Phân tích kinh tế xã hội của singapore

35 0 0
Phân tích kinh tế xã hội của singapore

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI KHÁ TỐT 9.5 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA SINGAPORE GIAI ĐOẠN TỪ 1985 ĐẾN 2013 I Giới thiệu sơ lược về Singapore Singapore tên chính thức là nước Cộng hòa Singapore, là một đảo quốc tại Đông Nam Á.Lãnh thổ Singapore gồm có một đảo chính hình thoi, và khoảng 60 đảo nhỏ hơn.Singapore là quốc gia đô thị hóa cao độ, chỉ còn lại ít thảm thực vật nguyên sinh.Lãnh thổ của Singapore liên tục mở rộng thông qua hoạt động cải tạo đất Singapore là một trong các trung tâm thương mại lớn của thế giới, với vị thế trung tâm tài chính lớn thứ tư và một trong năm cảng bận rộn nhất.Nền kinh tế mang tính toàn cầu và đa dạng của Singapore phụ thuộc nhiều vào mậu dịch, đặc biệt là chế tạo Theo sức mua tương đương, Singapore có thu nhập bình quân đầu người cao thứ ba trên thế giới Quốc gia này xếp hạng cao trong các bảng xếp hạng quốc tế liên quan đến giáo dục, chăm sóc sức khỏe, sự minh bạch của chính phủ, và tính cạnh tranh kinh tế Singapore có thành phần dân tộc đa dạng, song các dân tộc châu Á chiếm ưu thế: 75% dân số là người Hoa, các cộng đồng thiểu số đáng kể là người Mã Lai, người Ấn Độ, và người Âu-Á Quốc gia này có bốn ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh, tiếng Mã Lai, tiếng Hoa và tiếng Tamil, và chính phủ thúc đẩy chủ nghĩa văn hóa đa nguyên thông qua một loạt các chính sách chính thức II Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp định lượng: Quá trình phân tích phải đưa ra các tính toán các chỉ tiêu về thu nhập, GDP hay GDP/người, số hộ nghèo,ngưỡng nghèo….tất cả phải thực hiện bằng phương pháp định lượng để có đánh giá chính xác nhất vì đây là vấn đề không thể ước lượng mà phải lượng hóa, cụ thể hóa bằng số liệu thực tế Phải có những cuộc điều tra, thực nghiệm và cả phân tích nội dung  Phương pháp thống kê mô tả: Mô tả các đặc trưng của mô hình cũng như những đặc trưng về các số liệu sử dụng Mô tả tổng quát xu hướng nổi bật, mô tả những ảnh hưởng của các chỉ tiêu kinh tế  Phương pháp diễn dịch: Trình bày đề tài theo hướng từ một ý và triển khai ra theo các luận cứ bổ sung nhằm làm sang tỏ cho ý kiến đánh giá ban đầu đó Khi nêu ra kết quả nghiên cứu sẽ giải thích cho kết quả đó  Phương pháp mô hình hóa: Nhóm đã vận dụng lý thuyết học trong môn kinh tế lượng để lập ra các mô hình thể hiện mối quan hệ giữa các biến số kinh tế, chạy mô hình đưa ra các kết quả sau đó thực hiện các kiểm định kết quả thu được để xem xét sự tồn tại của mô hình, sự tồn tại của các biến phụ thuộc, kiểm tra các hiện tượng như đa cộng tuyến, tự tương quan, phương sai sai số ngẫu nhiên thay đổi,… Khi vi phạm các kiểm định này nhóm sẽ tiến hành chạy lại mô hình mới bằng các cách như bỏ biến, thêm biến, nếu các kiểm định đã phù hợp nhóm sẽ đưa ra các kết luận về mối quan hệ giữa các biến số để thấy được sự tác động giữa chúng Nhóm đã thực hiện các mô hình hồi quy sau : Mô hình thể hiện sự tác động của K,L đến GDP trong đó GDP là biến phụ thuộc, K,L là biến độc lập, mô hình được triển khai thừ hàm Cobb_Douglas: Y = A.KDIα Lβ Mô hình có dạng như sau: Ln (Y) = Ln(A) + α.Ln(K)+β.Ln (L) Mô hình thể hiện sự tác động của FDI đến tăng trưởng trong đó GDP là biến phụ thuộc, FDI, vồn trong nước, tỉ lệ người biết chữ là biến phụ thuộc Mô hình có dạng: Ln (GDP) = β0+β1 Ln (FDI)+ β2 Ln (K) + β3 Ln (M) Mô hình thể hiên sự tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong đó chuyển dịch cơ cấu thể hiện bằng hệ số cos là biến phụ thuộc và các biến độc lập là FDI, K, tỉ trọng xuất khẩu trong GDP Mô hình có dạng như sau: CDCC = β0+ β1.Ln FDI + β2.Ln K+ β3.Ln EX/GDP+ β 4 M III Số liệu - Nguồn số liệu: Ngân hàng thế giới và tổng cục thống kê – số liệu về Singapore - Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu đã được thu thập và được xử lý bằng Excel và SPSS A Vấn đề phát triển kinh tế của Singapore Sự tăng trưởng GDP của Singapore Qua biểu đồ 1: biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng GDP của Singapore ta thấy tình hình tăng trưởng của GDP của Singapore không đồng đều, có xu hướng lên xuống không ổn định từ năm 1985 đến 2013 Trong đó có 4 năm đạt mức tăng trưởng GDP âm đó là những năm 1985, 1998, 2001, 2009 tương ứng với mức tăng trưởng GDP lần lượt là -0,68704%, -2,2252%, -0,9523%, -0,6034% Làm cho sự tăng trưởng của GDP bị gián đoạn tạm thời, tuy nhiện nó cũng phù hợp bởi vì ở những năm đó đã diễn ra những cuộc suy thoái ngắn kỳ vào các năm 1985, 1998, 2001 Đồng thời vào năm 2010 GDP đạt mức tăng trưởng cao nhất là 15,2404 %, thể hiện được sự khôi phục tăng trưởng mạnh mẽ của Singapore Mặc dù sự tăng trưởng của GDP ở Singapore tính theo giá cố định 2005 theo US$ không ổn định, tuy nhiên giá trị hiện hành của Singapore tính theo LCU có xu hướng tăng lên qua các năm trong suốt giai đoạn 1985-2013 Bên cạnh sự tăng lên của GDP hiện hành theo LCU thì GDP hiện hành theo US$ cũng tăng lên vượt bậc Đồng thời từ biểu đồ 4 Ta thấy tổng vốn cố định (% tăng trưởng hằng năm) của Singapore có mức tăng trưởng không ổn định từ năm 1985 đến 2013 Trong đó có 8 năm mức tăng trưởng đạt giá trị âm là những năm 1985, 1986, 1996, 1998, 1999, 2001 đến 2003 và 2013 Bên cạnh đó mức thấp nhất là vào năm 1986 với mức -12,3076% Và sự tụt dốc nghiêm trọng của tổng vốn cố định là giai đoạn năm 1996 đến 1998 với mức giảm là 29,4632% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á thời kì năm 1997-1998 Tuy nhiên trong suốt giai đoạn trên thì vẫn có những năm tổng vốn đầu tư có sự tăng trưởng vượt bậc Nó được thể hiện ở giai đoạn năm 1986 đến năm 1989 sự tăng trưởng đạt mức từ -12,3077% lên đến 15,2149% với mức tăng 27,5226% Và mức tăng trưởng đột phá nhất có khoảng thời gian ngắn nhất là từ năm 1999 đến 2000 với mức tăng 15,9295% Về cơ cấu lao động: Cho thấy lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu lao động, lao động trong dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh tế Lao động trong công nghiệp và dịch vụ có sự chuyển dịch qua các năm, giảm lao động trong công nghiệp tăng lao động trong dịch vụ, năm 2009 tỷ lệ lao động trong dịch vụ chiếm hơn 75% Cơ cấu lao động của Singapore cũng đã chứng tỏ được sự phát triển của nước này Hệ số ICOR của Singapore ( Biểu đồ 5) biến động không đều qua các năm Hệ số ICOR là hệ số sử dụng vốn, tức là nếu ICOR càng thấp chứng tỏ vốn đầu tư quan trọng, hay nói cách khácnếu ICOR cao thì chứng tỏ nền kinh tế đã không sử dụng vốn hiệu quả Ở Singapore hệ số ICOR hầu như đều đạt mức dưới 1%, có năm còn chiếm - 3,129% (năm 1986), -0,247% (năm 1999),năm 2002 ICOR đạt -0,620%, -0,3% (năm 2003), đỉnh điểm nhất là năm 2009 ICOR đạt -1,643% và năm 2013 thì nó đạt - 0,138% Đồng thời qua mô hình hồi quy ta thấy được mối quan hệ giữa các biến GDP, FDI, L như sau: Ta có: Ln (Y) = -1,243 + 0,073.Ln(FDI) + 1,710.Ln(L) Từ mô hình hồi quy trên ta có thể thấy khi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 1 đơn vị mà các yếu tố khác ( L) giữ nguyên thì sẽ làm cho GDP tăng lên 0,073 đơn vị, và khi yếu tố L tăng 1 đơn vị mà các yếu tố khác (FDI) giữ nguyên thì sẽ làm cho GDP tăng lên 1,710 đơn vị Đồng thời, yếu tố lao động là một trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đối với GDP của Singapore, qua đó phần nào thấy được sự đầu tư về đào tạo chất lượng lao động có trình độ, tay nghề cao của Singapore Tiếp đó là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Từ 2 yếu tố trên đã góp phần tạo điều kiện cho Singapore phát triển mạnh mẽ, trở thành một cường quốc kinh tế mạnh trong khu vực, là một trong những con rồng của Châu Á  Việc sử dụng nguồn lực có hiệu quả đã giúp Singapore đạt được kết quả tăng trưởng kinh tế tốt Nguồn vốn đầu tư trong nước của Singapore tăng cao qua các năm góp phần thúc đẩy Singapore đầu tư ra nước ngoài, Singapore đang đầu tư nhiều vào khu vực Đông Nam Á, nhằm khai thác tối ưu lợi thế về lao động, tài nguyên của khu vực này Về yếu tố nguồn lực lao động (L), lao động phân bổ vào các ngành phù hợp với cơ cấu từng ngành trong nền kinh tế của Singapore Và Singapore đang hướng tới nguồn lao động được đào tạo có bài bản, có chất lượng cao, với nguồn lực lao động này sẽ ngày càng góp phần làm tăng GDP cho Singapore Đồng thời ta thấy cơ cấu lao động của Singapore được chia thành lực lượng lao động cho các lứa tuổi 15- 24 (Bao gồm cả nam và nữ), với biểu đồ 7: Thể hiện tỷ lệ lao động lứa tuổi 15-24 như sau: Qua biểu đồ 7: ta thấy tỷ lệ nam giới tham gia vào lực lượng lao động nhiều hơn so với nữ giới Tuy nhiên từ năm 1990 đến 2012 thì cả lực lượng lao động nam và nữ đều có xu hướng giảm dần, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nữ giảm từ 56,8% xuống còn 37,1%, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nam giảm từ mức 58,7% xuống còn 39,2% Tuy nhiên trong suốt giai đoạn đó thì vào khoảng thời gian những năm 1998 đến năm 2000 tỷ lệ tham gia lao động chung của Singapore có xu hướng tăng lên nhưng mức tăng lên cũng không cao lắm so với những năm đầu của giai đoạn, và sau đó nó cũng giảm xuống vào những năm cuối của giai đoạn này Từ đó có thể thấy một tình trạng nghiêm trọng đang diễn ra ở Singapore đó là tình trạng dân số già Nó không chỉ ảnh hưởng trong một khoảng thời gian ngắn mà còn ảnh hưởng tới tương lai nền kinh tế Một khi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ngày một giảm thì làm sao có đủ nhân lực làm việc, nó sẽ dẫn đến những vấn đề không chỉ về con người mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế Singapore Bên cạnh đó khi nhìn vào biểu đồ 8: Ta nhận thấy, lượng lao động tham gia vào lực lượng lao động sau khi qua đào tạo cấp 1 và 2 chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động (chiếm hơn 90%), tuy nhiên lại có xu hướng giảm dần qua các năm từ 1991 đến 2012 Bên cạnh đó, lực lượng lao động qua đào tạo cấp 3 tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu lao động, nhưng lại có xu hướng tăng dần qua các năm, đã tăng lên 30% vào anwm 2012 Từ đó ta có thể thấy được sự chú trọng của chính phủ đối với lực lượng lao động tri thức cao (đào tạo qua hệ đại học cao đẳng), góp phần tạo ra một lực lượng lao động có hàm lượng chất xám cao, góp phần vào sự phát triển một nền kinh tế tiên tiến Đồng thời ta thấy ngành dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu các ngành của nền kinh tế Singapore (chiếm hơn ½ tổng tỷ trọng) và nó đang có xu hướng tăng dần qua các năm từ năm 1985 đến năm 2013 Hai ngành còn lại là nông nghiệp và công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp hơn, đặc biệt là ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu các ngành Và có xu hướng giảm dần qua các năm từ 0,7487% vào năm 1985 xuống còn 0,0377% vào năm 2013 Nhìn chung xu hướng phát triển về cơ cấu các ngành của Singapore đó