1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tìm hiểu về lễ hội ka tê của người chăm ở ninh thuận

23 62 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 721,39 KB

Nội dung

Văn hóa Chăm được thể hiện trong nhiều phương diện và Lễ hội chính là một nét đặc sắc trong văn hóa của người Chăm.. Trong bài nghiên cứu này, nhóm tập trung tìm hiểu về nguồn gốc và đời

Trang 1

CỦA NGƯỜI CHĂM KHU VỰC NINH THUẬN - BÌNH THUẬN

Culture & Society

Ho Chi Minh City University of Pedagogics

22 pag.

Trang 2

KHOA: NG Ữ VĂN

ĐỀ TÀI

Trang 3

ge |

M ỤC LỤC

A.M Ở ĐẦU 2

1 Lý do ch ọn đề tài 2

2 M ục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

B.N ỘI DUNG 4

1 Giới thiệu khái quát về dân tộc Chăm ở Việt Nam 4

1.1 Ngu ồn gốc 4

1.2 Dân s ố 5

1.3 Văn hóa Chăm 5

1.4 Sắc tộc Chăm ở Việt Nam 6

2 Không gian văn hóa lễ hội Katê 6

2.1 Ngu ồn gốc của tên gọi Katê 8

2.2 Ngu ồn gốc hình thành lễ Katê của người Chăm 9

2.3 Thời gian diễn ra lễ Katê 10

2.4 Lễ nghi 11

2.5 Ý nghĩa 17

3 K ết luận 18

TÀI LI ỆU THAM KHẢO 20

Trang 4

ge |

1 Lý do chọn đề tài

Dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời, đã

từng kiến tạo ra nền văn hóa Sa Huỳnh rực rỡ trong lịch sử Ngày nay, dân tộc Chăm là một trong 54 dân tộc anh em, góp phần tạo nên một nền văn hóa Việt Nam đa dạng, thống nhất Văn hóa Chăm được thể hiện trong nhiều phương

diện và Lễ hội chính là một nét đặc sắc trong văn hóa của người Chăm Do đó, nhóm quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu về lễ hội Katê của người Chăm ở Ninh Thuận” để nghiên cứu Trong bài nghiên cứu này, nhóm tập trung tìm hiểu về nguồn gốc và đời sống văn hóa – xã hội của người Chăm, cùng với đó là quá trình và ý nghĩa của Lễ hội Katê - lễ hội đặc sắc nhất của cộng đồng Chăm Bà

La Môn – tôn giáo có số lượng tín đồ đông đảo và lâu đời nhất, ảnh hưởng mạnh

mẽ đến văn hóa của cộng đồng dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu về lễ hội Katê là tìm hiểu về lễ hội đặc sắc nhất của người Chăm để

hiểu rõ hơn về văn hóa dân tộc Chăm, từ đó ta thấy được dân tộc Chăm có

những nét văn hóa độc đáo và phong phú, phù hợp với đời sống tinh thần của người Việt Nam Đồng thời điểm tô thêm màu sắc mới cho sự đa dạng trong văn hóa các dân tộc Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là tìm hiểu lễ

hội Katê của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận dưới góc nhìn văn hóa

Phạm vi nghiên cứu: Nói về mảng văn hóa thì đây là vấn đề vô cùng rộng, văn hóa của mỗi dân tộc cũng rất đa dạng và phong phú Bài tiểu luận này không

Trang 5

ge |

trình bày toàn bộ những vấn đề thuộc về văn hóa dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

mà chủ yếu khai thác những đặc điểm nổi bật trong lễ hội Katê Từ đó giúp chúng ta hiểu biết nhiều hơn về con người cũng như văn hóa của dân tộc Chăm

Trang 6

ge |

1 Giới thiệu khái quát về dân tộc Chăm ở Việt Nam

1.1 Nguồn gốc

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, xét về nhân học cũng như về ngôn

ngữ, người Chăm là những người gốc Malayo – Polinesien (Mã Lai – Đa Đảo) với

những nét nhân chủng rất rõ mà sử liệu xưa của người Trung Quốc đã đúc kết:

“Người nước đó (Champa) mắt sâu, mũi cao, tóc quăn, da đen” Cho đến nay, có

những ý kiến khác nhau về nguồn gốc của người Chăm: Từ bên ngoài vào, có nguồn gốc bản địa Thế nhưng, một điều không thể phủ nhận và đã được chứng minh rõ ràng là, những người Chăm hiện nay là hậu duệ của một số tộc người trong

số rất nhiều tộc người thời xưa được gọi chung với cái tên Champa (người dân của nước Champa – một quốc gia hùng mạnh với nền văn hóa đặc sắc đã từng tồn tại và phát triển rực rỡ ở miền Trung Việt Nam từ cuối thế kỉ II đến cuối thế kỉ XVII) Và

hiện nay, người Chăm, hậu duệ của những người dân Champa xưa kia, đã trở thành

một dân tộc trong 54 dân tộc Việt Nam

Cư dân Champa có chung nguồn gốc là chủng tộc Nam Đảo, thuộc ngữ hệ Malayo – Polynesian Khi đến Việt Nam, họ chia nhau ra các vùng để sinh sống,

một số định cư ở vùng ven biển chính là tộc người Chăm mà ngày nay chúng ta biết đến Một số di chuyển lên vùng Tây Nguyên là tộc người Ê Đê, Chu Ru, Gia Rai và

Ra Glai Vì sự ngăn cách địa hình nên dần dần các tộc người rất ít hoặc không còn liên đới với nhau nữa, họ bắt đầu hình thành những từ vựng mới, cải biến lại trang

phục để phù hợp với thời tiết, nền văn hóa cũng bắt đầu biến đổi Vì thế, từ một tộc người ban đầu đã tách thành năm tộc người khác nhau

1.2 Dân số

Hiện nay, trên thế giới có đến khoảng 400.000 người Chăm đang sinh sống, phân bố chủ yếu Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Hoa Kì Mặc dù Việt Nam là vùng đất ngày xưa vương quốc Chăm Pa được thành lập nhưng hiện nay đất

Trang 7

ge |

nước nhiều người Chăm sinh sống nhất đó chính là Campuchia (khoảng 252.000 người), họ sống chủ yếu ở tỉnh Kongpong Cham, và rải rác ở Campot, Phnom Penh Việt Nam là quốc gia thứ hai có nhiều người Chăm sinh sống nhất với con số khoảng 178.948 người và họ sinh sống chủ yếu ở các tỉnh thành như: Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Tây Ninh, Tp Hồ Chí Minh, An Giang nhưng hiện nay họ sống ở Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang và Tp Hồ Chí Minh là chủ yếu

Ngoài Campuchia và Việt Nam thì Malaysia và Thái Lan cũng có người Chăm sinh sống nhưng với số lượng không nhiều Riêng các nước như Anh, Mỹ, Úc, Pháp hiện nay vẫn có người Chăm sinh sống do quá trình di cư mang yếu tố lịch sử và chính trị, và hiện nay cộng đồng người Chăm tại Lào sinh sống ở thủ đô Viêng Chăn là chủ yếu do sự chạy trốn khỏi chế độ Pol Pot

Ngôn ngữ mà người Chăm sử dụng được gọi là tiếng Chăm, có nguồn gốc thuộc ngữ tộc Malayo – Polinesien Bộ chữ cái tiếng Chăm được bắt nguồn từ chữ Phạn thuộc hệ Bhrami

Người Chăm có trang phục truyền thống riêng, gọi là Aw Kamei Cam Nền

ẩm thực của người Chăm cũng vô cùng phong phú, mang đậm nét giản dị và mộc mạc

Tác giả Trần Ngọc Thêm có viết trong cuốn sách Cở sở văn hóa Việt Nam, cho rằng văn hóa người Chăm chịu ảnh hưởng rất lớn bởi Bà La Môn giáo và Phật giáo Dấu tích Bà La Môn giáo được thể hiện bằng hệ thống tam thể Trimurti mà người Chăm tôn thờ, bên cạnh đó còn có các biểu tượng Linga và Yoni được tìm thấy ở khu di tích Mỹ Sơn

