong cuộc đấu tranh giằng co, nhiều khikhông ngang sức với cái ác Từ đáy sâu tấm lòng đôn hậu của nhà văn, luôn luôncháy lên một niềm tin thiết tha vào con người và sức mạnh bất diệt của những giá

trị nhân bản Ông nói: “Mỗi con người đều chứa đựng trong lòng những nét đẹp

đẽ, kì diệu đến nỗi cả một đời người cũng chưa đủ nhận thức, khám phá tất cả những cái đó” [4; 121] Cho nên, với Nguyễn Minh Châu, sáng tác nghệ thuật cũng

có nghĩa là đi “tìm cái hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn con người” Ngay cả

khi mô tả cái ác, trực tiếp chống lại cái ác xã hội, tác phẩm của ông vẫn cứ là sựkhơi gợi, thức tỉnh lương tri Ta hiểu vì sao, sáng tác của Nguyễn Minh Châu vừathấm nhuần tinh thần tự nhận thức và ý nghĩa khai sáng, lại vừa có khuynh hướng lítưởng hoá, lãng mạn hoá vẻ đẹp tình người và những câu chuyện tình đời

Sức hấp dẫn trên những trang viết của Nguyễn Minh Châu chính là chất thơ

và chiều sâu triết học mà nhờ đó nhà văn hiện lên với đầy đủ tầm cỡ của nhà nghệ

sĩ - nhà tư tưởng Nhưng bài học thấm thía ông để lại trước lúc ra đi còn sâu sắchơn nhiều: để trở thành nhà nghệ sĩ - nhà tư tưởng trong công cuộc đổi mới hômnay, nhà văn buộc phải chấp nhận sự đớn đau để cắt bỏ trên thịt da, gạn chắt trongmáu tuỷ tất cả những gì đang làm phương hại cho một cơ thể cường tráng

Có thể khẳng định: nhà văn Nguyễn Minh Châu - người mở đường xuất sắccho Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, người đã “đi được xa nhất” trong cao tràođổi mới của Văn học Việt Nam đương đại Nói như nhà văn Nguyễn Khải, sau này

đã có người đứng trên vai ông để mà to lớn hơn, nhưng vị trí tiên phong và nhữngcống hiến có tính chất khai phá của ông là không thể phủ nhận Nguyễn Minh Châu

đã để lại cho chúng ta bài học có ý nghĩa chung nhất đó là: tư duy nghệ thuật dù cóđổi mới đến đâu đi chăng nữa thì cũng không thể vượt ra ngoài các quy luật củachân - thiện - mĩ, quy luật nhân bản

Trang 18

Chương II MỘT SỐ DẠNG LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN

CỦA NGUYỄN MINH CHÂU

Cùng với sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật, lời văn nghệ thuật trong truyệnngắn của Nguyễn Minh Châu cũng có sự chuyển biến rõ rệt Nếu như trước năm 1975,lời văn có tính đơn giọng, mang âm hưởng của sự khẳng định, ngợi ca, thì sau 1975,lời văn đã có sự đa dạng hóa, cá thể hóa, tinh tế và công phu hơn nhiều Đó là kết quảcủa quá trình sáng tạo nghệ thuật không mệt mỏi của nhà văn Nguyễn Minh Châu

1 Lời văn trần thuật

1.1 Lời văn kể

1.1.1 Đặc điểm lời văn kể

Lời văn trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu mang đậm chất trữ tình, nóthường hướng đến tâm trạng, dòng ý thức của nhân vật hơn là hướng tới sự kiện Lờivăn kể tập trung xoáy sâu vào những trăn trở, dằn vặt, những nuối tiếc, xót xa củanhân vật hơn là đuổi theo mạch sự kiện Đặc điểm này có phần giống với lời văn củaNam Cao Lời văn kể của Nguyễn Minh Châu bộc lộ rất rõ thái độ chủ quan củangười kể chuyện Chúng ta thấy thấm đẫm trong mỗi lời kể là tình cảm, sự đánh giácủa người kể chuyện đối với nhân vật, sự việc được kể lại Đặc điểm này bộc lộtrong hầu hết truyện ngắn Nguyễn Minh Châu cả trước và sau năm 1975

