Phương thức chuyển nghĩa trong lời văn nghệ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học về nhà văn nguyễn minh châu (Trang 32 - 35)

Nguyễn Minh Châu thường sử dụng các phương thức chuyển nghĩa để tạo ra những hiệu quả nghệ thuật bất ngờ và mới mẻ cho lời văn nghệ thuật của mình. Trong đó, tiêu biểu nhất là hai phương thức: so sánh và biểu tượng. Đây là hai phương thức được nhà văn sử dụng nhiều trong các truyện ngắn trước và sau năm 1975.

1.1. So sánh

Theo các nhà phong cách học thì “so sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi

sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có nét tương đồng nào, để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe” [9; 189].

Trong văn chương, so sánh là phương thức tạo hình, gợi cảm. Vì vậy, Nguyễn Minh Châu ln có ý thức sử dụng phương thức này trong các sáng tác của mình. Đọc truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ta thấy các so sánh, liên tưởng của ông thường xuất hiện dưới những hình thức dân dã, độc đáo. Chẳng hạn, trong con mắt lão Khúng ở hai truyện ngắn Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát - một lão nông ở miền rừng núi heo hút, cả đời chưa ra thành phố - thì người thành phố có vẻ ngồi

“y như ngâm lâu ngày trong bể nước mới vớt lên? Da thịt đâu mà cứ trắng nhợt mà người nào người nấy cứ mềm oặt, mềm như sợi bún” [4; 349]. Nhà cửa, sinh hoạt của người thành phố thì “Nhà với cửa, cứ y như cái hộp sắt tây đậy kín mít...

những cái mặt người ló ra y như một lũ chim bồ câu đang gù trong các tầng chuồng” [4; 356]. Cịn lão chắt Hịe, người hàng xóm mà lão Khúng khơng ưa thì

“Đã già, mặt mũi lại đen nhẻm y như cái nồi đất kho cá” [4; 330]. Còn trong cái nhìn của người chú họ đã sống lâu ngồi thành phố thì mặt mũi bộ dạng của lão Khúng lại “y như con bọ hung vừa từ dưới lỗ chui lên, vừa đen gầy vừa già vừa

xấu” [4; 324]...

Trong Sống mãi với cây xanh ta cũng thấy hàng loạt những so sánh độc đáo: tả cây sấu vừa thay lá “Trông cái cây như tơi tả, như một người đang lột, vừa lột

vừa đẻ” [4; 390]; tả cây sấu trăm tuổi bị đốn hạ trong con mắt ông lão trồng cây “cây sấu đang như một cái thi thể bị hành quyết ngã xuống nằm vắt ngang con đường rải đá của phố chợ, để lại trên chỗ đứng của nó, trong trịn một thế kỷ một khoảng trống” [4; 416].

Nguyễn Minh Châu thường dùng thủ pháp so sánh để làm nổi bật khía cạnh thi vị trữ tình của sự vật, đem đến cho lời văn một sức truyền cảm đặc biệt. Đặc biệt là hình ảnh ánh trăng khi sáng trong, khi huyền ảo, khi khuất chìm... Đó là ánh trăng non đầu tháng mảnh mai trong trẻo trong Mảnh trăng cuối rừng “Mảnh trăng

khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc” [4; 54]. Đó là mảnh

trăng được cảm nhận từ những trái tim tan nát vì những va đập của chiến tranh trong truyện ngắn Cỏ lau “Mảnh trăng cuối tháng như một chiếc đĩa bằng vàng bị

vỡ” [4; 450]. Đó là ánh trăng soi tỏ phút thức tỉnh của con người trong Một lần đối chứng “Một mảnh trăng tròn vành vạnh như một chiếc đĩa lớn, rất sáng” [4; 307].

Những ngôi sao trong đêm cũng được nhà văn mô tả đầy ấn tượng trong Phiên chợ

Giát “một trời sao dày như mắt sáng lóng lánh và ướt át” [4; 554], “khơng nhìn thấy ngơi sao lúc trước đấy và sau đấy, mà chỉ nhìn thấy ở cuối chân trời đàng Tây chợt lóe lên như đốm lửa bùi nhùi rơm rồi tắt ngấm mất hút” [4; 577]. Các hình

ảnh này gợi lên những điều bí ẩn, kì lạ mà con người ln khát khao kiếm tìm. Những so sánh liên tiếp cịn làm cho câu văn của Nguyễn Minh Châu cứ trải dài thêm ra. Chẳng hạn như: “Những luồng ánh sáng hàng nghìn nến từ phía trước

và trên đầu chiếu thẳng xuống một nửa mái đầu tóc tốt rậm như một khu rừng đen bí ẩn, và một nửa mái tóc đã cắt, thoạt trơng như một phần bộ óc màu xám vừa bị mổ phanh ra” [4; 108]. Hoặc: “Chao trời đất, sao mà cả cái mặt hắn vàng như chát nghệ, và tròng con mắt cũng vàng rực và trở nên long lanh như mắt một con mèo hoang, chẳng biết vì những ánh chớp trong cơn giơng lúc ấy hay vì nỗi khiếp đảm của chính hắn khi nằm giữa hai làn đạn...” [4; 201]; “Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt. Cái thằng nhỏ, lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ lên khn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt” [4; 58].

