Sinh viên cao học ngành thạc sĩ chính sách công có thể tham khảo bài viết dưới đây để lựa chọn cho mình đề tài hay nhất cho luận văn thạc sĩ chính sách công.
I. 10 luận văn thạc sĩ chính sách công được đánh giá cao nhất 2024
1. Thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục thông tin Khoa học công nghệ, thuộc Bộ Khoa học Công nghệ
Việc sử dụng khai thác thông tin cơ sở dữ liệu và thống kê trước đây còn chậm do nhiều giấy tờ văn bản nhiều thủ tục làm ảnh hưởng nhất định đến người sử dụng khai thác thông tin, làm chậm tiến độ công việc của cá nhân và đơn vị dẫn đến hiệu quả công việc chưa được cao.
Đây chính là lý do mà tác giả chọn đề tài này làm luận văn thạc sĩ chính sách công.
2. Thực hiện chính sách người có công với cách mạng từ thực tiễn quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng
Luận văn thạc sĩ chính sách công này trình bày những mặt tích cực và phân tích các mặt còn hạn chế của quá trình thực hiện chính sách cho người có người có công với cách mạng tại quận Cẩm lệ, thành phố Đà Nẵng.
3. Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạnh trên đại bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk
Luận văn thạc sĩ chính sách công đã nghiên cứu cơ sở lý luận, tình hình thực tiễn thực thi các chính sách an sinh xã hội tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk gồm những chính sách đối với người có công với cách mạng từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao, cải thiện các chính sách ưu đãi cho người có công với cách mạng.
4. Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
Nhận thấy trong quá trình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng còn nhiều khó khăn bất cập, nhiều yếu tố tác động. Trên cơ sở những kiến thức đã học, những kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, tác đã chọn đề tài: Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam làm luận văn thạc sĩ chính sách công.
5. Thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hoá tại di tích khảo cổ Cát Tiên
Mục tiêu của luận văn thạc sĩ chính sách công này là góp phần hệ thống hoá tư liệu, tìm hiểu thực trạng di tích, nghiên cứu mới và đề xuất các cơ chế, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước nhằm đưa ra những giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá tại di tích khảo cổ Cát Tiên.
6. Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
Mục đích của luận văn thạc sĩ chính sách công này chính là phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay từ đó rút ra bài học và đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong tương lai
7. Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên từ thực tiễn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Luận văn thạc sĩ chính sách công này nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên từ thực tiễn của Quận Ba Đình, để từ đó đưa ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về lao động của Quận nói chúng và cụ thể là việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên.
8. Thực hiện chính sách phát triển thể dục thể thao trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển TDTT, luận văn thạc sĩ chính sách công đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển TDTT tại thị xã Điện Bàn, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách phát triển TDTT trong thời gian tới ở thị xã Điện Bàn
9. Thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay
Luận văn thạc sĩ chính sách công “Thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay” tổng kết, khái quát thực tiễn công tác tôn giáo để tìm ra phương hướng và giải pháp nhằm phát huy vai trò của chính quyền địa phương để tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách tôn giáo.
10. Luận văn chuyên ngành chính sách công: Thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Luận văn thạc sĩ chính sách công này nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng để đề xuất các kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách này trong các giai đoạn tiếp theo.