Lời văn kể của Nguyễn Minh Châu ngày càng mang đậm tính tranh biện đốithoại Lời kể hướng trực tiếp đến người đọc, lôi kéo người đọc cùng tham gia vàocâu chuyện Có khi là những cuộc đối thoại trong ý thức của người kể chuyện hoặcđối thoại trong dòng độc thoại nội tâm Chính tính tranh biện, đối thoại này của lờivăn kể đã khiến cho người đọc sau khi đọc xong cứ phải tiếp tục suy nghĩ, trăn trở

về những điều mà tác phẩm đặt ra Đây cũng chính là biểu hiện của tính hiện đạitrong lời kể của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu

1.1.2 Các dạng lời văn kể

1.1.2.1 Dạng lời kể nửa trực tiếp

Đây là lời của người kể chuyện nhưng ý thức, ngữ điệu là của nhân vật.Dạng lời kể này trong văn Nguyễn Minh Châu càng về sau càng tinh tế, công phu.Trong nhiều trường hợp, người kể chuyện đã hoá thân vào suy nghĩ, tâm trạng, tìnhcảm của nhân vật, lời của người kể chuyện “nhoè” với lời của nhân vật Như lời

của người kể chuyện “nhoè” vào lời của lão Khúng trong Phiên chợ Giát, khi dòng

trần thuật đang kể về việc lão Khúng hằn học tra khảo kẻ nào đã giết con bò của

lão: “Ai? Ai đã giết con khoang nhà lão ( ) Lão nào? Thằng già chết tử chết tiệt nào ?” [2; 570], thì lời người kể chuyện xen vào để trả lời và buộc tội cho lão:

“Thì lão chứ ai! Đứa hung thần là lão Khúng chứ ai! kẻ nâng chiếc búa tạ lên đánh vào đầu con vật là lão chứ ai! ( ) Lão trở nên độc ác quá mức, thật là vô cùng ác độc, mà lão đã trở nên độc ác ngoài sức nghĩ của con người từ bao giờ vây?” [2; 570] Toàn bộ đoạn văn này là lời trần thuật, song trong lời trần thuật đó

Trang 19

có lời nhân vật được tổ chức trong tình thế đan xen, tranh cãi với lời trần thuật Vàđây là đoạn văn tả tâm trạng lão Khúng khi nhận ra tất cả chỉ là một cơn ác mộng

“Đoạn rồi như một kẻ vừa may mắn thoát hoạ, lão Khúng thở phào Thực may! May quá! Vậy là không phải, chỉ trong giấc mơ Không phải thực Đúng, mà đây rồi, con khoang đen nhà lão lúc này đang khụt khịt ở ngoài gian bò sau nhà bếp” [2; 571].

Xét về mọi biểu hiện hình thức cú pháp thì đoạn văn là lời của người kể chuyện,nhưng về mặt giọng điệu thì lại là lời của nhân vật lão Khúng Sự hoà lẫn, chồngchéo lên nhau của nhiều tiếng nói này góp phần biểu đạt những cảm giác dằn vặt củamột cuộc chia li đầy nhọc nhằn và đau xót giữa lão Khúng và con bò khoang

Bằng lời kể nửa trực tiếp, Nguyễn Minh Châu vừa miêu tả nhân vật, vừa thểhiện được ý thức của nhân vật với bản thân thế giới bên trong của nhân vật đượcmiêu tả trực tiếp với sự phân tích khách quan của người kể chuyện Người đọc nhưđứng ở chỗ giao nhau của ý thức người kể chuyện và ý thức của nhân vật để nhìnngắm cả về hai phía, để bộc lộ thái độ và tình cảm trước hiện thực một cách kháchquan và toàn diện hơn

