Giai đoạn dịch vụ trong vận hành công trình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp tại Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 201 (Trang 74)

Sau khi đưa dự án vào vận hành, khai thác, công ty thực hiện chế độ bảo hành và bảo dưỡng công trình xây dựng.

- Bảo hành công trình xây dựng: là việc kiểm tra tình trạng công trình xây dựng, phát hiện hư hỏng trong công tình hoặc thiết bị thì phải tiến hành sửa chữa, thay thế. Nếu lỗi thuộc về bên nhà thầu, công ty có quyền yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng hay nhà thầu cung cấp thiết bị đứng ra sửa chữa, thay thế; trường hợp các nhà thầu không đáp ứng được việc bảo hành thì của đầu tư hoặc chủ sở hữu có quyền thuê nhà thầu khác thực hiện, kinh phí thuê được lấy từ tiền bảo hành công trình xây dựng (tiền bảo hành công trình xây dựng là 5% giá trị hợp đồng giữa chủ đầu tư và các nhà thầu thi công xây lắp, nhà thầu cung cấp thiết bị. Số tiền này được sử dụng để bảo hành công trình, hết thời hạn bảo hành, số tiền còn lại sẽ được chủ đầu tư hoàn trả cho các nhà thầu). Công ty có trách nhiệm thực hiện giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục, sửa chữa của nhà thầu thực hiện bảo hành công trình; xác nhận hoàn thành bảo hành công trình xây dựng cho các nhà thầu. Thời hạn bảo hành được quy định không dưới 12 tháng kể tính từ ngày công ty ký biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng.

- Bảo trì công trình xây dựng: nhằm mục đích đảm bảo cho thời gian vận hành, khai thác dự án được lâu dài. Công ty có trách nhiệm bảo trì phần hạ tầng nội bộ (thuộc sở hữu của công ty), các chủ sở hữu nhà chịu trách nhiệm bảo trì toàn cộ công trình trong phạm vi sử dụng. Công việc bảo trì được thực hiện theo 4 cấp: cấo duy tu bảo dưỡng, cấp sửa chữa nhỏ, cấp sửa chữa vừa và cấp sửa chữa lớn. Nội dung, phương pháp bảo trì công trình của các cấp bảo trì thực hiện theo quy trình bảo trì do nhà thầu thiết kế lập. Thời hạn bảo trì công trình được tính từ ngày nghiệm thu đưa công trình xây dựng vào sử dụng cho đến khi hết niên hạn sử dụng theo quy định của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình. Trường hợp công trình xây dựng vượt quá niên hạn sử dụng nhưng có yêu cầu được tiếp tục sử dụng thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép sử dụng trên cơ sở kiểm định đánh giá hiện trạng chất lượng công trình do tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực thực hiện. Người quyết định cho phép sử dụng công trình xây dựng phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

2.1.5. Ví dụ minh họa công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng Gói thầu GT3 Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương Quảng Ninh của Công ty.

Dự án Nhà máy nhiệt điện Mông Dương do EVN làm Chủ đầu tư là một trong 2 nhà máy của Trung tâm Điện lực Mông Dương, thuộc Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18-7-2006. Nhà máy nhiệt điện Mông Dương gồm 2 tổ máy, tổng công suất lắp đặt 1.080MW (2x540MW), sản lượng điện phát hàng năm 6,5 tỷ kWh, được xây dựng trên diện tích 55 ha thuộc thị xã Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh, có tổng mức đầu tư 33.614 tỷ VNĐ (tương đương với 1,7 tỷ USD) gồm vốn vay của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) là 52,4%, vốn vay thương mại là 32,6% từ Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc và vốn đối ứng của EVN là 15% giá trị của tổng nguồn vốn đầu tư cho dự án. Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 sử dụng nhiên liệu than, công nghệ nhiệt điện ngưng hơi truyền thống, phù hợp với các loại than Antracite có chất lượng thấp của Việt Nam. Đây là công nghệ hiện đại tiên tiến, công suất, hiệu suất cao, chi phí hợp lý và đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế. Nhiên liệu sử dụng cho nhà máy là than nội địa, loại than cám 4HG, 5HG, 6HG, TCN và than bùn thải của các mỏ Khe Chàm I, Khe Chàm II, Khe Chàm IIII, Khe Chàm IV, Cao Sơn, Mông Dương, Bắc Khe Chàm, Bắc Cọc 6, Đông Bắc Mông Dương.