Người Chăm theo 3 tôn giáo chính gọi là Chăm Bà La Môn, Chăm Islam và chăm Bà Ni Chăm Bà La Môn là tôn giáo lâu đời nhất của người Chăm ở Việt Nam, tôn thờ tam thể Trimurti là Shiva, Vishnu và Brahma Sau đó, một nhóm người Mã Lai theo con đường giao thương buôn bán đã mang theo Chăm Islam

Trang 8

ge |

vào Việt Nam, tôn thờ một đấng duy nhất là Alla Vì sự khác biệt này nên hai tôn giáo mâu thuẫn với nhau, một bộ phận người Chăm lúc bấy giờ đã cố gắng “Chăm hóa” chúng để tạo thành một tôn giáo mới gọi là Chăm Bà Ni Ba tôn giáo trên hiện vẫn còn tồn tại, đang hoạt động một cách độc lập và có nhiều quan hệ với nhau

Lối kiến trúc tiêu biểu nhất của người Chăm chính là các tháp Chăm hơn trăm năm tuổi với cách xây dựng đặc biệt mà chỉ họ mới làm được Đây chính là

bí ẩn mà các nhà nghiên cứu tới nay vẫn chưa có lời giải đáp chính xác

Hằng năm, người Chăm tổ chức rất nhiều các lễ hội để tạ ơn thần linh và các

vị vua thần đã phù hộ cho họ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc Đây cũng là cách để người Chăm giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của họ

1.4 Sắc tộc Chăm ở Việt Nam

Tộc người Chăm là một trong 54 dân tộc anh em sinh sống trên đất nước Việt Nam Họ có sự hòa đồng và sinh sống cộng cư xen kẽ với các dân tộc khác Nếu xét về nguồn gốc hình thành thì người Chăm là một tộc người di cư, nhưng họ cũng được xem như một dân tộc bản địa khi đáp ứng đủ bốn tiêu chí của Hiệp hội Dân tộc học Thế giới:

- Thời gian tồn tại trên 500 năm

- Ngôn ngữ có ảnh hưởng đến các dân tộc sống ngoại vi

- Các giá trị văn hóa, lịch sử được các dân tộc khác công nhận và vẫn còn tồn tại

- Tộc người còn tồn tại cho đến ngày nay Nhà nước ta ngày nay đã ban hành những thông tư, chính sách liên quan để đảm bảo sự tạo mọi điều kiện để các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Chăm nói riêng có cơ hội phát triển và hòa nhập hơn với các dân tộc anh em

2 Không gian văn hóa lễ hội Katê

Trang 9

tế - văn hóa, tâm lý, tôn giáo Và mỗi dân tộc của một quốc gia lại càng thể hiện

rõ điều đó

Với sự phong phú lễ hội, các nhà nghiên cứu văn hóa đã đưa ra những tiêu chí khác nhau nhằm phân loại cũng như nhận diện các lễ hội Theo PGS Dương Văn Sáu, chúng ta có thể phân chia lễ hội thành các cách khác nhau:

Nhóm chúng tôi chọn phân loại theo tiêu chí không gian tổ chức

Chảy dài theo dòng chảy của lịch sử dân tộc với biết bao thăng trầm và

biến cố, cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận vẫn giữ riêng cho mình nhiều nét đặc sắc trong văn hóa, phong tục và tập quán, những lễ hội gắn

liền với dân tộc tiếp tục được giữ gìn và phát huy hàng trăm năm qua, nổi bậc trong số đó là lễ hội Katê

Lễ hội Katê là lễ hội quan trọng đậm tính dân gian lớn nhất của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn, được tổ chức thường lệ hằng năm, nằm trong công

Trang 10

ge |

lễ là những nghi lễ được tổ chức chung trong cộng đồng người Chăm không

Halau Kraong và Cambur Tuy là hai bộ phận tín đồ khác nhau, song vì mục đích hòa hợp dân tộc, tín ngưỡng, họ không tách rời nhau mà bị ràng buộc