1.1.2.2 Dạng lời kể phong cách hoá

Đây là lời trần thuật bằng giọng người khác mà khuynh hướng nghĩa cùng

chiều với lời người ấy Đó là lời kể trong Phiên chợ Giát “Nhưng nghĩ đi rồi nghĩ lại, lão Khúng thấy bình tâm hơn, bởi một anh nông dân suốt đời đi sau mông con

bò như lão thì là cái thá gì mà cũng đòi có một ngôi sao ứng mệnh ở trên trời ( ) Rồi lão chặc lưỡi một cái thật kêu Cái lão Khúng này thiết đếch gì! Sao với lại chả trăng! Cho cái mặt trời, ông cũng đếch thiết nữa là! Lão chỉ thiết cái mặt đất ở dưới chân với mấy mảnh ruộng vỡ hoang được thuộc sở hữu gia đình lão” [2;

593] Ở đây, lời của người kể chuyện có khuynh hướng nghĩa cùng chiều với tâm

sự và cũng là lời của lão Khúng

bệnh chủ quan duy ý chí của lão Bời - một nhà lãnh đạo xuất thân từ nông dân lúc

nào cũng lăm le “cái cách mạng” với những người dân quê muôn đời nghèo khổ.

Như vậy, lời kể trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu khá đa dạng, phongphú Những lời kể này đã làm nên sức hấp dẫn của ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữtrần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu Nó cũng góp phần quan trọngtrong việc diễn tả những phức tạp của tư tưởng con người trong mọi thời đại và đápứng được những nhu cầu khách quan của họ trong những thời đại đó, nhất là thời kìđổi mới - thời đại giao điểm của các quan niệm đòi hỏi sự tranh biện và đối thoại

Trang 20

1.2 Lời văn tả

1.2.1 Lời văn miêu tả thiên nhiên

Trong văn xuôi đương đại, chúng ta thường biết đến sở trường của một sốnhà văn trong khả năng miêu tả như: nắng trong tác phẩm của Nguyên Hồng, giótrong tác phẩm của Nguyễn Tuân, thiên nhiên Nam Bộ trong tác phẩm của ĐoànGiỏi, làng quê Bắc Bộ trong tác phẩm của Kim Lân, Đỗ Chu Nguyễn Minh Châu

là người có biệt tài trong miêu tả cảnh sắc thiên nhiên nhuốm màu tâm trạng Ông

là “người mải miết với cái đẹp”, là người “biết say sưa đón lấy mọi vẻ đẹp của đời sống con người đồng thời rất tinh tế về ngôn ngữ văn học” [14; 204].

Thiên nhiên vốn là chuẩn mực của cái đẹp mà con người luôn khao kháthướng tới Sáng tác của Nguyễn Minh châu cả trước và sau năm 1975 đều rất chú

trọng miêu tả thiên nhiên Đó là hình ảnh một mảnh trăng “tròn vành vạnh như một chiếc đĩa lớn, rất sáng, gác ngay trên mái nhà” [4; 307]; hay một ngôi sao sa ở mép trời “cuối chân trời đàng tây chợt lóe lên như đốm lửa bùi nhùi rơm rồi tắt ngấm, mất hút” [4; 577] Đó còn là khung cảnh Hà Nội trong khoảnh khắc giao mùa “Trong những ngày này, lòng người Hà Hội cứ nao nao lên bởi một trời lá rụng Người đi ngoài phố chợt thấy lát dưới chân một thảm lá dày, và trên đầu là

cả một khung trời vừa trổ sắc vàng thau đang từ từ đổ ngả xuống một cách êm nhẹ Chiếc lá vàng rời cành bay ngập ngừng và yểu điệu - cái chết của chiếc lá sao mà đẹp, gieo màu sắc tươi vui vào sự sống” [4; 390].