Việc sử dụng thủ pháp so sánh trong lời văn nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu ở hai giai đoạn sáng tác trước và sau năm 1975 cũng có những chuyển biến theo hướng ngày càng giản dị hơn, gần gũi hơn với đời sống. Trước năm 1975, do cảm hứng chủ đạo thiên về ngợi ca những vẻ đẹp phi thường, lãng mạn để khẳng định cái cao cả, cái anh hùng của thời đại chống Mỹ nên những hình ảnh so sánh thường mang một vẻ đẹp mĩ lệ, lung linh, huyền ảo, đầy chất thơ. Sau năm 1975, do sự chuyển hướng từ cái nhìn sử thi sang cái nhìn thế sự, từ cảm hứng anh hùng sang cảm hứng nhân bản, những hình ảnh so sánh thường gần gũi với cuộc sống đời thường hơn. Những liên tưởng, so sánh độc đáo, mới lạ, hấp dẫn giúp cho lời văn của Nguyễn Minh Châu chân thực hơn và đậm phong cách riêng.

1.2. Biểu tượng

Theo Từ điển thuật ngữ văn học “Trong nghĩa rộng, biểu tượng là đặc trưng

phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện

tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lí sâu xa về con người và cuộc đơì” [15; 24]. Là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói,

biểu tượng có quan hệ gần gũi với ẩn dụ, hoán dụ. Những đặc điểm gần gũi, tương đồng nhằm làm nổi bật bản chất, sáng tỏ về hiện tượng hay đối tượng đó. Biểu tượng trong văn học là một phương tiện tạo hình và biểu đạt mang tính tượng trưng và đa nghĩa tồn tại ở dạng một hình tượng cụ thể.

Với Nguyễn Minh Châu, biểu tượng xuất hiện với tần xuất cao trong các sáng tác của ơng như những tín hiệu thẩm mĩ dồn nén tư tưởng, tình cảm của tác phẩm. Trong những sáng tác trước năm 1975, ơng đã hay dùng biểu tượng như hình ảnh ngọn lửa trong Dấu chân người lính, Lửa từ những ngơi nhà; hình ảnh trăng trong Dấu chân người lính, Mảnh trăng cuối rừng... Ở giai đoạn sáng tác sau năm 1975, biểu tượng lại càng được dùng nhiều hơn ở nhiều cấp độ khác nhau như: ngọn lửa, dã tràng trong Mảnh đất tình u; cơn giơng trong Cơn giơng; giếng nước trong Bên đường chiến tranh; tiếng xe kút kít trong Khách ở quê ra; trăng, cỏ lau, hòn vọng phu trong truyện ngắn Cỏ lau, bến quê trong truyện ngắn cùng tên...

Hình ảnh “trăng” trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu luôn được thể hiện như là một “nhân vật” có một thứ tiếng nói riêng: “Mảnh trăng cuối tháng như một

chiếc đĩa bằng vàng bị vỡ” [4; 450] trong Mảnh trăng cuối rừng hay “Trăng như

một chiếc thuyền vàng đi tròng trành giữa nền trời” [4; 489] trong Cỏ lau.

Hình ảnh “cỏ lau” vừa tượng trưng cho sự trường tồn mãnh liệt của thiên nhiên lại vừa tượng trưng cho sự lãng quên của thời gian. Đúng là chiến tranh có một sức mạnh tàn phá ghê gớm, đến “một nửa hòn gạch nguyên lành cũng chẳng

còn” [4; 23], nhưng rừng “cỏ lau” đã nhanh chóng xóa sạch dấu vết của một thời

binh lửa, chỉ cịn một màu xanh bạt ngàn, mênh mơng. Sức sống của cỏ lau khiến người ta liên tưởng đến sức sống của người dân Quảng Trị “cái dân Quảng Trị đi

đâu, vứt vào đâu cũng sống được. Sống ở đâu cũng làm ăn cần cù, cũng nuôi nấng che chở Cách mạng” [4; 424].

Đứng câm lặng như vạch tội ác lên nền trời xanh, những hòn vọng phu quần tụ ở núi Đợi trong truyện ngắn Cỏ lau là biểu tượng ám ảnh nhất cho nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong chiến tranh “thật là hình dáng, đủ tư thế, cả một thế giới

đàn bà đã sống trải bao thời gian, qua chiến tranh dường như đang tụ hội về đây, mỗi người một ngọn núi, đang đứng một mình vị võ, chon von trên các chóp núi đá cao ngất, người ơm con bên nách, người bế con trước ngực, người cõng con sau lưng, người hai tay buông thõng xuống, mặt quay về đủ các hướng, các ngả chân trời có súng nổ, có lửa cháy” [4; 448]. Những người đàn bà ấy không chỉ là nỗi đau

hóa thạch của Thái, Phi mà cịn tích tụ trong mình giơng bão hàng ngàn năm lịch sử, chất chứa bao cơ đơn khắc khoải, bao chờ đợi mỏi mịn, bao vật vã linh hồn... của người chinh phụ, những nàng Tô Thị - nạn nhân của chiến tranh. Đây là biểu tượng có chiều sâu văn hóa - lịch sử, mang dấu ấn dân tộc đậm nét.

Hình ảnh “bến q” nhỏ bé, hiền hịa trong tác phẩm Bến quê là biểu tượng cho những gì bình dị, gần gũi thân thiết mà quý giá nhất của con người...

Tất cả những biểu tượng ấy vừa thấm đẫm chất triết lý, vừa đầy chất trữ tình. Nó vừa là tín hiệu thẩm mĩ, vừa là hình tượng có tầm khái qt triết học để thể hiện tư tưởng nghệ thuật mới của nhà văn, vừa góp phần làm tăng chất thơ cho tác phẩm. Sử dụng biểu tượng làm cho lời văn trong tác phẩm chứa đựng tính nghệ thuật sâu sắc của văn chương. Đây thực sự là những cách tân nổi bật trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Minh Châu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học về nhà văn nguyễn minh châu (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w