Tình hình công nhân viên chức, lao động của Liên đoàn lao động tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn của liên đoàn lao động tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 35)

2.1.Khái quát phong trào công nhân viên chức, lao động và hoạt động của Liên đoàn lao động tỉnh Bắc Giang

2.1.1. Tình hình công nhân viên chức, lao động của Liên đoàn laođộng tỉnh Bắc Giang động tỉnh Bắc Giang

Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tỉnh Bắc Giang đã có nhiều chính sách thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài trên địa bàn, nhiều doanh nghiệp đã mở rộng quy mô sản xuất, có nhiều doanh nghiệp mới thành lập nên số lượng công nhân, viên chức, lao động của tỉnh ngày càng tăng, chủ yếu là lao động trẻ. Hiện nay, tổng số công nhân, viên chức, lao động (ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn) là 122.384 người, trong đó nữ là 81.557 người, , đoàn viên công đoàn là 103.986 người (nữ 66.582 người) trong đó đoàn viên công đoàn khu vực Hành chính sự nghiệp là 48.602 người, khu vực doanh nghiệp Nhà nước 2.551 người, khu vực ngoài Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 52.833 người. Số CNVCLĐ tăng 51.635 người so với đầu năm 2008, số tăng chủ yếu ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trường mầm non dân lập, ngành may mặc.

Trình độ học vấn của công nhân lao động được nâng cao. Toàn tỉnh có 99.4% CNVCLĐ có trình độ văn hóa cấp II, cấp III; 33.5% có trình độ cao đẳng đại học; 1% trên đại học. So với đầu năm 2008, con số tương ứng này là 99.4%, 36.7% và 0.45%. Đội ngũ CBCC ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, các ngành giáo dục, Y tế đa phần có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chung trong toàn tỉnh đạt 33%, trình độ mọi mặt của công nhân, viên chức, lao động đã từng bước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Trong những năm qua, các doanh nghiệp ngoài nhà nước phát triển nhanh chóng, song hầu hết đầu tư sản xuất ở quy mô nhỏ, ít vốn, thiết bị công nghệ lạc hậu, lao động thường xuyên biến động. Phần đông công nhân có trình độ học vấn, trình độ tay nghề, trình độ chính trị thấp, đại bộ phận được doanh nghiệp đào tạo tại chỗ (công nhân bậc 6-7 chỉ chiếm 0.8%, thợ bậc 4-5 chiếm 4.4%, thợ bậc 3 trở xuống chiếm 29.6%).

Tình hình việc làm của CNVCLĐ từ đầu 2008 đến nay, bình quân mỗi năm tỉnh giải quyết việc làm cho 20.000 lao động/năm. Riêng năm 2012 giải quyết được 26.900 lao động. tương đối ổn định, số lao động phải nghỉ việc do thiếu việc làm thường xuyên chiếm tỷ lệ khoảng 1%.

Tiền lương và thu nhập của cán bộ, công nhân, viên chức các cơ quan hành chính sự nghiệp ổn định, có phần được cải thiện hơn do được tăng lương tối thiểu. Thu nhập của công nhân lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước từ 1,5 đến 3,0 triệu đồng/người/tháng, doanh nghiệp nhà nước thu nhập bình quân 3,0 triệu đồng/người/tháng.

Nhà ở đang là vấn đề bức xúc cho hàng ngàn CNVCLĐ nghèo.Mặc dù tỉnh đã quan tâm thực hiện khá tốt các chính sách xã hội, vận động đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp, người có hoàn cảnh khó khăn, nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều người phải thuê chỗ trọ tạm bợ, cuộc sống vật chất, tinh thần gặp nhiều khó khăn.

Việc thực hiện các chính sách cho người lao động ở cách loại hình doanh nghiệp đã được quan tâm thực hiện. Tuy nhiên các doanh nghiệp ngoài nhà nước tình trạng vi phạm các chính sách, chế độ còn phổ biến như: đóng BHXH, BHYT bắt buộc ít hơn số lao động đã được ký hợp đồng lao động, không thực hiện xây dựng đơn giá tiền lương sản phẩm, nếu có thì định mức lại quá thấp, việc giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ, người sử dụng lao động tìm cách giao kết hợp đồng miệng, hợp đồng ngắm hạn để né ranh thực hiện chế độ BHXH...

Tình hình tranh chấp lao động ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh xảy ra thường xuyên, có việc phức tạp. Từ năm 2008 đến nay đã xảy ra 60 vụ tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc tập thể, quy mô vụ lớn nhất lên tới trên 4.000 công nhân tham gia, có vụ kéo dài trên 20 ngày. Nguyên nhân của các vụ tranh chấp lao động chủ yếu là do thu nhập thấp, công nhân lao động phải làm thêm giờ nhiều, điều kiện lao động không đảm bảo, thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội chậm, người sử dụng lao động vi phạm các quy định của Bộ luật Lao động…, nhưng chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe. Một phần do một bộ phận người lao động, đặc biệt là công nhân lao động khu vực ngoài nhà nước trình độ hiểu biết về pháp luật, nhất là pháp luật lao động còn hạn chế, tác phong công nghiệp chưa cao dẫn đến vi phạm quy định của đơn vị. Các cấp công đoàn trong tỉnh đã chủ động, tích cực phối hợp với các ngành liên quan giải quyết, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân lao động và ổn định sản xuất tại cơ sở.

Điều kiện và môi trường làm việc của người lao động cơ bản đã được quan tâm cải thiện. Tuy nhiên, người lao động ở một số doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước vẫn còn phải làm việc trong môi trường độc hại, mất an toàn, tỷ lệ công nhân lao động được tập huấn về an toàn vệ sinh lao động thấp, số lao động được khám sức khỏe định kỳ chưa cao.

Tư tưởng, tâm trạng, nguyện vọng của đại đa số công nhân, viên chức, lao động trong tỉnh luôn yên tâm công tác và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý của Nhà nước, vững vàng trước những khó khăn, có tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Đa số người lao động đều mong muốn có được việc làm ổn định, thu nhập đảm bảo cho cuộc sống, được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, được học tập để nâng cao trình độ, kiến thức phục vụ cho công việc, có chính sách hỗ trợ về đất, nhà ở cho người lao động.

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn của liên đoàn lao động tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w