Lời văn miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Minh Châu tinh tế, sống động, giàuchất trữ tình Ông thường thiên về những gam màu nhẹ như xanh, vàng, tím hoặcnhững gam màu tối làm cho cảnh vật thường man mác buồn Đây là màu xanh của

vạt cỏ non tơ “Trước mắt tôi bỗng hiện ra một bãi cỏ xanh mướt” [4; 390] Là màu vàng của những bông cúc, màu tím nhạt của dải sương “Một dải sương tím sà xuống trên những luống cỏ Cũng từ bao giờ ở trong rừng, cỏ mùa xuân xanh biếc một màu, trên đó những đóa cúc vàng, những bông hồng nhung đỏ với cánh hoa mỏng manh được đẽo gọt chạm trổ bởi bàn tay kì tài của thiên nhiên mùa xuân đang khoe sắc” [4; 187] Là sắc trời lúc sáng sớm ở một bãi biển “Bầu trời không xanh biếc, cao thăm thẳm mà đượm một sắc giữa xanh và xám, bầu trời như hạ thấp xuống và như ngưng đọng lại” [4; 250] Đó còn là cảnh bờ bãi sông Hồng một sáng đầu thu

“Tiết trời đầu thu đem đến cho con sông hồng một màu đỏ nhạt đang phô ra trước khung cửa của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những sắc màu thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ” [4; 287].

Cảm quan về thiên nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, có thể nói ítnhiều có nét giống Đỗ Chu ở việc phát hiện ra cái làn “hương cỏ mật” của đồngnội, cũng là làn hương dịu ngọt của đời thường và tạo nên một thứ men lạ trong cácsáng tác văn xuôi hồi ấy Những trang tả như thực như mơ về cây cỏ, về mối giao

hoà vĩnh cửu giữa thiên nhiên và con người để được khát vọng là “trong thế kỉ tới làm sao mỗi con người của xã hội công nghiệp có một nhà thơ trong bản thân”.

Nguyễn Minh Châu với tác phẩm Sống mãi với cây xanh cũng đủ để chứng tỏ điều

Trang 21

này Ông đã như một họa sĩ tài năng trong việc pha trộn màu sắc, tạo nên một không

gian nghệ thuật kỳ thú trong xúc cảm của người đọc: “Lòng người Hà Nội cứ nao nao lên bởi một trời lá rụng Người đi ngoài phố chợt thấy lát chân mình một thảm

lá dày và trên đầu là cả một khung trời vừa trở sắc vàng thau” Hay “Ánh hoàng hôn như một cái lưỡi màu xám nhờ nhờ, lần lượt liếm lên mặt từng lá cây trong khoảnh khắc ánh hoàng hôn trong khu vườn cháy lên in hình lồ lộ một rặng núi đá vàng rực trong nắng chiều” [4; 80] Và đó còn là “Hoa lau phơ phất trên nền xanh uyển chuyển của rừng lau, thân cây lau cúi rạp xuống từng đợt, ánh lá xanh loáng lên dưới mặt trời rồi trở màu sẫm huyền bí trong vô vàn tiếng lá chạm nhau xào xạc càng đi sâu vào đất càng tốt, rừng lau càng dày và cao đứng xa trông như những mụn vải sẫm vá vào nền rừng, vài vệt cỏ lau mới đốt phô màu đất đen xỉn, lởm chởm gốc cây cháy lẫn màu cỏ mới nhú lên xanh xanh nhọn hoắt” [4; 447].

