Chuyển sang giai đoạn này, trước tiên công ty phải hoàn tất các thủ tục để triển khai việc thực hiện đầu tư. Đối với các thủ tục xin giao đất, thuê đất, xin giấy phép xây dựng và khai thác tài nguyên, công tác bồi thường, Công ty còn phải hoàn tất các thủ tục để triển khai thực hiện đầu tư (như tiếp nhận mặt bằng lô đất, hoàn tất các giấy tờ).
Công ty thuê đơn vị tư vấn thiết kế để thực hiện thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công của dự án; ban giám đốc dự án phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế hoàn thành các thiết kế công trình, hạng mục công trình; đồng thời phải kiểm tra lại thiết kế xem có phù hợp với yêu cầu vệ sinh, phòng cháy và mỹ quan công trình công nghiệp hay khu công nghiệp hay không, kiểm tra mức độ đầy đủ, thống nhất và hoàn chỉnh của bản thiết kế; kiểm tra quy trình công nghệ được áp dụng có phù hợp với yêu cầu kỹ thuật dự án hay không; và kiểm tra lại độ mạnh, cứng và tính ổn định của kết cấu chịu lực có đáp ứng được yêu cầu cần thiết không. Thực hiện quản
lý công tác chuẩn bị kỹ thuật, kiểm tra và nắm bắt rõ sơ đồ thiết kế, lập bản thiết kế tổ chức thi công, huấn luyện kỹ thuật và tham quan, học tập. Sau đó, tổ chức cho các cán bộ nhân viên liên quan được tìm hiểu, nắm bắt và kiểm tra bản sơ đồ thiết kế để nắm được ý đồ, kết cấu, đặc điểm cấu tạo cũng như nhu cầu kỹ thuật của bản thiết kế; nắm bắt được đặc điểm và các bộ phận quan trọng của công trình. Nếu phát hiện sơ đồ thiết kế có sai sót thì có sự sửa đổi kịp thời trước khi đưa vào triển khai thực hiện, thi công xây dựng công trình.
Nội dung quan trọng nhất của giai đoạn này là quản lý quá trình thi công xây lắp công trình dự án. Quá trình thi công xây lắp là quá trình đòi hỏi thời gian tương đối dài, nhu cầu nguyên vật liệu, tiêu hao năng lượng và sử dụng nhân công khá lớn, thực hiện quản lý ở giai đoạn này là để đảm bảo dự án đạt chất lượng cao, sử dụng chi phí hợp lý, nằm trong dự toán, và quan trọng nhất là để đảm bảo cho dự án được hoàn thành đúng thời hạn tiến độ. Quản lý quá trình thi công xây lắp là quản lý, giám sát việc xây dựng các công trình kiến trúc trong khu vực dự án theo chỉ giới và các chỉ tiêu quy hoạch chi tiết, theo điều lệ quản lý quy hoạch khu công nghiệp được duyệt; nhằm đảm bảo cho quá trình thi công xây lắp diễn ra đúng kế hoạch, theo đúng thiết kế kỹ thuật, sử dụng các biện pháp thi công đúng theo quy trình kỹ thuật chất lượng đã lập, quản lý vật tư, công cụ dụng cụ, đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng, tăng tiết kiệm, giảm giá thành và tăng lợi nhuận cho dự án.
Phòng Đấu thầu – QLDA phối hợp với phòng Kế hoạch – kỹ thuật, lập kế hoạch lựa chọn đơn vị thi công, lập hồ sơ mời thầu các hạng mục, công trình trong dự án có yêu cầu đấu thầu. Sau đó, các cán bộ thuộc Bộ phận kỹ thuật hiện trường (Ban quản lý dự án), phối hợp với Phòng Kỹ thuật thi công thực hiện giám sát, quản lý quá trình thực hiện thi công. Trong quá trình thi công, có sự phối hợp giữa ban quản lý dự án và các phòng chức năng (Phòng An toàn lao động, Phòng Kế hoạch – kỹ thuật, …) để giám sát về giá, chất lượng, biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động và vệ sịnh môi trường, hiệu quả của dự án. Nhiệm vụ chính của các nhà quản lý là:
- Tiếp nhận quản lý mốc giới các công trình và hạng mục công trình của dự án và giao cho đơn vị thi công. Quản lý, giám sát việc xây dựng các công trình kiến trúc trong khu vực dự án theo chỉ giới và các chỉ tiêu quy hoạch chi tiết.
- Giám sát các hạng mục công trình và dự án trong quá trình thực hiện phải tuân theo kế hoạch được duyệt. Trường hợp có thay đổi, bổ sung thì phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt mới được thực hiện.
- Phối hợp với đơn vị tư vấn Giám sát và theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng.
- Kiểm soát giá của nguyên vật liệu đầu vào, cập nhật thông báo giá nguyên vật liệu thực tế cung cấp vào dự án để công ty phê duyệt.
- Đôn đốc kiểm tra các đơn vị thi công thực hiện các thủ tục hồ sơ hoàn công những công việc đã hoàn thành. Trực tiếp làm công tác nghiệm thu và xác nhận khối lượng hòan thành, đơn giá của từng hạng mục công trình.