Gía trị gói thầu mà Công ty đang tham gia thi công là 206.000.000.000 đ ( một trăm tám sáu tỷ đồng ). Dự án được triển khai từ ngày 22 tháng 2 năm 2007và dự kiến được hoàn thành vào khoảng tháng 3 năm 2009.

Đây là một gói thầu có giá trị lớn, được thực hiện trên một diện tích rộng và dịa hình phức tạp, gây khó khăn cho công tác thi công. Ngay từ khi chuẩn bị dự án công ty đã xác định rõ phạm vi các công việc cho từng bộ phận trong công ty,công việc nào công ty trực tiếp làm, công việc nào phải thuê tư vấn, thời gian thực hiện từng công việc, chi phí, nhân công thực hiện của các công việc đó, đồng thời phải

có kê hoạch huy động và sử dụng vốn rõ ràng. Các hạng mục công trình kỹ thuật của dự án:

• San lấp mặt bằng thi công.

• Quy hoạch hệ thống cấp điện, nước.

• Quy hoạch hệ thống thoát nước.

• Xây dựng nhà kho chứa, hàng rào bảo vệ.

• Lắp đặt máy móc thiết bị kỹ thuật liên quan.

- Vốn – và nguồn vốn đầu tư :

Nguồn vốn đầu tư cho dự án Nhà máy Nhiệt Điện Mông Dương được huy động chủ yếu từ hai nguồn vốn chính là nguồn vốn ứng trước từ Chủ đầu tư và vốn đi vay.

Bảng 9: Tỷ trọng và nguồn vốn đầu tư của dự án.

Đơn vị : tỷ đồng

TT NGUỒN

TỶ

TRỌNG GIÁ TRỊ (đ)

TIẾN ĐỘ ĐÂU TƯ

NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009

1 Vốn tự có 15% 29.7 9.9 14.85 4.95 2 Vốn vay 85% 29.1 56.1 84.15 28.05 3 Tổng vốn đầu tư 100% 58.8 66 99 33

Nguồn : Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 201.

Trong đố điều kiện được vay vốn là lãi xuất 11%/ năm, 1 năm ân hạn và được trả nợ trong vồng 5 năm.

Dự toán ngân sách của dự án như sau : (tỷ đồng) Tổng nguồn vốn : 186

Trong đó :

• Xây lắp :124.109

• Chi phí khác : 13

• Dự phòng phí : 10

• Chi phí lãi vay : 17.391

• Vốn lưu động cho sản xuất : 0.5

- Quản lý phạm vi :

Sau khi đưa ra các công viêc cần làm, Ban quản lý dự án thi công Nhà máy Nhiệt Điện Mông Dương sẽ xác định tất cả các công việc thuộc phạm vi dự án và phân chia các công việc thành các công việc nhỏ hơn, chi tiết hơn.

Các hạng mục chính của quá trình thi công gồm :

• Hạng mục 1 : San lấp mặt bằng.

• Hạng mục 2 : Quy hoạch hệ thống cấp điện, nước.

• Hạng mục 3 : Quy hoạch hệ thống thoát nước.

• Hạng mục 4 : Xây dựng nhà kho.

• Hạng mục 5 : Lắp đặt thiết bị kỹ thuật hỗ trợ. Chi tiết các công việc trong hạng mục thi công :

Bảng 10: Chi tiết các công việc cần thực hiện.

STT TÊN CÔNG VIỆC

1 San lấp mặt bằng

1.1 Lấp mặt bằng chuẩn bị thi công 1.2 San gạt phẳng mặt bằng

1.3 Loại bỏ lớp hữu cơ bề mặt

… …

2 Quy hoạch hệ thống cấp điện, nước

2.1 Thiết kế đường dây cung cấp điện. 2.2 Lắp đặt hệ thồng mạng sử dụng điện

2.3 Lắp đặt hệ thống điện cao áp chiếu sáng công trường 2.4 Lắp đặt hệ thống cung cấp Internet

2.5 Thiết kế đường ống cung cấp nước 2.6 Lắp đặt mạng ống sử dụng nước

… …

3 Quy hoạch hệ thống thoát nươc

3.1 Lắp đặt hệ thống thoát nước thải 3.2 Lắp đặt hệ thống thoát nước mặt … … 4 Xây dựng nhà kho 4.1 Đào móng nhà 4.2 Ép cọc 4.3 Xây móng nhà xưởng