Nguyễn Minh Châu là nhà văn có biệt tài miêu tả cảnh sắc thiên nhiên

nhuốm màu tâm trạng Nếu ở Sống mãi với cây xanh Nguyễn Minh Châu đã nhân

hoá để tạo ra những cuộc trò chuyện giữa nhân vật với cây xanh, với ngọn gió, với

Mẹ Đất, với cây cột điện thì ở Phiên chợ Giát là trò chuyện với các vì sao Trong

truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, màu sắc vừa là màu sắc của thiên nhiên vừa là

một thứ kí hiệu của tâm trạng con người Cái gam màu tối của đêm đen trong Phiên chợ Giát được nhắc đến nhiều lần nói lên tâm trạng vô vọng, nỗi u hoài trong tâm

thức của một kiếp người Thiên nhiên hiện hữu như là một nhân vật, một thực thể

tâm trạng của nhân vật Chẳng hạn, trong Phiên chợ Giát, bức tranh thiên nhiên

luôn góp phần biểu hiện tình yêu sâu nặng của con người với đất đai, với quêhương Đây là cảnh đêm lão Khúng quyết định dắt con Khoang đen xuống chợ Giát

để bán: “Một trời sao dày như mắt sáng lóng lánh và ướt át Sương khuya rơi lộp độp nặng trĩu từ trên những tàu lá xuống mặt đất chung quanh nhà vốn đã ướt đẫm sương” [4; 554] Trong đêm tối, lão Khúng “đứng im thít” hướng về làng Khơi

“chôn rau cắt rốn của lão” và lão như nghe được “những tiếng rì rào, rì rầm của sóng biển, của đất đai quê nhà và mồ mả cha ông” [4; 555] Rồi lão cứ đắn đo mãi

về việc có nên thay cái dây chão mới cho con Khoang hay không? Tính keo kiệthay so đo, tính toán làm cho lão đến tội nghiệp nhưng tình cảm sâu thẳm trong lòng

lão giành cho con Khoang thì chỉ ông trời mới thấu hiểu “Trong thế giới bao la giữa đêm tốt sâu thẳm tĩnh mịch, chỉ những ngôi sao xanh ngời ngời và ẩm ướt, đang nhấp nháy tận đỉnh trời là có thể nhìn thấy hai giọt nước mắt đặc quánh như một thứ chất dầu đang dâng lên tận trong khóe mắt lão Khúng” [4; 567] Rồi trên

đường cùng con bò đi xuống chợ, có lúc lão chợt rùng mình vô cớ bởi lão nhận

thấy “đêm vẫn bát ngát và sâu hút chẳng có vẻ gì đêm tối của cõi dương gian cả”

[4; 576] Khung cảnh đêm tối hoang vu mịt mù đó đã gợi cho lão các biến cố trong

cả cuộc đời mình và cuối cùng thức nhận ra số kiếp đáng buồn của mình “Cái số phận nửa người nửa con vật” [4; 595].

Khi thiên nhiên bình đẳng với con người thì con người trở thành một thựcthể của tự nhiên và nhân vật giao hòa cùng tất cả Nguyễn Minh Châu đã tạo ra

Trang 22

những cuộc trò chuyện giữa nhân vật với cây xanh, với ngọn gió, với Mẹ đất, với

cây cột điện trong Sống mãi với cây xanh, trò chuyện với các vì sao trong truyện Phiên chợ Giát Thiên nhiên ở đây không chỉ là một thứ vật được nhân hóa nữa

mà thực sự là một phần trong đời sống nhân vật

Màu sắc trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu vừa là màu sắc của thiênnhiên vừa là một thứ kí hiệu của tâm trạng con người Chẳng hạn cái màu tối của

đêm đen trong Phiên chợ Giát được sử dụng rất nhiều lần: “đêm tối thui và sâu”, cái làng đất sâu hun hút và tối tăm” [4; 552]; “một khoảng bóng tối đen kịt”, “bốn phía trời đất dường như đang còn mịt mùng chìm đắm trong khoảng tối của âm ty” [4; 566]; “đêm tối vẫn bát ngát và sâu hút” [4; 576]; “mặt đất bao la và tối tăm” [4; 578]; “đêm tối sập xuống, bóng tối nhẹ như bấc” [4; 592] là nhằm để nói lên

tâm trạng vô vọng, nỗi u hoài trong tâm thức của một kiếp người Có thể nói chỉ cóđêm tối và trong không gian tĩnh lặng đó, một mình một bóng lão Khúng mới nhận

thức được một cách rõ ràng con người lão, cuộc đời lão “cái hình dáng thật mà chỉ một lần lão và được nhìn thấy” [4; 593].

