3. Lời văn của nhân vật
3.2. Lời văn độc thoại nội tâm
Độc thoại nội tâm là tiếng nói bên trong của nhân vật. Nếu như trước năm 1975 do hoàn cảnh lịch sử, con người Việt Nam có ít điều kiện và nhu cầu sống riêng với bản thân mình, với đời sống nội tâm, thì sau năm 1975 khi đất nước bước vào hoàn cảnh lịch sử mới, nhà văn rất quan tâm tới đời sống bên trong của con người.
Hướng tới con người trong bản chất người, nhà văn khơng thể chỉ đóng vai trị khách quan, đứng ngồi quan sát, miêu tả nhân vật mà còn phải để nhân vật trở thành những chủ thể tự soi chiếu, phán xét bởi ý thức hướng nội. Vì vậy, trước năm 1975, việc khai thác mạch ngầm tâm lí và sử dụng độc thoại nội tâm ít được chú ý đến trong văn học nói chung và trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu nói riêng. Sau năm 1975, thì thủ pháp độc thoại nội tâm đã trở nên rất hữu hiệu trong việc len lỏi vào bề sâu tâm lí của nhân vật để phơi bày những diễn biến phong phú, phức tạp và bí ẩn của con người. Có thể thấy rằng, lời trực tiếp của các nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu chủ yếu là lời độc thoại nội tâm.
3.1.1. Lời độc thoại nội tâm khắc hoạ tâm lí, tính cách nhân vật
Độc thoại nội tâm xuất hiện chủ yếu ở những nhân vật đang suy tư - sám hối như người họa sĩ trong truyện ngắn Bức tranh, người thủ thành già trong Dấu vết
Người hoạ sĩ trong Bức tranh được đặt vào một tình huống éo le khiến anh khơng thể khơng tự suy ngẫm, tự phán xét những hành động, những quan niệm sống vốn có của mình trong những xung đột tâm lí dữ dội. Sự dằn vặt, day dứt lương tâm và chất vấn chính bản thân mình của người họa sĩ được diễn ra trong dịng độc thoại nội tâm âm thầm, và được thiết lập bằng hàng loạt các lời hỏi đáp “Tại sao ngày ấy tôi đã
không đưa tấm ảnh đến cho gia đình anh? Tại sao tơi khơng giữ lời hứa?” “khơng, đừng đổ lỗi cho hồn cảnh!”, “chính tơi đã làm cho bà mẹ anh bị mù loà”, “lúc này là cơ hội tẩu thoát êm nhất. Cái người săn đuổi mình đã rẽ sang lối khác thì mình lại cũng rẽ vào đấy làm gì? Nhưng anh có đuổi theo tơi đâu? Đấy là tơi muốn tự nguyện đến nạp mình cho lương tâm”, “Tôi xin nhận đã gây thêm đau khổ cho bà mẹ anh. Tôi đã lừa dối anh. Tôi đã thu thêm được tiền của và tiếng tăm trên sự đau đớn của anh. Bây giờ anh cứ trừng phạt tôi. Anh xử tôi thế nào cũng được” [ 4; 126].
Sự tự ý thức, tự phán xét trong thế giằng co đối chọi của thừa nhận và phủ định, lên án và bào chữa đã bộc lộ mạnh mẽ khát vọng khám phá bản chất đích thực trong con người cũng như khả năng vươn tới sự hoàn thiện của nhân cách.
Trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, dòng độc thoại nội tâm của Quỳ là lời “sám hối” tự thú của một con người ln khao khát kiếm tìm cái đẹp hồn mĩ, một con người có vấp váp, sai lầm nhưng bao giờ cũng cứng cỏi, tự tin nhìn thẳng về phía trước để sống một cách có trách nhiệm nhất. Khi độc thoại nội tâm người đàn bà ấy đã hiểu ra bao điều về cuộc sống, về những người xung quanh và về chính bản thân mình “Và rồi tơi thấy mình thật ngu dại, một điều ngu dại khơng sao
cứu vãn được, vì đã có lúc xa lánh ruồng rẫy anh ấy” [4; 157], “Đến bây giờ tôi mới hiểu được thực sự tình u nó là cái gì, tơi đã nhầm lẫn. Đời tơi là một chuỗi những điều nhầm lẫn và dại dột khiến xúc phạm đến chung quanh” [4; 157]; “Sẽ chẳng bao giờ tơi cịn đánh mất đi cái gì lớn hơn” [4; 184].
