PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học về nhà văn nguyễn minh châu (Trang 47 - 48)

3. Giọng điệu trong lời văn nghệ thuật

PHẦN KẾT LUẬN

Với những cách tân nghệ thuật và sự đổi mới tư duy của mình, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đã góp phần khơng nhỏ tạo nên diện mạo văn xuôi Việt Nam. Với ý nghĩa đó, đề tài là cơng trình nghiên cứu mang lại những đóng góp mới như sau:

Lời văn nghệ thuạt trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu có sự thay đổi từ trước đến sau năm 1975. Trong đó, lời trần thuật chiếm tỉ lệ lớn và đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng. Nguyễn Minh Châu là nhà văn có biệt tài miêu tả, dưới ngịi bút của ơng, cảnh sắc thiên nhiên, tính cách và tâm trạng của nhân vật đều gây ấn tượng dù chỉ vài nét chấm phá. Lời văn kể thì bộc lộ rất rõ thái độ, tình cảm chủ quan của người kể, nó thường nghiêng về kể tâm trạng hơn là kể sự kiện và càng về sau thì lời kể càng mang đậm tính tranh biện đối thoại. Đây chính là biểu hiện của tính hiện đại trong lời kể của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Lời phân tích, bình luận cũng xuất hiện khá nhiều để phân tích, lí giải đời sống ở chiều sâu của nó. Các chủ đề bình luận đa dạng, phong phú và thường hướng đến những vấn đề cá nhân, đời tư.

Nếu như trước năm 1975, lời văn của nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu chủ yếu là lời đối thoại thì sau năm 1975 chủ yếu là lời độc thoại được tổ chức dưới dạng lời nói nửa trực tiếp. Nó cho phép nhà văn miêu tả dịng ý thức của nhân vật một cách tự nhiên, tác giả hoà đồng cùng nhân vật, sống cùng nhân vật, nói bằng tiếng nói của nhân vật. Dòng độc thoại nội tâm dạng lời nửa trực tiếp diễn tả chiều sâu tâm trạng trong kiểu nhân vật tư tưởng ở Nguyễn Minh Châu là sự kế thừa xuất sắc kinh nghiệm nghệ thuật của Nam Cao và cũng là một đóng góp đáng kể vào cơng cuộc hiện đại hố nền văn xuôi hiện đại nước ta.

Về giọng điệu trần thuật, từ một giọng điệu tơn kính, ngợi ca bao trùm trong các truyện ngắn trước năm 1975, đến các truyện ngắn sau 1975 đã chuyển sang giọng điệu phức hợp với sự đan xen nhiều giọng điệu khác nhau: giọng điệu khắc khoải thâm trầm và xót xa thương cảm, giọng điệu suy tư, triết lý, giọng trào lộng, mỉa mai. Điều độc đáo là có sự đan xen, phối hợp nhiều giọng điệu ngay trong bản thân mỗi tác phẩm tạo nên tính phức điệu, đa thanh cho các truyện ngắn của nhà văn. Từ việc nghiên cứu lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu chúng tôi nhận thấy: truyện ngắn của ông thực sự làm một cuộc chuyển giao giữa cách viết truyền thống và cách viết hiện đại. Ông đã rất nỗ lực trong việc tìm ra một hình thức tự sự mới cho văn xuôi Việt Nam. Là một nhà văn, đồng thời là một người lính sống lâu năm trong qn đội, có lẽ vì vậy mà những đổi mới của nhà văn chưa có được sự phá cách mạnh mẽ như các thế hệ sau này như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài... Sự cách tân của Nguyễn Minh Châu có chừng mực hơn, điềm đạm hơn và với tất cả tài năng và tâm huyết của mình, Nguyễn Minh Châu đã không dẫm lên dấu chân của người khác và cũng khơng lặp lại chính mình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học về nhà văn nguyễn minh châu (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w