lẫn nhau trên tất cả phương diện như phong tục, tập quán, nghi lễ và hội hè

Lễ Katê là dịp để người Chăm bày tỏ lòng thành kính đến các vị thần như: Pô

Klong Garai, Pô Rome và ông bà tổ tiên đã phù hộ độ trì cho họ, cầu mong mùa màng bội thu, gặp nhiều điều thuận lợi trong lao động, sản xuất… Là dịp để người Chăm từ mọi miền đất nước trở về quê hương để cùng đoàn tụ với gia đình, dòng họ, làng xóm, bạn bè và cộng đồng mình Cũng tương tự như Tết Nguyên Đán cổ truyền của người Việt Ngày nay Katê không chỉ là một nghi lễ hay lễ hội mà nó đã thực sự trở thành ngày Tết đối với đồng bào Chăm nói chung và Chăm Ahier nói riêng (bản thân người Chăm Bà La Môn không gọi mình là Chăm Bà La Môn mà gọi là Chăm Ahier hoặc Chăm “Rặt” (Cham Jat tức Chăm gốc)

2.1 Ngu ồn gốc của tên gọi Katê

Được dịch dựa theo từ điển của E Aymonier – A Cabaton, Katê là danh

từ có nguồn gốc từ Katik của Hindu và từ Kattika của Phạn ngữ (Sanskit)

Ấn Độ Tuy nhiên ở Ấn Độ không có lễ tục này

Ngoài ý nghĩa trên Katê còn có ý nghĩa chung rộng hơn đó là một lễ tưởng

nhớ tổ tiên, một số vị thần linh, một số vua chúa và các nhân vật có công

với đất nước và dân tộc Ý nghĩa này được thể hiện rõ qua nội dung tổ chức

lễ hội katê theo văn bản chữ Chăm (akkar thrah) bao gồm: kinh hành lễ Katê (danak ngap yang Kate), bài thánh ca của các vị thần (damnây dom po yang) và những lời cầu nguyện của người tham dự lễ (panuec alankar po yang)

Trang 11

ge |

Rút ra từ những nhận định trên, ta có thể kết luận Katê nguyên thủy là một nghi lễ có nguồn gốc bản địa (tín ngưỡng địa phương) mang bản sắc riêng

của Champa xưa Về sau có một số yếu tố ảnh hưởng của nền văn minh Ấn

Độ và Hồi giáo Minh chứng cho chúng ta thấy rõ, tuy ba cộng đồng tôn giáo Chăm Ahier, Chăm Awal và Chăm Islam đều có chung một lễ nghi, lễ

tục ban đầu Tuy nhiên, về sau khi chịu sự ảnh hưởng từ Hồi giáo và Ấn

Độ giáo nên có sự khác biệt theo tín ngưỡng và lễ cúng riêng

hưởng Ấn Độ giáo như Indonesia (Bali), Thái Lan và Campuchia thì Champa cũng thường xây dựng các đền tháp để thờ thần Siva, Brahma, Visnu và hàng năm cũng thường tổ chức lễ cúng tế ở đền tháp Thông qua

tư liệu bia kí chúng ta biết rằng, các vua chúa Champa luôn cúng tế đền tháp sau những lần vua đăng quang, thắng trận và được mùa

Thế nhưng thời đó cũng chưa có một minh chứng nào cụ thể để cập đến

lễ hội Katê trong giai đoạn lịch sử này Chỉ nói nhiều về những lễ nghi, lễ

tục, nghi thức thờ cúng trong những dịp trọng đại Mãi sau đến thế kỷ XV (1471), khi thủ đô Vijaya (Bình Định) của Champa bị suy tàn, đánh dấu

nền văn minh Champa đã sụp đổ, kéo theo đó là ảnh hưởng của Ấn Độ giáo cũng đi xuống và nhường chỗ cho sự phát triển của Hồi giáo ở vùng Đông Nam Á

