Kết quả đào tạo,bồi dưỡng cán bộ CĐ từ năm 2008 đến năm

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn của liên đoàn lao động tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 58)

- Số ĐVCĐ ở CĐCS do LĐLĐ tỉnh chỉ đạo phối hợp

LĐLĐ TỈNH LĐLĐ HUYỆN,

2.2.8 Kết quả đào tạo,bồi dưỡng cán bộ CĐ từ năm 2008 đến năm

Trên cơ sở xác định mục tiêu, đối tượng, nội dung chương trình, thời gian địa điểm, đội ngũ báo cáo viên, kinh phí thực hiện... kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn đã được Ban Thường vụ phê duyệt và giao cho Ban Tổ chức LĐLĐ tỉnh tổ chức thực hiện. Trong 5 năm qua, công tác này đã có nhiều chuyển biến tích cực với sự quan tâm của Ban Thường vụ, sự nỗ lực của Ban Tổ chức và công đoàn các cấp, sự phấn đấu của mỗi cán bộ khi được cử đi đào tạo,

từ đó đem lại những hiệu quả nhất định và dần dần nâng chất lượng cán bộ công đoàn trong tỉnh hiện nay.

BẢNG 2.3: Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn 5 năm (2008-2012)

Nội dung Đơn

vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng cộng 1. Đào tạo, bồi dưỡng

nghiệp vụ công tác công đoàn... Lượt người 2.395 2.831 2.333 5.163 7.337 20.059 2. Số lượng các lớp bồi dưỡng Lớp 24 37 20 62 73 216 3. CBCĐ chuyên trách học Đại học CĐ, Thạc sỹ người - 01 03 05 05 14 4. CBCĐ chuyên trách học Cử nhân, Cao cấp, trung cấp LLCT người 02 02 06 08 10 28

Công tác đào tạo cán bộ đã được Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh và công đoàn các cấp quan tâm đẩy mạnh, chất lượng đào tạo đã được nâng lên. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo đã từng bước gắn với quy hoạch cán bộ, đồng thời có kế hoạch bố trí và sử dụng cán bộ sau đào tạo. Ngoài việc cử cán bộ đi đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, LĐLĐ tỉnh cũng đã quan tâm đào tạo các lĩnh vực khác nhau như chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học…

Việc chọn đối tượng cử đi đào tạo cũng được quan tâm đúng mức, hình thức đào tạo và nhóm ngành cũng đa dạng phù hợp với các điều kiện của mỗi cán bộ, mỗi cơ quan, đơn vị. Đối với cán bộ trẻ có triển vọng được cử đi đào tạo chính quy tập trung, cán bộ đương nhiệm thì vừa học vừa làm tại địa phương hoặc các trường trong hệ thống công đoàn Việt Nam.

Tuy nhiên, trong chừng mực nhất định công tác đào tạo tuy có gắn với quy hoạch cán bộ nhưng chưa thực sự rõ nét. Đôi lúc việc cử tuyển cán bộ đi đào tạo chưa đúng theo quy hoạch. Bên cạnh đó, bản thân một số cán bộ công đoàn chưa coi trọng việc tự học tập để nâng cao trình độ, kiến thức của mình còn ngại đọc, ngại nghiên cứu, còn hạn chế về kiến thức quản lý kinh tế, xã hội, luật pháp nhất là những vấn đề liên quan đến người lao động, như Luật Công đoàn, Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội...

* Kết quả bồi dưỡng, tập huấn

Trong những năm qua, công tác bồi dưỡng, tập huấn cán bộ công đoàn không chuyên trách đã được LĐLĐ tỉnh và các cấp công đoàn quan tâm chú trọng và tổ chức thực hiện theo hướng nâng cao năng lực, trình độ cán bộ công đoàn. LĐLĐ huyện, thị và công đoàn ngành chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, phối họp với các trung tâm bồi dưỡng chính trị để tạo điều kiện cơ sở vật chất để đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn cán bộ công đoàn trong huyện, ngành. Nội dung đào tạo chủ yếu là các lớp tập huấn; tài liệu thì biên soạn ngắn gọn, sát với thực tế, phù hợp với tình độ cán bộ theo các loại hình công đoàn cơ sở. Phương pháp, hình thức bồi dưỡng, tập huấn đã bước đầu đổi mới, ngắn gọn, thiết thực, phù hợp với cơ sở nhằm giúp cho cán bộ CĐCS tiếp cận những vấn đề mới, kiến thức về tổ chức công đoàn, kiến thức về pháp luật, kỹ năng thương lượng và ký kết TƯLĐTT giải quyết tranh chấp lao động, đình công và kỹ năng hoạt động công đoàn trong tình hình mới.

Việc xác định đối tượng bồi dưỡng, tập huấn cũng đã được phân loại khoa học hơn, trong đó đối với những cán bộ mới tham gia công đoàn thì được trang bị những nội dung cơ bản vê Công đoàn Việt Nam, kiến thức về pháp luật lao động và công đoàn; lý luận và nghiệp vụ công tác công đoàn nhằm thực hiện ác chức năng, nhiệm vụ của công đoàn cấp mình; Đối với những cán bộ đã có nhiều nămhoạt động công đoàn, thì tập trung bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu về

nghiệp vụ công tác như: phương pháp, kỹ năng, các tình huống thực tế trong hoạt động, kỹ năng thương lượng ký kết TƯLĐTT, giải quyết tranh chấp lao động, tuyên truyền vận động phát triển đoàn viên công đoàn...Thời gian bồi dưỡng, tập huấn đã được rút ngắn, phù hợp với từng đối tượng và điều kiện cơ sở vật chất từng địa phương, đơn vị. Hiện nay, bình quân mỗi lớp bồi tập huấn chỉ tổ chức linh hoạt từ 01 đến 03 ngày.

Tóm lại, công tác đào tạo bồi dưỡng, tập huấn cán bộ công đoàn bước đầu đã có chuyển biến tích cực, đặc biệt là sau khi có các Nghị quyết của Tổng Liên đoàn. Qua đó, đã giúp cho cán bộ công đoàn các cấp, hiểu được lý luận nghiệp vụ công tác công đoàn, có được phương pháp, kỹ năng hoạt động, góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ công đoàn, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh.

Bên cạnh kết quả đạt được, một số nơi công tác tập huấn, bồi dưỡng cán bộ công đoàn còn chưa được chú trọng như: không xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cấp mình hoặc tổ chức các lớp tập huấn còn mang tính hình thức, làm cho xong, chưa chú trọng đến từng đối tượng, nội đung tập huấn, bồi dưỡng còn chung chung, chắp vá, vừa thừa vừa thiếu, nặng lý luận thiếu thực tiễn, chưa sử dụng được phương pháp giảng dạy tích cực nên chưa phát huy được trí tuệ, kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn phong phú của cán bộ trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng, tài liệu hỗ trợ cho việc dạy và học còn thiếu không đồng bộ, việc nghiên cứu, nắm bắt của cán bộ đi học còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn của liên đoàn lao động tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 58)