- Số ĐVCĐ ở CĐCS do LĐLĐ tỉnh chỉ đạo phối hợp
2. Kết quả bồi dưỡng từ năm 2008-
3.3.1. Tăng cường đầu tư các nguồn lực cho công tác đào tạo,bồi dưỡng cán bộ công đoàn
3.2.2. Mục tiêu công tác đào tạo, bồi dưỡng
- Tiếp tục bồi dưỡng và bổ sung những kiến thức mới về lý luận và nghiệp vụ công tác công đoàn cho cán bộ công đoàn trong tỉnh; bồi dưỡng về kỹ năng, phương pháp giảng dạy cho 100% giảng viên kiêm chức.
- 100% ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở mới tham gia lần đầu được tập huấn về lý luận công đoàn và 70% cán bộ công đoàn tái cử tham gia ban chấp hành ở các công đoàn cơ sở nhất là công đoàn cơ sở các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tập huấn nâng cao nghiệp vụ công tác công đoàn; 10% cán bộ công đoàn chuyên trách được đào tạo về lý luận chính trị và quản lý nhà nước.
- 100% giảng viên kiêm chức tại các Liên đoàn Lao động huyện, Công đoàn ngành, Công đoàn Viên chức tỉnh, Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh tự tổ chức lớp tập huấn và giảng bài tại lớp tập huấn cho cán bộ công đoàn ở cấp mình và cấp dưới.
3.3. Giải pháp đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ côngđoàn của LĐLĐ tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay. đoàn của LĐLĐ tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay.
3.3.1. Tăng cường đầu tư các nguồn lực cho công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ công đoàn dưỡng cán bộ công đoàn
Hàng năm, LĐLĐ tỉnh chỉ đạo các cấp công đoàn căn cứ vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để có biện pháp tăng cường đầu tư các nguồn lực cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn. Các nguồn lực chính cần đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng là kinh phí thực hiện và các nguồn nhân lực như cán bộ làm công tác đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ giảng viên kiêm chức công đoàn. Mỗi nguồn lực có những tính chất riêng, thì đòi hỏi phải có những giải pháp cụ thể riêng như:
Thời gian qua, kinh phí thực hiện cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn các cấp trong tỉnh chiếm tỷ lệ rất thấp, thông qua đó có thể thấy rằng công tác này vần chưa được quan tâm đúng mức.
Vì vậy, bên cạnh các giải pháp khác thì đòi hỏi LĐLĐ tỉnh và công đoàn các cấp cần quan tâm tăng cường kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo theo tinh thần Nghị quyết của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, cụ thể hàng năm, dành từ 0%-15% nguồn chi ngân sách cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn và trên cơ sở tỷ lệ này để đánh giá kết quả việc đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị.
Bên cạnh nguồn chi theo ngân sách công đoàn, thì cần tranh thủ thêm các nguồn chi cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn từ sự hỗ trợ của cấp ủy đảng, chính quyền, doanh nghiệp và các tổ chức khác trong tỉnh.
Để sử dụng tốt và phát huy hiệu quả các nguồn kinh phí, thì thực hiện các giải pháp cụ thể như sau: Gắn kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn với kế hoạch tài chính hàng năm để dự toán nguồn kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng trên nguyên tắc chi đúng, chi đủ cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn từ cấp cơ sở trở lên. Bên cạnh đó, LĐLĐ tỉnh cần tăng cường chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho Ban Tổ chức thực hiện thống nhất quản lý và theo dõi hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trong toàn tỉnh trên cơ sở tổng hợp của Ban Tổ chức thì Ban Thường vụ sẽ nắm được tổng thể công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn để đề ra chiến lược công tác cán bộ cho phù hợp với thực tiễn.
- Thứ hai là, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn.
Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CĐ trước hết là việc xây dựng và nâng cấp cơ sở đào tạo hiện có. Trước mắt cần tập trung quy hoạch, sắp xếp cơ sở đào tạo cán bộ công đoàn đàm bảo các mục tiêu: Cân đối về cơ cấu ngành, nghề, trình độ đào tạo; cân đối giữa nhu cầu đào tạo và sử dụng. Đảm bảo phát huy lợi thế của các công đoàn ngành, các LĐLĐ huyện, thành phố.
Trên cơ sở quy hoạch, sắp xếp cơ sở đào tạo cán bộ công đoàn, tập trung đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo.