Thiên nhiên trong trong truyện ngắn nguyễn Minh Châu còn được dùng làm

nền cho tính cách nhân vật Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành xuất hiện trong khung cảnh “đêm có trăng, một thứ ánh trăng sáng rỡ vằng vặc chiếu xuống ngoài bờ sông, nhưng sát bên cửa sổ, những tàu chuối to bản cùng những cành cây ăn quả um tùm che lấp gần hết, chỉ thấy một vài mảng vàng của ánh trăng rớt xuống một mái tóc đàn bà buông xoã ôm trùm lấy một khuôn mặt không thể nào xác định được già hay trẻ, đẹp hay xấu” [4; 109] Cái không gian, thời

gian, khung cảnh mà nhân vật xuất hiện có cái gì đó bí ẩn, huyền diệu như báotrước một tính cách, một số phận khác thường

Cảnh biển trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, khi thơ mộng hùng vĩ

“Đàng đông đã sáng trắng Trên một nửa vòm trời sao đã lặn hết Những đám mây hình vỏ sò cứ hồng lên dần, trong khi đó, mặt biển tuy đã sáng rõ, đến cái mức đứng trong bờ cũng nhìn thấy những đường gấp nếp lăn tăn trên mặt tấm thép dát màu xám đục ” [4; 253]; khi dữ dội gào thét: “Gần sáng, trời trở gió đột ngột, từng tảng mây đen xếp ngổn ngang trên mặt biển đen ngòm và biển bắt đầu gào thét, sóng bạc đầu ngoài cửa lạch nổi cồn lên cao như những ngọn núi tuyết trắng”

[4; 269] Sự đổi thay đầy bất trắc của thiên nhiên làm nền cho một hiện thực vừabình dị vừa thân quen, vừa dữ dằn, tăm tối, phức tạp Biển cả cũng giống như cuộcđời vừa mãnh liệt bao dung, vừa nghiệt ngã mặn chát

Trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, có một số hình ảnh thiên nhiên đượcmiêu tả lặp đi lặp lại như những ẩn dụ, biểu tượng Đó là một giếng nước trong

ngần, mát lạnh và thẳm sâu trong Bên đường chiến tranh; một bến quê vừa gần gũi vừa xa lắc trong Bến quê, là những hòn vọng phu trong Cỏ lau; là một cơn giông với những tia chớp nhằng nhịt rạch nát cả một dải chân trời trong Cơn giông Tính

biểu tượng cao làm cho hình ảnh thiên nhiên thường ẩn chứa một chiều sâu triết lí,gợi cho người đọc nhiều liên tưởng, suy ngẫm Những ẩn dụ, biểu tượng vừa mang

Trang 23

sức mạnh của trí tuệ, vừa mang sức mạnh của tình cảm, vừa đa nghĩa giúp nhà văndiễn đạt tư tưởng riêng một cách dễ dàng.

1.2.2 Lời văn miêu tả nhân vật

Nguyễn Minh Châu là nhà văn luôn chú trọng đến miêu tả chân dung nhânvật Những nhân vật này ít khi xuất hiện trong những chân dung ngoại hình đầyđặn, hoàn chỉnh mà dường như nhà văn muốn đi sâu vào những ngóc ngách tâmlinh con người, khám phá những bí ẩn của đời sống nội tâm con người Qua lời vănmiêu tả nhân vật, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng nên những chân dung tâm lí,tính cách tiêu biểu

