Tín dụng ngân hàng là gì? Có những hình thức tín dụng ngân hàng nào? Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc để có thể viết được một Báo cáo thực tập tín dụng ngân hàng chuẩn nhất!
Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế cũng như điều hành kinh tế vĩ mô. Có thể nói, tín dụng ngân hàng luôn đồng hàng và có tác động đến sự ổn định, cân đối và tăng trưởng của nền kinh tế. Là điều kiện không thể thiếu để phát triển một nền kinh tế năng động, tín dụng ngân hàng đang ngày càng được mở rộng và phát triển một cách đa dạng nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu vốn có của các tổ chức kinh tế. Nhờ đó mà nhu cầu vốn của nền kinh tế được đáp ứng một cách linh hoạt, kịp thời và đầy đủ nhất.
I. 10 mẫu báo cáo thực tập tín dụng ngân hàng mới nhất
1. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhà nước tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội
Vốn vay ngân hàng không những giúp doanh nghiệp nhà nước mở rộng được sản xuất kinh doanh mà còn đem lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, bạn sinh viên đã viết báo cáo thực tập với đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhà nước tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội.
2. Tín dụng ngân hàng và vai trò đối với việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tín dụng ngân hàng có vai trò nhất định đối với sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta. Đây là một đề tài cần thiết phải nghiên cứu, do đó bạn sinh viên đã lựa chọn để thực hiện báo cáo thực tập tín dụng ngân hàng của mình.
3. Giải pháp và kiến nghị mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất
Thị trường tín dụng nông thôn là mảnh đất chứa nhiều tiềm năng mà các ngân hàng cần phải vươn tới để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và xóa đói, giảm nghèo. Do đó, báo cáo thực tập đã tập trung nghiên cứu về Giải pháp và kiến nghị mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất.
4. Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội
Việc sử dụng có hiệu quả công cụ tín dụng ngân hàng có tác động thúc đẩy đầu tư phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Báo cáo thực tập trên theo đó đã chọn lựa đề tài Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội để nghiên cứu.
5. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế hộ sản xuất
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất là tín dụng mà một bên chủ thể tín dụng là ngân hàng, một bên là các hộ sản xuất. Báo cáo thực tập trên đã tìm hiểu về Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế hộ sản xuất.
6. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho các doanh nghiệp. Tín dụng ngân hàng còn bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục. Để tìm hiểu kỹ hơn về vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, bạn sinh viên đã thực hiện báo cáo thực tập này.
7. Tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng ngân hàng của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường
Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh quan trọng nhất đem lại phần lớn lợi nhuận cho Ngân hàng thương mại. Nhưng đồng thời đây cũng là hoạt động có nhiều rủi ro nhất. Để tìm hiểu về thực trạng hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam, báo cáo thực tập đã đi sâu vào đề tài Tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng ngân hàng của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.
8. Tầm quan trọng của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường
Tín dụng ngân hàng đóng vai trò rất lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội do phải có vốn mới có thể đổi mới công nghệ và nâng cao năng suất lao động, tận dụng được nhiều nguồn nhân lực trong và ngoài nước. Báo cáo thực tập trên theo đó đã nghiên cứu rõ hơn về Tầm quan trọng của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.
9. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với hộ nông dân nghèo ở ngân hàng phục vụ người nghèo Việt Nam
Để giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo, cần thiết phải có những chính sách thích đáng cho các ngân hàng. Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với hộ nông dân nghèo ở ngân hàng phục vụ người nghèo Việt Nam theo đó đã được nghiên cứu để thực hiện báo cáo thực tập. Đồng thời đưa ra những vấn đề lý luận của việc thực hiện các chính sách và thể lệ cho vay đối với hộ nông dân nghèo.
10. Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VP Bank
Việc tìm ra giải pháp tín dụng nhằm phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ đang là vấn đề bức xúc hiện nay của các Ngân hàng thương mại. Xuất phát từ quan điểm đó, bạn sinh viên đã thực hiện báo cáo thực tập với đề tài Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VP Bank.
102+ mẫu báo cáo thực tập tín dụng ngân hàng
II. Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng
1. Tín dụng ngân hàng là gì?
Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn giữa ngân hàng và các tổ chức kinh tế cũng như các cá nhân khác theo quy tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Thông qua quan hệ tín dụng, ngân hàng có khả năng chuyển các nguồn vốn từ nơi sử dụng kém hiệu quả sang nơi sử dụng có hiệu quả hơn.
