- Số ĐVCĐ ở CĐCS do LĐLĐ tỉnh chỉ đạo phối hợp
2. Kết quả bồi dưỡng từ năm 2008-
3.1.3. Nhiệm vụ công tác công đoàn
1. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động. Tham gia quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và hoạt động xã hội của Công đoàn
Xây dựng và triển khai thực hiện tốt Chương trình nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể trong các doanh nghiệp. Các cấp công đoàn chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội và các chế độ chính sách của người lao động, nhất là về hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, việc làm, tiền công, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hộ lao động, chính sách đối với lao động nữ… Công đoàn tham gia với chính quyền và người sử dụng lao động giải quyết một số vấn đề cấp bách đối với công nhân hiện nay như: nhà ở tại các khu, cụm công nghiệp, nơi sinh hoạt văn hoá, cơ sở nuôi dạy trẻ… Giải quyết và tham gia giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công nhân, viên chức, lao động. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành có liên quan giải quyết kịp thời các vụ tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể.
Phối hợp thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tham gia với thủ trưởng cơ quan, người sử dụng lao động hàng năm tổ chức tốt hội nghị cán bộ, công chức; đại hội công nhân viên chức và hội nghị người lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ ở doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Chỉ đạo ban thanh tra nhân dân ở cơ sở duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động, góp phần thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.
Nâng cao chất lượng thoả ước lao động tập thể và quy chế phối hợp giữa ban chấp hành công đoàn với chính quyền và chuyên môn đồng cấp. Tham gia với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động quan tâm tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề cho công nhân, viên chức, lao động.
Đẩy mạnh các hoạt động xã hội và chăm lo đời sống đoàn viên và người lao động; phát huy vai trò, trách nhiệm của đoàn viên và người lao động trong việc tham gia thực hiện các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện và chương trình giảm nghèo ở địa phương.
Đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm Dạy nghề Công đoàn tỉnh; tiếp tục phối hợp có hiệu quả với các ban, ngành tổ chức đào tạo, dạy nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động.
2. Tuyên truyền, giáo dục, vận động đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật. góp phần xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền với hình thức và phương pháp phù hợp với từng đối tượng công nhân, viên chức, lao động và loại hình công đoàn cơ sở. Nội dung tuyên truyền tập trung vào các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của Công đoàn, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến công nhân, viên chức, lao động. Tuyên truyền truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 20-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội XVI Công đoàn tỉnh Bắc Giang, Đề án số 05/ĐA-LĐLĐ của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh về “Nâng cao nhận thức chính trị cho đội ngũ công
nhân lao động giai đoạn 2011-2015”. Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến tới người lao động Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công nhân, viên chức, lao động. Hàng năm, tổ chức tốt các hoạt động nhân “Tháng Công nhân”.
Chỉ đạo các cấp công đoàn thường xuyên tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về chính trị và trách nhiệm của giai cấp công nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng tác phong công nghiệp cho công nhân, viên chức, lao động. Tập trung hướng về cơ sở, nắm tâm tư, nguyện vọng, giải quyết và phản ánh kịp thời những kiến nghị bức xúc của công nhân, viên chức, lao động với các cấp, các ngành có thẩm quyền giải quyết. Duy trì tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao thu hút đông đảo công nhân, viên chức, lao động tham gia. Hoàn thành và đưa vào sử dụng có hiệu quả Nhà Văn hoá Lao động.
Tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh; quan tâm bồi dưỡng và giới thiệu đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động đặc biệt là công nhân lao động ưu tú để tổ chức Đảng xem xét, kết nạp.
3. Tổ chức tốt phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động
Các cấp công đoàn tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động gắn với thực hiện 5 Chương trình phát triển kinh tế- xã hội trọng tâm của tỉnh giai đoạn 2011-2015, trong đó tập trung vào các phong trào thi đua: “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, “Thi đua phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn”, gắn với phong trào “Bắc Giang chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”... Đẩy mạnh phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất và đời sống, góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua; động viên, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, xây dựng và nhân điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua của công nhân, viên chức, lao động.
4. Phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh
Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở và nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn các cấp và Chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn giai đoạn 2013-2018. Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 59-NQ/TU ngày 08/4/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong giai đoạn hiện nay.”
Đẩy mạnh tuyên truyền, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở trong các thành phần kinh tế, trong đó tập trung tuyên truyền, phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức Công đoàn, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh để công đoàn cơ sở thực hiện tốt vai trò đại diện cho công nhân, viên chức, lao động trong mỗi doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị. Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 6a/NQ-TLĐ của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (khóa X) về “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở”.
Kiện toàn, bổ sung đội ngũ cán bộ công đoàn; tăng cường bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn các cấp. Quy hoạch, đào tạo và sử dụng hợp lý cán
bộ công đoàn chuyên trách. Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, chính sách pháp luật cho đội ngũ cán bộ công đoàn.
5. Công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong nữ công nhân, viên chức, lao động, trọng tâm là phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 6b/NQ-TLĐ ngày 29/01/2011 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu xây dựng người Phụ nữ Việt Nam: có sức khỏe, trí thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo có lối sống văn hóa và có lòng nhân hậu, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
Tuyên truyền về bình đẳng giới, giáo dục về phẩm chất đạo đức người phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; kiến thức nuôi dạy con ,công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Quan tâm động viên, khen thưởng nữ công nhân, viên chức, lao động điển hình trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
6. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tài chính công đoàn
Chỉ đạo, thực hiện tốt việc xây dựng dự toán và quyết toán thu, chi tài chính công đoàn hàng năm. Chỉ đạo, tổ chức thu kinh phí, đoàn phí công đoàn theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Tổ chức thực hiện việc sử dụng, quản lý tài chính, tài sản công đoàn theo đúng nguyên tắc, chế độ chính sách, tiết kiệm chi. Thực hiện công khai tài chính công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
7. Hoạt động của Uỷ ban Kiểm tra
Uỷ ban Kiểm tra công đoàn các cấp tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ công đoàn cùng cấp củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và đội
ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra ở cơ sở.
Giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ công đoàn cùng cấp xây dựng kế hoạch kiểm tra và tổ chức kiểm tra chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, kiểm tra công đoàn cùng cấp và cấp dưới khi tổ chức hoặc đoàn viên có dấu hiệu vi phạm điều lệ, chỉ thị, nghị quyết và các quy định của tổ chức Công đoàn. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công đoàn; giải quyết và tham gia giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của công nhân, viên chức, lao động.