Trong truyện ngắn Hạng, Nguyễn Minh Châu cũng đã sử dụng nhuần nhuyễn thủ pháp độc thoại nội tâm. Hạng là một con người hiểu rõ nội tâm mình như một nhà giải phẫu thuộc lịng những bộ phận trong cơ thể, đã tự lột tả q trình tha hố nhân cách và cuộc khủng hoảng tinh thần của anh ta trong dịng độc thoại:
“Anh có biết anh đã trở thành con người như thế nào không”, “Thực chất bây giờ anh đã là một con lươn! Anh tự tin vào cách sống “mới” của anh chừng nào thì dãi dớt bọc lấy người anh nhiều chừng nấy. Anh đã đầu hàng tất cả những cái gì mà anh đã từng lên án!”, “Nhưng thưa ơng quan tồ đạo đức thân mến, ơng đạo đức vừa chứ, hì hì…ơng hãy chỉ cho tơi một cách sống khác đi xem nào?”, “câu này anh nên đem về hỏi chính con người thường ngày được anh giáo dục theo lí tưởng cộng sản, là đứa con trai rất thông minh của anh! Anh đã giáo dục, dạy bảo con cái theo một cách và lại làm theo một cách khác hoàn toàn trái ngược lại. Trong khi lừa dối mình, anh đã lừa dối cả con cái! Anh tưởng nó khơng biết gì về anh hay sao?” [3; 76].
Cuộc đấu tranh nội tâm như những “phiên tồ họp kín” ln dằn vặt trong con người khơn ngoan và trải đời ấy. Hạng luôn bị phân thân trong những cuộc tự
đối thoại và anh “vừa là quan toà, vừa là thầy cãi lại vừa là nạn nhân của chính
mình” [3; 77].
Qua độc thoại và đối thoại trong nội tâm nhân vật, Nguyễn Minh Châu đã khám phá được chiều sâu tâm hồn con người với tất cả ánh sáng và bóng tối, những giằng xé bên trong và cả những khó khăn, vất vả của q trình tự hồn thiện, thậm chí con người có khi phải trả giá đau đớn mới chiến thắng nổi bản thân mình.
Độc thoại nội tâm còn được Nguyễn Minh Châu thể hiện như những “dòng ý thức” tự nhiên của nhân vật, dường như độc lập với chính tác giả. Đặc biệt là trong truyện ngắn Phiên chợ Giát, chúng ta thấy dòng độc thoại và đối thoại trong thế giới nội tâm của lão Khúng cứ miên man, hỗn độn, chồng chéo như sự bề bộn, phức tạp vốn có của sự sống, sự bí ẩn khơng lường trước được của cõi tâm linh con người. Nó bao hàm cả ý thức và vơ thức, cả ảo giác và huyễn tưởng, những giấc mơ, những tiềm thức âm u hoang dã, những hồi tưởng, liên tưởng, trong đầu óc vừa ranh mãnh vừa u tối của lão Khúng “cái bầy ý tưởng rối rắm, tối tăm lại hay trái
ngược lẫn nhau, lại đầy gai ngạnh như nhiều đàn bò của nhiều nhà tự nhiên đem nhốt chung vào một chuồng và suốt đêm chúng nó húc nhau, rượt đuổi nhau lung tung beng cả lên, ở trong ngăn chuồng quá đỗi chật hẹp là cái đầu của lão” [4;
553]. Cả thiên truyện là một dòng đối thoại, độc thoại triền miên của lão Khúng trên hành trình đi bán con bị của mình đã dẫn người đọc lặn lội theo suốt chiều dài của một cuộc đời lên thác xuống ghềnh với biết bao những nhọc nhằn, lam lũ, toan tính của lão - một lão nơng vừa “cục cằn” vừa “u tối” vì đã phải vắt đến cạn kiệt mồ hơi, sức lực để biến đất hoang rừng rậm thành ruộng nương, khoai sắn để nuôi được một bầy con. Một lão nơng vừa bảo thủ vừa hồi nghi, chỉ tin vào bản thân mình. Tất cả những điều đó giúp cho người đọc cảm nhận sâu sắc những xót xa âm thầm trong sâu thẳm tâm linh người nông dân ấy “chẳng lẽ lão cảm thấy được lão
đang xua đuổi cái số phận quá đỗi nhọc nhằn của lão ra khỏi đời lão, cái số phận nửa người nửa con vật?” [4; 595], “lão cảm thấy mệt muốn đứt hơi nhưng lại khoan khối vơ cùng, như vừa làm được một việc từ trước tới giờ lão vẫn hằng mơ ước nhưng chưa có cách gì để làm. Con người lão lúc này như được phân thân ra, một nửa đang sống cuộc đời con khoang đen nhởn nhơ giữa nội cỏ trong rừng sâu thẳm, một nửa đang là chính hình ảnh cuộc sống của lão hiện tại: một lão già nơng dân đầy nhọc nhằn một mình với một chiếc xe bị giữa đường...” [4; 598]. Qua những dòng độc thoại nội tâm này, lão Khúng đã hiện lên với các cung bậc đa dạng của nhân cách: vừa là một lão nông thiết thực lại vừa như một triết gia vẩn vơ, vừa uỷ mị lại vừa cục súc, vừa mặc cảm tự ti lại vừa ngất ngưởng bất cần, vừa hồi nghi lại vừa e ngại người có quyền chức... Những nét tâm lí, tính cách ấy vừa rất cá biệt lại vừa tươi rói sắc vẻ tự nhiên, gần gũi với cuộc đời.
Như vậy, ngoài những nhân vật thế sự như mẹ con chị Hằng trong truyện ngắn cùng tên, như cô Hoằng trong Lũ trẻ ở dãy K... được miêu tả chủ yếu qua những hành động hướng ngoại, còn những nhân vật đời tư thế sự đều được Nguyễn Minh Châu sử dụng độc thoại nội tâm như một phương tiện để nhà văn đi sâu vào
những diễn biến tư tưởng, những trạng thái tinh thần, những đột biến tâm lí, những nỗi đau số phận...Và chính điều đó đã làm cho nhân vật của ơng có chiều sâu và sức nặng hơn nhiều so với mơ hình “hướng ngoại” trước đây.
Nguyễn Minh Châu thực sự là người mở đường đầy tài hoa cho những đổi mới trong sáng tác văn học thời kỳ mới, nhưng ông mới dừng lại ở việc dùng dòng ý thức, ảo giác, giấc mơ... để nhập thân vào cõi vơ thức hoang sơ của nhân vật. Cịn các tác giả sau này đã có những cách tân táo bạo hơn. Họ đã sử dụng những biện pháp mang nặng yếu tố tâm linh kỳ ảo như linh giác, tiếng vọng tiềm thức... Điều đó được thể hiện rất rõ nét trong các sáng tác của Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Hồ Anh Thái...
3.2.2. Lời độc thoại nội tâm dưới dạng lời nói nửa trực tiếp
Lời độc thoại nội tâm khơng có sự rạch rịi giữa lời dẫn của người kể chuyện với lời miêu tả suy nghĩ của nhân vật kiểu như: tự hỏi, tự nhủ, kêu thầm lên... chủ yếu là những lời mà ở đó khó có thể phân biệt được đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời của nhân vật, nó nhoè vào nhau tạo thành dạng lời nửa trực tiếp.
Nguyễn Minh Châu thường tổ chức lời độc thoại nội tâm hoà cùng lời tác giả hay lời người kể chuyện. Lời văn bề ngoài thuộc về tác giả nhưng nội dung lại thuộc về nhân vật, nhà văn nhập vai nhân vật, từ điểm nhìn của nhân vật để phân tích, miêu tả tâm lí. Do đó, lời văn có khả năng tự diễn tả được chiều sâu tâm trạng nhân vật. Như tâm trạng của lão Khúng trong Phiên chợ Giát: “Nhưng nghĩ đi rồi
nghĩ lại, lão Khúng thấy bình tâm hơn, bởi một anh nơng dân suốt đời đi sau mơng con bị như lão thì là cái thá gì mà cũng địi có một ngơi sao ứng mệnh ở tận trên trời? Có mà đến tết! Ngồi thẻo đảnh trên cái càng xe bò, tự nhiên lão Khúng thấy ngượng ngịu, tõ tẽn vì đã đề cao cá nhân mình lên quá mức” [4; 578]. Xét biểu
hiện cú pháp, đây là lời người kể chuyện nhưng kết cấu biểu cảm là của lão Khúng, thực chất là kiểu lời nối tiếp khơng xưng ngơi của nhân vật. Đó là tiếng nói nội tâm của nhân vật đã được tác giả truyền đạt có chấn chỉnh với những câu bình xét thản nhiên. Hình thức này đã kết hợp được tiếng nói nội tâm nhân vật với lời tác giả. Nó vừa giữ được cái kết cấu biểu cảm của tiếng nói nội tâm nhân vật vừa giữ được tính mập mờ chưa nói hết vốn là thuộc tính của tiếng nói nội tâm mà nếu dùng lời tác giả sẽ khơng tái hiện hết được điều đó.
Trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, có khi, người kể chuyện đã hố thân vào suy nghĩ, tâm trạng, tình cảm của nhân vật đến mức lời của người kể chuyện nhoè vào lời độc thoại của nhân vật “khốn một nỗi là cụ vụng quá cơ. Người đâu
mà có người vụng đến thế cơ chứ. Mà cịn luộm thuộm nữa. Giặt cái áo cho thằng Hùng còn đầy ghét. Giặt cái tã cho con Lan cũng vậy. Nấu miếng gì cho mình cũng vậy, khơng sống sít thì khê đặc, ngửi cũng thấy chứ khơng nói bỏ vào miệng. Hơn nữa, nhà cửa lúc nào cũng để bừa bộn. Mà lại còn bảo thủ, làm sai bảo cho cịn khơng chịu tiếp thu. Bảo ban cái gì cũng “nỏ biết chi mơ” thì làm sao mà bổ khuyết cho lần sau được. Vậy thì làm sao chị Hằng khỏi cáu khỏi gắt được?” [4;
365]. Ở đoạn văn này, xét về biểu hiện cú pháp là lời của người kể chuyện nhưng giọng điệu, cảm xúc, cách nói năng lại là của nhân vật chị Hằng khi nói về mẹ
mình. Bằng lời kể nửa trực tiếp này, nhà văn vừa miêu tả nhân vật vừa thể hiện được ý thức của nhân vật.
Độc thoại nội tâm dạng lời nửa trực tiếp cho phép nhà văn miêu tả dòng ý thức của nhân vật một cách tự nhiên giống như những gì nó đang hình thành. Tác giả hồ đồng cùng nhân vật, sống cùng nhân vật, nói bằng tiếng nói nhân vật. Độc thoại nội tâm dạng lời nửa trực tiếp có thể biểu đạt một cảm xúc, một ý định hoặc diễn tả cả một quá trình đấu tranh nội tâm. Dùng độc thoại nội tâm dạng lời nửa trực tiếp để diễn tả chiều sâu tâm trạng trong kiểu nhân vật tư tưởng ở Nguyễn Minh Châu là sự kế thừa xuất sắc kinh nghiệm nghệ thuật của Nam Cao, và cũng là một đóng góp đáng kể vào cơng cuộc hiện đại hố nền văn xi hiện đại nước ta.
Như vậy, lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu là một hiện tượng sáng tạo thẩm mỹ, được tổ chức theo những nguyên tắc đặc thù phù hợp với phong cách, phương pháp sáng tác, tư duy nghệ thuật của nhà văn. Để kiến tạo lời văn nghệ thuật, tác giả đã tổ chức lời văn thành các dạng khác nhau: lời văn trần thuật, lời văn phân tích bình luận, lời văn của nhân vật... Tùy theo mức độ biểu đạt, nhà văn có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp các phương thức tự sự, thuyết minh, miêu tả, biểu cảm, nghị luận... Trong cấu trúc lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu phần lớn có ranh giới rõ ràng, nhưng chúng cũng thường đan cài, lồng ghép uyển chuyển. Lời nhân vật cũng thường xâm nhập vào lời trần thuật, trở thành lời người kể chuyện. Điều đó khiến cho lời văn có kết cấu linh hoạt mở ra nhiều trường liên tưởng hướng tới nhiều mục tiêu hàm nghĩa và biểu cảm trên bề mặt một đơn vị ngôn từ.
Chương III