Đầu tư nâng cấp trung tâm giới thiệu việc làm thành trường trung cấp, nhằm mờ rộng đối tượng đào tạo, phục vụ cả nhu cầu xã hội; giao thêm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở.
- Thứ ba là, tăng số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên kiêm chức công đoàn.
Những năm gần đây, đội ngũ giảng viên kiêm chức công đoàn của LĐLĐ tỉnh đã được hình thành và bổ sung hàng năm, tuy nhiên chất lượng hoạt động của đội ngũ này còn hạn chế. Hiện nay, những hạn chế chủ yếu của đội ngũ giảng viên kiêm chức công đoàn trong tỉnh là kỹ năng truyền đạt, kỹ năng sử dụng các công cụ giảng dạy, ngại cập nhật kiến thức để bổ sung cho bài giảng.. Thực tế cho thấy, thời gian qua báo cáo viên, giảng viên tại các lớp tập huấn, bồi dưỡng ở công đoàn các cấp trong tỉnh chủ yếu là cán bộ, công chức từ các ban chuyên đề của LĐLĐ tỉnh về giảng dạy và truyền đạt. Giảng viên tại công đoàn cấp trên cơ sở vì nhiều nguyên nhân đã chưa phát huy tốt trách nhiệm của mình. Từ thực tế đó, cần có giải pháp để hoàn thiện, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả của đội ngũ giảng viên kiêm chức phục vụ tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn thời gian tới.
Một số giải pháp cụ thể như sau:
+ Kiện toàn lại đội ngũ giảng viên kiêm chức công đoàn toàn tỉnh đảm bảo số lượng, chất lượng và hoạt động có hiệu quả. Cán bộ chọn làm giảng viên kiêm chức phải là cán bộ có trình độ, kinh nghiệm hoạt động công đoàn, có khả năng và phương pháp giảng dạy.
+ Cần xây dựng Quy chế hoạt động để quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi giảng viên, đặc biệt quan tâm đến chế độ chính sách, tạo điều kiện về phương tiện, vật chất để thu hút nhiều cán bộ công đoàn có đủ năng lực tham gia
làm giảng viên kiêm chức
+ Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng bổ sung kiến thức hoặc cử giảng viên kiêm chức đi đào tạo nâng cao trình độ, đặc biệt là đào tạo kỹ năng giảng dạy theo các phương pháp mới. Định kỳ, tranh thủ các nguồn lực tổ chức cho đội ngũ giảng viên kiêm chức đi học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước.
+ Hàng năm, tổ chức hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết về công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm trao đổi kỹ năng, học tập kinh nghiệm, đánh giá nhận xét kết quả đạt được để phát huy, tìm ra những tồn tại hạn chế để khắc phục.
- Thứ tư là, cần quan tâm đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo, bồi dưỡng của các cấp công đoàn.
Hiện tại, ờ cấp LĐLĐ tỉnh đã có cán bộ chuyên trách được giao nhiệm vụ quản lý và theo dõi công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, hàng năm dự thảo, đề xuất tham mưu và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn toàn tinh. Tuy nhiên, ở các công đoàn cấp trên cơ sở thì chưa xác định rõ cán bộ làm công tác đào tạo, bồi dưỡng, nên trong tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng tại cấp mình vẫn còn nhiều hạn chế, chưa hiệu quả.
Từ những giới hạn này, để thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, thì thời gian tới tại công đoàn cấp trên cơ sở phải giao nhiệm vụ này cho một đồng chí cán bộ chuyên trách đủ năng lực trinh độ và công tác ổn định lâu dài đế tổ chức thực hiện, hàng năm cán bộ này phải được tập huấn, bồi dưỡng bổ sung kiến thức nhằm nâng cao trình đô hiểu biết đáp ứng cho công việc.
Liên đoàn Lao động tỉnh phải chỉ đạo thống nhất để kiện toàn đội ngũ làm công tác đào tạo, bồi dưỡng từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở. Lập danh sách theo dõi để chỉ đạo và tổ chức thực hiện và phân công có thể như sau:
Tại LĐLĐ tỉnh, cử 01 đồng chí Phó trưởng Ban Tổ chức phụ trách và 01 đồng chí chuyên viên trực tiếp tham mưu tổ chức thực hiện công tác này.
Đối với LĐLĐ cấp huyện, Công đoàn ngành địa phương và CĐCS thì phân công đồng chí Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch trực tiếp làm công tác đào tạo, bồi dưỡng.