4.4 Xây dựng hệ thống khung bao

4.5 Xây dựng hệ thống tường nhà xưởng 4.6 Lợp mái

4.7 Lắp đặt hệ thống dây điện 4.8 Lắp đặt hệ thống điện sáng 4.9 Lắp hệ thống cửa nhà kho

… …

5 Lắp đặt thiết bị máy móc kỹ thuật hỗ trợ

5.1 Lắp đặt hệ thống quạt thông gió 5.2 Lắp đặt hệ thống thiết bị bảo vệ

5.3 Lắp đặt xây chuyền vận chuyển nguyên liệu

… …

- Quản lý tiến độ :

Thời gian huy động vốn đầu tư ban đầu được dự kiến phân bổ cho từng khoản mục, giai đoạn trên cơ sở tiến độ xây dựng như sau :

Bảng 11: Kế hoạch và thời gian sử dụng vốn cho dự án.

Đơn vị : tỷ đồng.

ST T

HẠNG MỤC NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014

1 San lấp mặt bằng thi công 9.7 0 0

2 Quy hoạch ht cấp điện, nước 3.2 0 0

3 Quy hoạch ht thoát nước 0.7 1.2 1

4 Xây dựng nhà kho 21.1 97.1 4.6

5 Lắp đặt thiết bị kỹ thuật 11.2 31 5.2

6 Tổng 45,9 129.3 10.8

Nguồn : Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 201.

Dự kiến thời gian và tiến độ thực hiện dự án :

• Tháng 2 năm 2007 khởi công dự án, san lấp mặt bằng chuẩn bị thi công.

• Tháng 5 năm 2007 tiến hành quy hoạch hệ thống cấp điện nước cho quá trình thi công dự án.

• Thang 7 năm 2007 bước đầu thi công xây dựng nhà kho và lắp đặt dần các thiết bị kỹ thuật phụ kiện liên quan.

• Năm 2008 đồng thời triển khai thi công xây dựng nhà kho và kết hợp lắp đặt các thiết bị máy móc phụ kiện.

- Quản lý nguồn nhân lực.

Tại dự án này Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 201 đã thành lập BQL dự án để trực tiếp quản lý quá trình thi công.

Sơ đồ 6: BQL dự án thi công Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương – Quảng Ninh.

Nguồn : Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 201.

Cơ cấu nhân viên của Ban quản lý dự án bao gồm :

• Trưởng Ban quản lý dự án : 1 người.

• Phó Ban quản lý dự án : 1 người.

• Phòng Tổ chức – lao động : 1 trưởng phòng và 10 nhân viên (gồm cả bảo vệ và lái xe)

• Phòng Kế hoạch kỹ thuật : 1trưởng phòng, 5 cán bộ quản lý và 10 cán bộ kỹ thuật.

• Phòng Kế toán tài vụ : 1 trưởng phòng, 3 kế toán dự án và 5 cán bộ phụ trách kinh doanh dịch vụ.

- Quản lý thời gian.

PHÒNG TC- LAO ĐỘNG PHÒNG KH-KỸ THUẬT PHÒNG KT-TÀI VỤ ĐỘI KỸ THUẬT ĐỘI KINH DOANH DỊCH VỤ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

Yêu cầu về thời gian là một trong những yêu cầu rất quan trọng của dự án xây dựng; vì đặc điểm của một dự án xây dựng thường là đòi hỏi một số vốn đầu tư tương đối lớn, thời gian xây dựng lâu dài nên vốn đầu tư nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện; bên cạnh đó thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi đủ số vốn đã bỏ ra đối với các cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh thường đòi hỏi nhiều năm tháng, do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên xã hội, kinh tế, chính trị, nguy cơ xảy ra rủi ro là rất cao. Bởi vậy, việc quản lý thời gian của dự án là rất quan trọng để đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ, thậm chí là vượt tiến độ.

Ban quản lý dự án Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương đã sử dụng phương pháp sơ đồ Gantt và phần mềm Projectđể quản lý tiến độ thực hiện của dự án.

Việc quản lý thời gian dự án bằng phương pháp sơ đồ Gantt chỉ có thể thực hiện đối với nhóm công việc lớn, còn các công việc cụ thể thì phải quản lý bằng một phương pháp khác thích hợp hơn (ví dụ phương pháp lập sơ đồ mạng công việc).

2.2. Đánh giá về công tác quản lý dự án đầu tư Xây dựng các công trình Côngnghiệp tại Công ty Cổ phần xây dựng Bạch Đằng 201.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp tại Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 201 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w