chính là tăng cường chú trọng phát triển 2 ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm cơ cấu ngành nông nghiệp Nhờ sự chuyển dịch đó mà Singapore đã có những thành quả đáng nể không chỉ về kinh tế mà Singapore còn trở thành một cường quốc trong khu vực trên nhiều lĩnh vực Sau khi phân tích cơ cấu kinh tế của Singapore ta cũng biết Singapore là một quốc gia hầu như không phát triển nông nghiệp, đóng góp của nông nghiệp vào GDP chỉ xấp xỉ 1%, đất nước này chỉ chú trọng phát triển công nghiệp và dịch vụ trong đó dịch vụ chiếm đến 70% trong cơ cấu kinh tế và hoạt động đem lại cho đất nước này nhiều lợi ích nhất chính là hoạt động xuất khẩu  Một nền kinh tế tăng trưởng đòi hỏi cần có chất lượng là yêu cầu một nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trong dài hạn và theo chiều sâu, cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái Trong đó, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế theo chiều sâu bao gồm: TFP, vốn (ICOR), lao động (NSLĐ) Như chúng ta đã biết, sự phát triển kinh tế ở những quốc gia đang phát triển trong những thập kỷ qua chủ yếu phụ thuộc vào sự tích luỹ của các yếu tố đầu vào, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) Điều này đã góp phần chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp đến những bước đầu của nền kinh tế công nghiệp hoá Khi các yếu tố đầu vào (nhân công, nguyên liệu…) sẵn có và rẻ thì rất thuận lợi cho kinh tế phát triển Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào yếu tố đầu vào lại có nhược điểm đó là sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên Do đó, khi nền kinh tế phát triển ở mức cao hơn, bên cạnh chiến lược tăng trưởng dựa vào đầu vào , thì cũng phải định hướng vào nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn và lao động, đó chính là nâng cao TFP Như vậy, có thể hiểu TFP là chỉ tiêu đo lường năng suất của đồng thời cả “lao động” và “vốn” trong một hoạt động cụ thể hay cho cả nền kinh tế TFP phản ánh sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, qua đó sự gia tăng đầu ra không chỉ phụ thuộc vào tăng thêm về số lượng của đầu vào (phương thức truyền thống) mà còn tuỳ thuộc vào chất lượng các yếu tố đầu vào là lao động và vốn Theo đó, nâng cao TFP là biện pháp gia tăng đầu ra bằng việc nâng cao chất lượng của các yếu tố đầu vào là lao động và vốn Cùng với lượng đầu vào như nhau, lượng đầu ra có thể lớn hơn nhờ vào vào việc cải tiến chất lượng của lao động, vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này Vì vậy, tăng TFP gắn liền với áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý, nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề của người lao động… Kết quả chạy SPSS thấy mối quan hệ giữa TFP và vốn, lao động, xuất khẩu của Singapore ( Bảng phụ lục 5) ta có Ln(TFP) = 3,532 -0,151 * Ln(KDI) -0,968 * Ln(L) + 0,423 * Ln(EX) Khi vốn trong nước tăng 1 đơn vị trong điều kiện lao động và xuất khẩu không thay đổi sẽ làm cho TFP giảm 0,151 đơn vị, và khi lao động tăng 1 đơn vị (K và EX không thay đổi) sẽ làm cho TFP giảm 0,968 đơn vị, từ đó chứng tỏ vốn trong nước và lao động có tác động ngược chiều đối với TFP Khi xuất khẩu (EX) tăng 1 đơn vị (K và L không thay đổi) sẽ làm cho TFP tăng 0,423 đơn vị Đồng thời ta có thể thấy được mức đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP còn nhỏ và biến động (thông qua bảng tính TFP), có những năm chỉ số TFP còn đạt mức âm, điều này nói lên rằng hiệu quả đầu tư thấp, việc sử dụng nguồn lực FDI và KDI kém (hệ số của yếu tố vốn

Ngày đăng: 14/03/2024, 22:19

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan