Cấu trúc cú pháp trong lời văn nghệ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học về nhà văn nguyễn minh châu (Trang 35 - 36)

Trong những truyện ngắn của mình, Nguyễn Minh Châu thường dùng kết cấu câu trùng phức. Câu văn trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thường dài, chứa đựng nhiều thành phần ngơn ngữ khái qt, trừu tượng. Ta có thể thấy trong truyện ngắn của ơng những câu văn dài 3, 4 dịng có khi đến 8, 9 dịng thậm chí 11, 12 dịng. Những câu văn này chủ yếu là những câu phức hợp với nhiều vế câu trùng điệp, các thành phần câu gối lên nhau để diễn tả những diễn biến tâm trạng phức tạp, những mối suy tư dằn vặt trong q trình thức nhận chân lí của nhân vật. Đó là những ý nghĩ liền mạch, những dòng suy tưởng triền miên, thường xuất hiện trong những lời độc thoại nội tâm. Chẳng hạn như sự day dứt, hối tiếc về những lầm lỡ của nhân vật Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành với cơn mộng du triền miên “Trong những đêm lang thang, dù trời tối hay có trăng như mấy cái đêm

cuối cùng tôi được thức thâu để chăm sóc anh ấy, bao giờ trước mắt tơi cũng hiện ra cái ánh mắt trầm tĩnh như một ánh thép ấy, tơi cúi xuống rối rít hơn khắp khn mặt gầy gị, vàng vọt, quấn đầy băng trắng, rồi tơi bật khóc khi nhìn thấy một nét xao động của tình cảm như một đợt sóng nhỏ bất ngờ dậy lên từ cặp mắt trầm tĩnh” [4; 131].

Đặc biệt là những câu văn miêu tả dòng ý thức hỗn độn, miên man của lão Khúng trong Phiên chợ Giát trong đêm đưa con bò khoang đã từng gắn bó với lão và gia đình trong những năm tháng đầy khó nhọc đi bán “Trong bóng đêm tối thui

lão đứng nhìn sợi dây chão đã từng cột cổ bao nhiêu con bị, đã từng gắn bó với đất cát nhà lão, đã từng đi qua đời lão, phải rồi, ngày xửa ngày xưa đây là sợi dây chão vẫn còn mới nguyên, những sợi lạt giang mới cứ trắng tinh như lụa bện chặt vào nhau, mà lão đã mang từ chợ Cày về và cũng trong cái bận đi tậu bò ấy, lão đã giáng cho cái thằng cha lái đò trong chợ Cày một bài học đáng đời, lão đã làm cho hắn được một mẻ ngượng ngay giữa chợ”. Và đây là một câu văn phức hợp đã

dựng lên cả một không gian rộng lớn cùng với tâm trạng của nhân vật “Khoác hờ chiếc áo dạ ở một bên vai ngồi co ro trên thành xe, lão đưa mắt nhìn đau đáu vào cái khoảng cổ đã trụi hết lơng và sần sùi da cóc của con vật trên đó chiếc ách cổ đang xiết chặt lấy làm phát ra những tiếng lọc cọc trong đêm vắng, và một khoảng bóng tối đen kịt cứ như đóng đinh vào phía trước mặt con bị, một khoảng bóng tối chừng như quá sâu, quá dày, còn lâu mới chọc thủng, và dưới chân lão Khúng và con vật, tất cả đất đai cùng cây cỏ đều đang còn nồng nàn trong giấc ngủ say như chết, những con chim sâu lẩn lút trong đám cỏ may cũng chưa hề cất lên tiếng kêu chích chích, lão chỉ nghe tiếng cơn trùng tỉ tê rất xa, tiếng chó sủa cũng vọng tới từ

đâu đó rất xa, và bốn phía trời đất dường như đang cịn mịt mùng chìm đắm trong khoảng bóng tối âm ty” [4; 566].

Những câu văn dài trên đây lại là những câu văn hàm súc bởi sức dồn nén thơng tin, sức chứa đựng tình cảm mà dường như nói bao nhiêu cũng khơng hết. Những câu văn đó vừa nói lên tâm trạng của nhân vật vừa là tình cảm, là thái độ của nhà văn dành cho nhân vật của mình.

Câu văn của Nguyễn Minh Châu ngồi hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ thì thường có thêm rất nhiều thành phần phụ như: trạng ngữ, đề ngữ, định ngữ, bổ ngữ. Những danh từ, động từ hầu như được kèm thêm các tính từ, trạng từ để nhấn mạnh tính chất của đối tượng, để làm rõ thêm mức độ của hành động: “Với chiếc dây chão cũ rích nằm vắt hai vịng trên cặp sừng rồi bỏ thõng xuống một bên bả vai đã sần sùi như da cóc vì suốt đời mang ách, con khoang đen già nua lững thững đi ra khỏi cửa giàn, bốn móng chân nó dậm lộp bộp trên nền đất bột của mùa hanh khô vương đầy rơm rạ cùng những cọng cỏ tươi đã lấm láp” [4; 557].

Những hình ảnh so sánh, ẩn dụ cũng làm cho câu văn cứ trải dài thêm ra trong truyện ngắn Mùa trái cóc ở Miền Nam: “Sau nhiều năm, tôi vẫn giữ mãi ấn

tượng về một cái bắt tay đầu tiên của người chỉ huy tiểu đồn ấy, Tồn nắm lấy tay phải của tơi rất lâu, đầy vồ vập, đầy hồ hởi, mười ngón tay của anh ơm trùm lên và xoắn xuýt lấy bàn tay quen cầm bút vốn rất hay rụt rè nhưng lại đầy nhạy cảm của tơi, tưởng chừng như mười ngón tay của cái “bàn tay sắt” cứ bấu chặt lấy tôi suốt đời, ít nhất là trong ý nghĩ của tơi ngay lúc bấy giờ, có ngón tay cứ mát rượi như những cái vuốt ve, có ngón cứ thít chặt lấy như một sợi dây buộc trong lúc ngón cái vơ cùng rắn chắc cứ quắp chặt vào, như mỏ của một con chim ác” [4; 503].

Cùng với những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, Nguyễn Minh Châu còn thường xuyên sử dụng phép điệp ngữ, phép lặp lại. Phép điệp đó khi thì ở cấp độ đoạn văn, khi thì ở cấp độ câu, khi thì ở cấp độ từ nhưng phổ biến hơn cả là điệp cấu trúc:

“Về sau này, trong những lúc lang thang một mình, tơi cứ tự hỏi trong tình trạng với một cơ thể nát nhừ như thế mà anh ấy vẫn cịn sống thêm được bốn ngày, là do cơng tác hậu phẫu tuyệt vời của bác sĩ Thương và tất cả anh chị em của trạm phẫu thuật, hay là do tơi, sự có mặt của tơi, sự ăn năn hối hận của tơi, sự cầu xin của tơi, tình u chân thành, tha thiết như tơn giáo của tôi?” [4; 131]. Sự lặp lại này đã

góp phần chủ quan hố và nội cảm hố sự vật được miêu tả, góp phần làm cho truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đi vào lòng người, tác động sâu sắc đến thế giới nội tâm của người đọc buộc họ phải huy động hết những suy tư, chiêm nghiệm để khám phá ra những tầng nghĩa ẩn sâu sau bề mặt ngôn từ và cùng trăn trở, suy nghĩ về những vấn đề mà nhà văn đặt ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học về nhà văn nguyễn minh châu (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w