Trong truyện ngắn Bức tranh, khi miêu tả bức chân dung tự hoạ của người

hoạ sĩ, nhà văn tập trung miêu tả khuôn mặt của nhân vật này nhưng không phải

nhằm miêu tả ngoại hình của nhân vật mà muốn nói đến “khuôn mặt bên trong” của người hoạ sĩ đó: “Một cái mặt người rất lớn ( ) một nửa cái đầu tóc tốt rợp như một khu rừng đen bí ẩn và một nửa mái tóc đã cắt thoạt trông như một phần

bộ óc màu xám vừa bị mở phanh ra ( ) Một cặp mắt mở to nhìn trừng trừng vào luồng ánh sáng, một cái nhìn khắc khoải, bồn chồn, kinh ngạc và đầy nghiêm khắc ( ) Cái khuôn mặt đó thoạt nhìn thật xấu xí và lạ lùng nhưng càng nhìn lâu càng giống tôi Đó là khuôn mặt của mình, khuôn mặt bên trong của chính mình, tôi tự nhủ thầm” [4; 89].

Tính cách nhân vật Toàn trong Mùa trái cóc ở Miền Nam cũng được khắc hoạ qua các chi tiết về ngoại hình: “nửa người trên mềm oặt như thân rắn nhoai về phía trước, nửa người dưới từ thắt lưng trở xuống vẫn cứng và thẳng đơ như một chiếc compa” [4; 503] Hình dáng đặc biệt này của Toàn cho thấy ở con người này

có hai nét tính cách tưởng như là mâu thuẫn nhưng lại thống nhất với nhau Đó làmột con người lạnh lùng, vô cảm, cứng nhắc, tàn nhẫn với cấp dưới, với người thânnhưng lại luôn nịnh nọt, luồn cúi với cấp trên để được tiến thân

Lão Khúng trong Khách ở quê ra cũng được nhà văn chọn những nét ngoại

hình đặc biệt, đó là “cái màu nước da tai tái và rám nâu như da thuộc, với những đường nét gãy khúc đầy khắc khổ, với những khoảng lồi lõm y như những tảng đất cày đắp lên, và từ sau hàng lông mày rậm rì và cứng, lúc nào cũng chiếu ra xung quanh một cái nhìn ngang bướng và đầy ngờ vực” [4; 349], “Lão Khúng như một cái thân cây khô đầy mấu mắt và vặn vẹo đứng im thít ” [4; 554] Đó là chân dungcủa một lão nông lam lũ, kiên cường đã vắt kiệt mồ hôi, sức lực để biến đất hoang,rừng rậm thành ruộng nương, là hòn đá tảng vững chãi kiên cố, điển hình cho nhữngtính cách nông dân luôn hoài nghi, bảo thủ, nhất nhất chỉ tin vào bản thân mình

Khi miêu tả nhân vật, Nguyễn Minh Châu thường tập trung vào những nétngoại hình giàu sức biểu hiện tâm lí như khuôn mặt, đôi mắt Đọc truyện ngắn củaông, chúng ta luôn bị ám ảnh bởi những đôi mắt ấy Đó là đôi mắt của Quỳ trong

Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành khi mất người yêu “hai con mắt sâu hoắm, thăm thẳm”, “hai con mắt và cả người tôi như đã bị vắt kiệt hết nước” [4; 111] Đó còn là ánh mắt tuyệt vọng của mụ Huệ “không còn là hai con mắt của mụ Huệ mọi

Trang 24

ngày mà là hai cái vực thẳm người ta vừa tát cạn hết nước” [4; 572], của lão Khúng “hai con mắt trống rỗng vằn đầy tia máu từ đó những giọt nước mắt rơi xuống lã chã” [4; 575] khi nghe tin đứa con của họ đã hi sinh.