Tín dụng ngân hàng đang ngày càng được mở rộng và phát triển một cách đa dạng nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu vốn có của các tổ chức kinh tế. Nhờ đó mà nhu cầu vốn của nền kinh tế được đáp ứng một cách linh hoạt, kịp thời và đầy đủ nhất.
Có thể nói, tín dụng ngân hàng là điều kiện không thể thiếu để phát triển một nền kinh tế năng động.
Đọc thêm:
10+ mẫu báo cáo thực tập Ngân hàng Agribank hot nhất năm 2020
15+ báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền không thể bỏ qua năm 2020
2. Các hình thức tín dụng ngân hàng
Các khoản cho vay được chia ra theo nhiều hình thức tín dụng khác nhau, căn cứ vào các tiêu thức khác nhau. Một số hình thức tín dụng ngân hàng chủ yếu có thể kể đến:
a. Căn cứ vào thời hạn tín dụng
Các khoản cho vay của ngân hàng có thể chia làm 3 loại sau:
- Tín dụng ngắn hạn.
- Tín dụng trung hạn.
- Tín dụng dài hạn.
b. Căn cứ vào đối tượng tín dụng
Tín dụng theo đó được chia làm 2 loại:
- Tín dụng lưu động: Loại tín dụng được cấp để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế.
- Tín dụng vốn cố định: Loại tín dụng được cấp để hình thành tài sản cố định.
c. Căn cứ theo mục đích tín dụng
- Tín dụng sản xuất và kinh doanh: Loại tín dụng được cấp cho nhà sản xuất kinh doanh để tiến hành sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hóa.
- Tín dụng tiêu dùng: Loại tín dụng cấp cho các cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
- Cho vay đầu tư dự án: Hình thức cấp tín dụng dựa trên cơ sở dự án sau khi đã được xem xét khẳng định tính hiệu và khả thi của dự án.
- Tín dụng thuê mua: Ngân hàng bỏ ra một khoản vốn để mua mới, xây dựng mới hoặc mua và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp một loại tài sản cố định sẵn có, sau đó cho thuê hoặc bán cho doanh nghiệp để sử dụng vào mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng.
- Tín dụng cấp cho xuất nhập khẩu.
d. Căn cứ theo sự đảm bảo
- Cho vay có đảm bảo: Là việc cho vay thế chấp.
- Cho vay không đảm bảo: Là khoản cho vay được dựa vào lòng tin giữa ngân hàng và khách hàng.
e. Căn cứ theo phương pháp hoàn trả
- Cho vay trả một lần: Khoản cho vay hoàn trả toàn bộ một lần vào thời gian đáo hạn cuối cùng.
- Cho vay trả góp: Khoản vay hoàn trả theo định kỳ.
3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế quốc dân
- Tín dụng ngân hàng là công cụ chủ yếu để tài trợ, đầu tư cho các ngành, các vùng kinh tế kém phát triển.
- Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng.
- Tín dụng ngân hàng là công cụ để Nhà nước tiến hành điều hòa, lưu thông tiền tệ và từ đó điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế.
- Tín dụng có tác dụng quan trọng trong việc tổ chức quản lý, sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất.
- Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế.
III. Thực hành viết báo cáo thực tập tín dụng ngân hàng
Để viết được một bản báo cáo thực tập tín dụng ngân hàng hoàn chỉnh nhất, bạn cần thiết phải tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ những thông tin sau:
- Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng.
- Khái quát bối cảnh và lịch sử hình thành của cơ quan thực tập.
- Phân tích tình hình thực tế hoạt động tín dụng ngân hàng của cơ quan thực tập.
- Những nội dung công việc đã được giao cho trong kỳ thực tập.
- Kết luận và nêu nhận xét, đánh giá, kiến nghị của bản thân.
Đọc thêm:
Kinh nghiệm viết báo cáo thực tập kế toán tiền gửi ngân hàng
Top 10 mẫu báo cáo thực tập ngành Tài chính ngân hàng không thể bỏ qua
Sau khi đọc và áp dụng bài viết trên của 123doc, bạn sẽ thấy rằng việc viết một bản báo cáo thực tập tín dụng ngân hàng là điều trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Tại đây, chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp cho bạn những thông tin, tài liệu chất lượng để nghiên cứu và hoàn thành thật xuất sắc báo cáo thực tập của mình.