II. Những vấn đề lý luận thực thi chính sách công
1. Chức năng của chính sách công
Với tư cách là công cụ can thiệp của nhà nước vào các quá trình của đời sống xã hội, chính sách công có những chức năng riêng. Nghiên cứu này nêu lên một số chức năng cơ bản của chính sách công sau đây:
– Một là, chức năng tạo lập khuôn khổ thể chế. Ở mỗi quốc gia, chính sách công được thể chế hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật, tạo lập khuôn khổ thể chế cho các chủ thể trong xã hội hành động Phù hợp với yêu cầu thực tiễn, phù hợp với thiết chế xã hội. Chẳng hạn, trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hệ thống chính sách của Việt Nam được xây dựng để tạo ra khuôn khổ để thể chế cho phép nhà nước can thiệp vào các quá trình xã hội một cách trực tiếp. Hệ thống chính sách giai đoạn này quy định về chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất, do đó các nhà máy, xí nghiệp hoạt động trên cơ sở chỉ tiêu sản lượng do nhà nước giao, chế độ tem phiếu được sử dụng để phân phối sản phẩm của xã hội cho cán bộ, công chức tuy nhiên khi kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống chính sách mới được thiết lập phù hợp với cơ chế vận hành mới của nhà nước điều hành, quản lý kinh tế, xã hội theo khuôn khổ thể chế mới. Như vậy chính sách công là công cụ đắc lực tạo lập khuôn khổ thể chế để nhà nước quản lý, điều hành mọi hoạt động trong đời sống xã hội
– Hai là, chức năng định hướng và kích thích phát triển. Để định hướng cho sự phát triển, nhà nước đề ra chính sách, đặt ra quy định để để hướng dẫn hành vi, hoạt động của chủ thể trong xã hội. Chức năng định hướng thường được thể hiện bằng các quy định về những hành vi được phép hoặc không được phép làm, những hành vi của các chủ thể trong xã hội được khuyến khích hoặc không khuyến khích. Ngoài ra chức năng định hướng còn được thực hiện thông qua nhà nước hướng dẫn phân bổ và sử dụng các nguồn lực công có sẵn trong thẩm quyền. Ví dụ, để định hướng phát triển ngành công nghiệp ô tô trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế, nhà nước ban hành chính sách yêu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào ngành sản xuất ô tô.
– Ba là chức năng điều tiết các thất bại của thị trường. Theo lý thuyết kinh tế hiện đại, thị trường là một cơ chế phân bổ nguồn lực hiệu quả nhất để phát triển sản xuất. Doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận của mình mà đầu tư vào những ngành, lĩnh vực xã hội có nhu cầu phải luôn tìm cách phát triển công nghệ tiên tiến để tiết kiệm chi phí sản xuất. Người tiêu dùng vì lợi ích của mình nên chỉ mua hàng hóa có giá trị sử dụng cao nhất trên một đơn vị tiền tệ chỉ tiêu.
– Bốn là chức năng hạn chế các yếu tố tiêu cực. Bằng các chính sách công. Nhà nước có thể hạn chế sự gia tăng những yếu tố gây hại cho sự phát triển nền kinh tế, xã hội, đi ngược lại với truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc, xâm hại đến lợi ích quốc gia dân tộc. Ví dụ, để phát triển kinh tế xã hội bền vững, nhà nước kiềm chế lạm phát tiền tệ, kiểm soát tệ nạn xã hội gây nhiễu loạn giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, gây bất lợi cho sự phát triển.
2. Vai trò của chính sách công ở Việt Nam
Hệ thống chính trị ở Việt Nam có những khác biệt lớn so với các nước trên thế giới, vì vậy, vai trò của các bên liên quan trong quá trình thực hành chính sách công cũng có những khác biệt nhất định.
Trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, đảng cộng sản là đảng cầm quyền duy nhất, đảng lãnh đạo nhà nước và toàn xã hội. Vì vậy hoạt động lãnh đạo của đảng có vai trò đặc biệt trong toàn bộ quá trình chính sách, thể hiện ở cả nội dung cũng như phương thức lãnh đạo.
về nội dung, đảng định hướng thống nhất về tư tưởng, quan điểm, mục tiêu chính trị cũng như khát vọng của nhà nước và toàn xã hội. Về phương thức, đảng lãnh đạo nhà nước triển khai quá trình chính sách công thông thông qua các phương thức:
Đảng lãnh đạo nhà nước trong việc triển khai quá trình chính sách công công thông qua chủ trương, đường lối
Đảng lãnh đạo nhà nước triển khai quá trình chính sách công thông qua công tác cán bộ trong cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội, hội đồng tư vấn chính sách quốc gia.
Đảng lãnh đạo nhà nước thực hiện quá trình chính sách thông qua công tác, Tuyên truyền, vận động, huy động toàn xã hội tham gia giải quyết vấn đề chính sách