Quản lý an toàn trong sản xuất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp tại Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 201 (Trang 59)

Quản lý an toàn là một nội dung quản lý được công ty hết sức chú trọng, do nó có sự ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khỏe và tính mạng con người, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện dự án. Vấn đề trung tâm của quản lý an toàn là bảo vệ sự an toàn và sức khỏe con người trong quá trình thực hiện dự án, bảo đảm việc thực hiện dự án được tiến hành thuận lợi nhất.

Để thực hiện quản lý an toàn sản xuất, thi công trong các dự án đầu tư xây dựng, công ty có một bộ phận an toàn lao động chịu trách nhiệm thực hiện. Nhiệm vụ chính của bộ phận an toàn lao động bao gồm các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng nội quy chung nhằm thống nhất chương trình hoạt động, biện pháp quản lý bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ trong suốt quá trình xây dựng dự án.

- Kiểm tra sử dụng, phân định ranh giới mặt bằng thi công của các đơn vị, đặt biển báo, xác định luồng tuyến giao thông trên công trường và tham gia duyệt biện pháp kỹ thuật an toàn cho các đơn vị thi công tại dự án để có phương án phối hợp trong biện pháp an toàn chung.

- Quy định cụ thể, kiểm tra nghiêm ngặt quy trình vận hành, phạm vi hoạt động, nội quy sử dụng của mạng điện thi công và xem xét máy móc, thiết bị phục

vụ thi công trên công trường. Đối với những máy móc thiết bị thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đều phải tiến hành nghiệm thu lắp đặt, có biên bản kiểm định của trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

- Kiểm tra, nhắc nhở, hướng dẫn các đơn vị chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp thi công an toàn, tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn, thực hiện chế độ phòng hộ lao động, phòng chống cháy nổ và an ninh trật tự, vệ sinh môi trường khu vực nhà tạm, lán trại, kho vật tư.

- Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ pháp lý của công nhân tham gia thi công, bao gồm: sơ yếu lý lịch xác nhận của chính quyền địa phương; phổ biến, huấn luyện về công tác an toàn lao động bước 1, 2, 3; giấy khám sức khỏe, hợp đồng lao động. Cấp phát, cho mượn trang thiết bị bảo hộ lao động theo quy định và theo đặc thù thi công, tính chất công việc.

- Tổ chức lực lượng cán bộ y tế hiện trường, kiểm tra hướng dẫn các đơn vị huấn luyện và thực hiện sơ cứu, cấp cứu, kiểm tra các đơn vị thực hiện quản lý sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp và các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động; đăng ký với cơ quan y tế địa phương và giữ mối quan hệ chặt chẽ để nhận được sự giúp đỡ khi cần thiết.

- Khi xẩy ra tai nạn lao động nghiêm trọng, ban an toàn sẽ cùng đơn vị cơ sở giải quyết hậu quả, đồng thời tổ chức điểu tra hiện trường tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện ngay các biện pháp kỹ thuật an toàn để ngăn ngừa tai nạn tương tự có thể tái diễn ra.

- Tham gia điều tra, phân tích, thống kê, báo cáo về tai nạn lao động; theo dõi tập hợp hồ sơ pháp lý về vệ sinh an toàn lao động tại công trường xây dựng. Hàng tháng, hàng quý tập hợp số liệu báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ về Công ty theo quy định.

- Thực hiện kiểm tra bất thường, định lỳ các hạng mục công trình do các đơn vị thi công tham gia xây lắp trên công trường và yêu cầu phụ trách đơn vị báo cáo tình hình thực hiện các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống

cháy nổ, vệ sinh môi trường, giải trình các hồ sơ về công tác bảo hộ lao động tại đơn vị.

- Trong trường hợp khẩn cấp, có thể ra lệnh tạm đình chỉ thi công trong trường hợp khẩn cấp hoặc yêu cầu phụ trách đơn vị ra lệnh đình chỉ những công việc có nguy cơ xảy ra mất an toàn lao động hoặc ô nhiễm môi trường nghiêm trọng để thi hành các biện pháp cần thiết đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường đồng thời báo cáo ngay cho Ban giám đốc dự án và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước trưởng ban.

- Tham gia các cuộc họp bàn giao sản xuất của công trường, phản ánh kịp thời các hiện tượng, việc làm vi phạm quy định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ của từng đơn vị, đề xuất biện pháp quản lý kỹ thuật thi công an toàn.

- Đề xuất Công ty xem xét khen thưởng hoặc xử phạt vi phạm về công tác bảo hộ lao động nhằm khuyến khích, động viên những cá nhân, tập thể chấp hành tốt kỷ luật an toàn lao động và ngăn chặn kịp thời những hành vi có nguy cơ gây mất an toàn làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.

Quá trình quản lý công tác an toàn lao động trong sản xuất thi công xây dựng công trình được tóm lược qua lưu đồ sau:

Sơ đồ 4: Quản lý an toàn lao động tai Công ty Trách nhiệm 1. Cán bộ án toàn lao động đơn vị. 2. Cán bộ án toàn lao động đơn vị. 3. Cán bộ an toàn lao động công ty.

4. Đại diện lãnh đạo.

5. Cán bộ an toàn lao động công ty.

6. Hội đồng bảo hộ lao động.

7. Hội đồng bảo hộ lao động

Công việc

Chuẩn bị thi công

Giai đoạn thi công

Xây dựng, cập nhật quychế

Phổ biến côngtác an toàn

Xem xét biện pháp

Duyệt biện pháp

p

Lập kế hoạch kiểm tra thực tế

Kiểm tra

Xử lý vi phạm

Trong thời gian qua, công ty đã hết sức chú trọng công tác quản lý an toàn lao động. Các công trình, hạng mục công trình thi công đều tuân thủ thực hiện đúng quy định an toàn lao động, các cán bộ chuyên trách công tác an toàn lao động của công ty làm việc với trách nhiệm cao, các hồ sơ pháp lý của công nhân tham gia thi công đều được kiểm tra kiểm soát và thực hiện kịp thời; thực hiện kiểm tra, giám sát và đôn đốc công tác an toàn lao động bằng biên bản kiểm tra và công tác cập nhất trong sổ ghi chép của Cán bộ an toàn lao động. Nhờ đó, tất cả quá trình hoạt động thi công xây lắp tại công ty để đảm bảo 100% về an toàn lao động, đặc biệt, chưa để xẩy ra bất kỳ một vụ tai nạn lao động nặng hay chết người nào.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp tại Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 201 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w