Về lựa chọn giảng viên và cán bộ làm công tác đào tạo,bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn của liên đoàn lao động tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 56)

- Số ĐVCĐ ở CĐCS do LĐLĐ tỉnh chỉ đạo phối hợp

LĐLĐ TỈNH LĐLĐ HUYỆN,

2.2.6. Về lựa chọn giảng viên và cán bộ làm công tác đào tạo,bồi dưỡng

Đầu tư các nguồn lực cho đào tạo, bồi dưỡng ở các cấp Công đoàn trong tỉnh là đầu tư tập trung vào đội ngũ giảng viên kiêm chức Công đoàn, đội ngũ cán bộ làm công tácđào tạo, bồi dưỡng của các cấp Công đoàn, đầu tư nguồn lực về tài chính, tài sản cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Việc xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức LĐLĐ tỉnh, là mục tiêu dài hạn của các cấp công đoàn, đội ngũ này được coi là lực lượng nòng cốt, quyết định đến chất lượng bồi dưỡng cán bộ công đoàn các cấp.

Thực hiện chủ trương các Nghị quyết của Tổng Liên đoàn số 03/NQ-TLĐ (khóa IX) và Nghị quyết 04a/NQ-TLĐ (khóa X), hàng năm Ban Thường vụ LĐLĐ tính tổ chức rà soát, củng cố, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng cho lực lượng giảng viên kiêm chức nhằm đảm bảo cho nhu cầu bồi dưỡng, tập huấn cán bộ công đoàn trong năm. Giảng viên kiêm chức là những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm trong hoạt động công đoàn, có đủ điều kiện, tiêu chuẩn giảng viên. Những năm qua, lực lượng giảng viên kiêm chức công đoàn của LĐLĐ tỉnh thường bao gồm các đối tượng sau: Thường trực, trưởng, phó các ban LĐLĐ tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cấp trên cơ sở và CĐCS... Bên cạnh đó, còn có cán bộ không chuyên trách tại các đon vị có đủ tiêu chuẩn, điều kiện và tâm huyết với tổ chức công đoàn cùng tham gia vào đội ngũ giảng viên kiêm chức của LĐLĐ tỉnh.

Việc xác định đội ngũ giảng viên, báo cáo viên chủ yếu là các lớp bồi dưỡng, tập huấn cán bộ công đoàn ngắn hạn do công đoàn các cấp trong tỉnh tổ chức. Lực lượng giảng viên, báo cáo viên bao gồm: giảng viên kiêm chức CĐ,

các đồng chí lãnh đạo công đoàn các cấp (đối với tập huấn nghiệp vụ CĐ), các đồng chí báo cáo viên của Tỉnh ủy, Huyện ủy, Thành ủy, Ban tuyên giáo, trung tâm chính trị (đối với chuyên đề triển khai nghị quyết của Đảng). Trong các lực lượng này thì bồi dưỡng, tập huấn của các cấp công đoàn nòng cốt vẫn là đội ngũ giảng viên kiêm chức Công đoàn.

Đội ngũ giảng viên kiêm chức công đoàn hầu hết được lựa chọn từ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhiều người là lãnh đạo công đoàn các cấp, có kinh nghiệm thực tế, nắm được phương pháp giảng dạy, nên đã phát huy tốt tác dụng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Đối với cán bộ làm công tác đào tạo: Ở cấp tỉnh đội ngũ làm công tác đào tạo bồi dưỡng được Ban Thường vụ giao cho Ban Tồ chức LĐLĐ tỉnh, ở cấp trên cơ sở là đồng chí chủ tịch, hoặc phó chủ tịch phụ trách.

Thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-TLĐ của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn nêu rõ: Mỗi LĐLĐ tình thành phố, công đoàn ngành TW có 01 biên chế chức danh cán bộ làm công tác đào tạo. Do đặc điểm công tác đào tạo có tầm quan trọng và chuyên môn nghiệp vụ riêng nên cán bộ làm công tác đào tạo cần chọn cử người có đủ trình độ, năng lực phân công ổn định, lâu dài.

Hiện nay là Nghị quyết số 04a/NQ-TLĐ ngày 04/3/2010 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn.

LĐLĐ tinh chì đạo, phân công 01 cán bộ ở Ban Tổ chức phụ trách làm công tác đào tạo, đảm bảo các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm. Những năm qua đã được cho đi tập huấn nghiệp vụ, do vậy, trong thời gian qua đã giúp cho Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí, tổ chức các khóa đào tạo, cử và theo dõi cán bộ đi đào tạo dài hạn trong và ngoài tỉnh. Góp phần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn của liên đoàn lao động tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 56)