Trong Mùa trái cóc ở miền Nam, đôi mắt của người mẹ cũng nói lên thái độ cam chịu, nhẫn nhục, đau đớn của cuộc đời bà: khi thì “với một cái nhìn đầy cầu khẩn" [4; 492], khi thì “ngước đôi mắt đẫm nước mắt lên nhìn tôi” [4; 518], khi là

“dòng nước mắt chứa chan mà bà mẹ đã lỡ để chảy ra vẫn chưa kịp khô hết, dòng nước mắt đã đặc quánh lại”, khi lại là “cái nhìn như vỗ về, như an ủi như muốn cầu xin lại như muốn than thở, bộc bạch ” [4; 521].

Có thể thấy rằng, phần lời văn miêu tả chiếm một vị trí quan trọng trong lờivăn trần thuật Nguyễn Minh Châu Đó là lời văn luôn hướng tới khám phá thế giớibên trong đầy phức tạp, bí ẩn của con người Qua đó, thấy được tâm hồn nhạy cảm,khả năng quan sát tinh tế của nhà văn Những lời văn miêu tả này đã góp phần làmnên chất thơ, chất trữ tình trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu

2 Lời văn phân tích, bình luận

Trong các tác phẩm tự sự, lời phân tích, bình luận của người kể chuyện rấtquan trọng Nó giúp người kể chuyện soi sáng thêm nội dung tư tưởng của tácphẩm, bộc lộ đầy đủ tập trung hơn thái độ, sự đánh giá của mình đối với nhân vậtcũng như quan niệm nhân sinh Qua đó, tác giả thể hiện trực tiếp những điềumuốn nhắn gửi của mình đến người đọc Qua khảo sát các truyện ngắn của NguyễnMinh Châu chúng tôi thấy, trước năm 1975 nhà văn thường đi sâu tái hiện mảnghiện thực nên lời phân tích, bình luận ngoại đề rất ít Phải đến giai đoạn sau năm

1975 do nhu cầu mới của hiện thực nên nhà văn thường đi sâu vào phân tích, lí giảiđời sống ở chiều sâu của nó Điều đó cho thấy sự chuyển đổi sâu sắc trong tư duynghệ thuật của nhà văn

Những lời phân tích, bình luận ngoại đề khá đậm đặc trong mạch trần thuật truyệnngắn Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau năm 1975 Nhưng phần lớn, nhà văn thường bình

luận về những vấn đề mang tính đời tư - thế sự với chất trữ tình sâu lắng Trong Cơn giông nhà văn bình luận: “Trên cái miếng đất đã trải qua chiến tranh và đối địch nhau trong nhiều năm, mối quan hệ giữa những con người không phải trong một phút chốc lấy lại sự cởi mở và hồ hởi, thậm chí con người ta đôi khi phải bày tỏ sự bao dung với nhau bằng một khoảng cách của im lặng đầy tế [4; 196] Trong Mùa trái cóc ở Miền Nam, những lời bình luận của nhà văn cũng đầy xúc cảm “Tôi nghiệm thấy chung quanh chúng

ta cuộc sống bao giờ cũng tản mạn nhưng bao giờ cũng có những con người là tụ điểm của đời sống Những con người bao giờ cũng quyến rũ tôi đi theo bằng một sức mạnh bí ẩn” [4; 496], hay “Chẳng lẽ đã đến giờ khắp mặt đất cùng cất lên lời cầu nguyện? Khắp thinh không đang rung lên những hồi chuông ngân nga trong ánh chiều đang tắt dần, trong lúc khắp cõi mặt đất đang đắm chìm trong bóng tối, tất cả mọi con người của không biết bao nhiêu tôn giáo và không tôn giáo, đang kính cẩn chắp tay lên ngực hoặc giơ thẳng cả hai cánh tay, ngửa mặt lên trời để cầu xin lòng xót thương và lời tha thứ” [4;

511,512] Chúng ta cũng dễ dàng thấy những lời bình luận còn là những suy ngẫm về

Ngày đăng: 05/02/2022, 16:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w