Cũng bắt đầu từ thời điểm này, thông tin về đất nước Champa ít được đề

cập Do đó thông tin về Champa sau TK XV chỉ còn được biết đến qua văn

bản cổ chép tay còn lưu giữ ở một số chức sắc và gia đình người Chăm ở

truyền lại từ nhiều đời, ghi chép cẩn thận về văn minh Chăm vùng

Trang 12

ge |

Panduranga trên tất cả bình diện như lịch sử, văn chương, lịch pháp, tín ngưỡng, đền tháp, nghi lễ, hội hè và tất nhiên trong đó có lễ hội Katê Thông qua văn bản chữ Chăm này những nhà khoa học đã nhận định: Sau

minh mới ở phía Nam - nền văn minh Champa – Panduranga

Nền văn minh này còn lưu giữ lại một ít tàn dư của Ấn Độ giáo, Hồi giáo

và kết hợp với tín ngưỡng địa phương Và lễ hội Katê cũng là sản phẩm của nền văn minh mới này Trong Katê có chứa đựng yếu tố Ấn Độ giáo như đền tháp, tượng thờ, tầng lớp tu sĩ (Basaih) và lời văn cúng tế thần Siva (Po Ginuer Mantri) của Chăm Ahier Bên cạnh đó còn chứa những

yếu tố Hồi giáo như tượng thờ thần Pô Klong Garai và Pô Rome có một

loạt mũ hình ống, đó là loại mũ Fez của người Hồi giáo Pô Rome – gốc người Churu làm vua Champa từ năm 1627 đến 1651, ngài cũng là người

từng sang Makah ở Kelatan, Mã Lai để học triết lý Hồi giáo vào TK VXII cũng được thờ cúng trong lễ hội Katê Theo truyền thống dân gian Chăm, vua Pô Rome còn là người có công lớn trong việc truyền đạo Hồi và dung

hợp giữa hai tín ngưỡng Chăm Ahier và Chăm Awal, cùng các sắc dân

miền núi – cao nguyên Champa

2.3 Thời gian diễn ra lễ Katê

Katê là lễ cúng để tưởng nhớ thần Cha (Ngap padhi phuel bilan Katê sak ka yang po yang Amâ), còn Cambun là Lễ cúng tưởng nhớ thần Mẹ Thần Cha thuộc “dương” còn thần Mẹ thuộc “âm” nên Katê được tổ chức vào thượng tuần trăng (1 tháng 7 lịch Chăm), Cambun được tổ chức vào hạ tuần trăng (15 tháng

9 lịch Chăm), đều được tổ chức ở đền/ tháp

Lễ hội Katê của người Chăm tại Ninh Thuận được diễn ra trong vòng 3 ngày Thường được bắt đầu vào ngày 1 tháng 7 theo lịch Chăm (khoảng

Trang 13

ge |

25/9 – 5/10 dương lịch) Ngày nay, các địa điểm được tổ chức là đền tháp

Po Sah Inư (TP Phan Thiết, Bình Thuận), tháp Pô Klong Garai (TP Phan Rang – Tháp Chàm) và tháp Pô Rome (thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) Lễ hội Katê diễn ra tại các gia đình cả

sư và các làng Chăm theo đạo Bà La Môn

2.4 Lễ Nghi

Lễ hội tại đền tháp do Ban tế lễ là các chức sắc đạo Bà La Môn gồm:

- Thầy cả sư trụ trì đền tháp làm chủ lễ (Po Adhia)

- Thầy kéo đàn Rabap hát thánh ca (Kadhar)

- Bà múa lễ, lên đồng và dâng lễ vật lên các vị thần (Bajau)

- Ông từ giữ tháp (Camanei)

- Và cùng một số tu sĩ Basaih của Chăm Ahier phụ lễ

Lễ vật dâng cúng Katê tại đền tháp:

- 01 con dê (tha sày phề)

- 03 mâm cơm (klau lao thay), canh cúng với thịt dê

- 01 cơm đựng trong hộp bằng đồng (tha hop thay)

- 03 mâm bánh gạo và hoa quả (klau lao han khẩm phkó)

- Rượu, trứng, trầu cau, xôi chè (lắc, phkó thà, la nâng, íu phù…)

Sau khi lễ vật đã chuẩn bị xong, ban tế lễ đã sẵn sàng thì lễ hội bắt đầu được

tiến hành theo các bước sau: lễ rước y trang, lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng thần,

lễ mặc y phục cho tượng thần và sau cùng là đại lễ

Lễ rước y trang của nữ thần Pô Nagar (thần Mẹ xứ sở) Y phục của Nữ thần

Pô Nagar do người Ra Glai (một bộ tộc miền thượng) cất giữ Đến ngày hội lễ

Ngày đăng: 14/01/2022, 16:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w