Việc quản lý, giám sát được thực hiện ngay từ khi khởi công xây dựng công trình và thực hiện thường xuyên, liên tục trong cả quá trình thi công xây dựng cho đến khi tiến hành nghiệm thu hoàn công công trình, bao gồm các công tác cụ thể sau:
- Quản lý công tác trắc địa: công tác trắc địa là công tác đo đạc bố trí công trình nhằm đảm bảo các hạng mục công trình hoặc kết cấu công trình được xác định đúng theo vị trí thiết kế. Tùy theo điều kiện cụ thể về phạm vi, diện tích khu vực thi công công trình, trang trí thiết bị trắc địa mà bố trí lưới để thi công cho phù hợp. Căn cứ vào điểm tọa độ gốc và hướng chuẩn, sử dụng máy toàn đạc để thực hiện công việc, đối với các công việc thông thường, khối lượng công việc nhỏ thì sử dụng máy kinh vĩ, thủy chuẩn để thực hiện công việc. Kết thúc công tác trắc địa, cán bộ trắc địa phải hoàn thành bản vẽ hoàn công lưu lại để thuận tiện cho các hoạt động kiểm tra, giám sát và quản lý về sau.
- Quản lý quá trình thi công móng cọc: Quá trình thi công móng cọc bao gồm các phần công việc: thi công cọc khoan nhồi, thi công khoan dẫn cọc, thi công ép
cọc bê tông cốt thép, thi công ép và nhổ cừ Lassen, thi công bê tông cốt thép đài giằng móng và nền tầng hầm. Trong từng công việc, cán bộ quản lý tiến hành giám sát chặt chẽ từ khâu chuẩn bị, lựa chọn thiết bị, bố trí nhân lực, định vị lỗ khoan, đến khâu thực hiện, các biện pháp thi công, thao tác kỹ thuật. Kết thúc mỗi phần việc, tiến hành kiểm tra chất lượng và nghiệm thu nội bộ. Hồ sơ nghiệm thu mỗi phần việc thường bao gồm biên bản nghiệm thu theo dõi từng phần việc nhỏ, hồ sơ về chất lượng nguyên vật liệu và máy thiết bị được sử dụng, nhật ký giám sát và báo cáo kết quả giám sát tuần, kết quả thí nghiệm độ bền, độ cứng và kết cấu chịu lực; bản vẽ mặt bằng hoàn công và biên bản nghiệm thu giai đoạn.
- Quản lý công tác ván khuôn và đà giáo: kiểm tra chất lượng ván khuôn đà giáo so với yêu cầu, kiểm tra biện pháp thi công ván khuôn móng, thi công ván khuôn cột, trình tự lắp đặt ván khuôn, biện pháp thi công ván khuôn vách, ván khuôn dầm sàn. Giám sát quá trình ván khuôn dấm sàn theo các bước: 1) lắp dựng dàn giáo và cột chống, 2) lắp đặt xà gồ, 3) đặt ván đáy dầm và ván sàn.
- Quản lý công tác thi công lắp đặt cốt thép: kiểm tra chất lượng cốt thép, bảo quản cốt thép. Giám sát quá trình thực hiện gồm các bước: cắt và uốn thép; thi công cốt thép móng, lắp dựng thép cột, vách, lắp dựng thép dầm, lắp dựng thép sàn.
- Quản lý công tác bê tông trộn tại chỗ: kiểm tra thành phần bê tông, tỷ lệ xi măng, cát, đá dầm và nước cấu tạo bê tông. Giám sát quá trình đổ bê tông theo trình tự đổ bê tông móng – đổ bê tông cột- đổ bê tông dầm sàn – đầm bê tông. Thực hiện chế độ bảo dưỡng bê tông, kiểm tra và nghiệm thu chất lượng bê tông và tiến hành tháo dỡ khuôn.
- Quản lý công tác xây: kiểm tra để đảm bảo về chất lượng vật liệu, kết cấu gạch đá, pha trọn và sử dụng vữa xây dựng, kiểm tra giàn giáo ván khuôn, giám sát quá trình thi công khối xây, tiến hành nghiệm thu các hạng mục công trình khối. Nghiệm thu công tác xây lắp bao gồm nghiệm thu theo công việc xây dựng (có bản vẽ hoàn công kèm theo), nghiệm thu theo cấu kiện, nghiệm thu theo bộ phận và nghiệm thu theo từng phần thiết bị
- Quản lý công tác hoàn thiện: công tác hoàn thiện bao gồm các công tác trát (trát trong, trát ngoài, trát phào, gờ chỉ, hoa văn trang trí), công tác láng, công tác chống thấm (chống thấm sàn và mái, chống thấm bể), công tác ốp lát, gia công và lắp đặt của nhôm kính, cửa gỗ, công tác sơn bả, công tác lắp đặt thiết bị điện nước và hệ thống chống sét, thi công lợp mái tôn.
- Sau khi hoàn thành giai đoạn giai đoạn thi công xây lắp, ta có các hạng mục được nghiệm thu bao gồm: nghiệm thu phần móng gồm nghiệm thu xử lý nền móng và nghiệm thu cốt thép, cốp pha, bê tông móng; nghiệm thu phần thô gồm nghiệm thu cốt thép, cốp pha, bê tông cột, vách thang, dầm sàn các tầng, xây tường các tầng; nghiệm thu phần hoàn thiện gồm trát, ốp, lát sơn bả các tầng; nghiệm thu phần hệ thống kỹ thuật công trình.
Quá trình giám sát thi công được tóm tắt theo lưu đồ sau.
Sơ đồ 5: Quá trình giám sát thi công xây dựng công trình
Trưởng phòng lập Ban giám đốc duyệt
Cán bộ giám sát Trưởng phòng kiểm tra
CB giám sát báo cáo
- Báo cáo trưởng phòng để xem xét, quyết định;
- Báo cáo Ban giám đốc để chỉ đạo (nếu cần)
Cán bộ giám sát lập
Trưởng phòng tổng hợp báo cáo trong cuộc họp giao ban
Nguồn : Công ty Cổ phần Bạch Đằng 201
Kế hoạch giám sát
Báo cáo nhanh
Lưu hồ sơ Báo cáo tuần Thực hiện giám sát