Sự cần thiết trong việc đào tạo,bồi dưỡng cán bộ công đoàn

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn của liên đoàn lao động tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 30)

Bước vào thế kỷ XX, sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta đã được đẩy mạnh. Cơ chế thị trường đang tác động đến mọi lĩnh vực, đời sống xã hội, làm thay đổi môi trường hoạt động, đối tượng vận động, hình thức, phương pháp hoạt động Công đoàn. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến sự tăng nhanh số lượng lao động, tăng nhanh các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong các thành phần kinh tế là cơ sở, là tiền đề thuận lợi để công đoàn vận động kết nạp đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở . Hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy công nhân lao động, đoàn viên công đoàn ngày càng nhận thức đầy đủ hơn về công đoàn và ngày càng có nhu cầu được tổ chức Công đoàn quan tâm đến đời sống, việc làm, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để tập hợp, vận động công nhân lao động tham gia công đoàn. Quá trình hoàn thiện cơ chế thị trường theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi hệ thống pháp luật nước ta ngày càng được bổ sung, hoàn thiện phù hợp với yêu cầu tự do hóa thương mại, phù hợp với các thông lệ và luật pháp quốc tế. Trong đó, những quy định về quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động, của doanh nghiệp và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về lao động ngày càng được minh bạch và bảo đảm thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hơn. Ngoài ra những quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động công đoàn cũng ngày càng được hoàn thiện; những cơ chế, biện pháp để công đoàn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình cũng được rõ rang, cụ thể hơn. Đó là những thuận lợi căn bản về mặt pháp lý để tổ chức

công đoàn phát huy vai trò và thực hiện tốt các chức năng của mình. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo sự phát triển mạnh mẽ của các quan hệ thương mại, đồng thời tạo cơ hội gia tăng các quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động và công đoàn. Điều này tạo cơ hội thuận lợi để Công đoàn Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động đối ngoại góp phần tăng cường hợp tác , trao đổi kinh nghiệm hoạt động và tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính của công đoàn các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện tự do hóa thương mại làm cho nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, kinh doanh hoặc giải thể, phá sản dẫn đến một bộ phận người lao động bị mất việc làm hoặc thiếu việc làm, cuộc sống bị xáo trộn, thu nhập giảm sút. Điều này không chỉ gây tác động tiêu cực tới hệ thống an sinh xã hội mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới tổ chức và hoạt động của công đoàn cơ sở, tới sự ổn định tổ chức đoàn viên và sự gắn bó của công nhân lao động, đoàn viên công đoàn với Công đoàn. Quá trình hoàn thiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện hội nhập quốc tế, những chính sách, quy định pháp luật nói chung, những chính sách, quy định pháp luật lao động nói riêng còn nhiều bất cập, cần thiết có sự thay đổi cho phù hợp với những điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Khi đó, bên cạnh những thuận lợi cũng có thể có những khó khăn nhất định đối với tổ chức và hoạt động của Công đoàn.

Từ những yếu tố tác động trên, cho thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, đây là một trong những nhiệm vụ then chốt quyết định sự thành công trong hoạt động công đoàn. Với tầm quan trọng này, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 03/NQ-TLĐ, ngày 22/10/2004 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên Đoàn (khóa IX) về việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo,bồi dưỡng cán bộ công đoàn và gần đây là Nghị quyết 4a/NQ-TLĐ ngày 04/3/2010 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam (khóa X) về tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn giai đoạn 2010 - 2020.

Nhiệm vụ của tổ chức công đoàn là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, có năng lực về chuyên môn, đặc biệt là có năng lực hòa nhập với quần chúng, luôn rèn luyện kỹ năng, có kinh nghiệm và vận dụng sáng tạo trong hoạt động công đoàn. Đào tạo, bồi dưỡng là một động lực xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, vì vậy tổ chức công đoàn phải phát huy mọi nguồn lực của tổ chức công đoàn, sự hỗ trợ của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tạo nguồn lực tài chính đầu tư thích đáng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn. Vì có cán bộ giỏi thì tổ chức mới mạnh, tổ chức mạnh mới thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động. Con đường ngắn nhất, nhanh nhất để có cán bộ giỏi là thông qua các công tác đào tạo, bồi dưỡng. Nguyên lý này đã được nhiều tổ chức công đoàn mạnh nhất trên thế giới áp dụng có hiệu quả.

Trong giai đoạn hiện hay, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang đòi hỏi tính năng động, sáng tạo của mỗi người, mỗi tổ chức kinh tế - xã hội, trong đó tổ chức Công đoàn và cán bộ công đoàn phải quả cảm và có phương sách để phát triển. Tổ chức Công đoàn Việt Nam tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động của mình và cần hướng vào một số vấn đề cơ bản:

+ Làm cho các cấp công đoàn và mỗi cán bộ, đoàn viên công đoàn nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của tổ chức mình trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công đoàn phải mở rộng phạm vi hoạt động và đối tượng vận động của mình trong mọi thành phần kinh tế, xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở vững mạnh.

+ Tăng cường xây dựng tổ chức Công đoàn Việt Nam vững mạnh, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, năng lực bản lĩnh cán bộ công đoàn. Trước tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cơ chế thị trường, người cán bộ công đoàn phải có năng lực, nhận thức và tiếp thu khoa học - công nghệ, nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng hoạt động công đoàn, đồng thời luôn luôn rèn luyện, nâng cao phẩm chất và bản lĩnh của mình. Bản lĩnh không

những là lập trường giai cấp, ý thức chính trị mà còn là tính thần dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, kiên quyết bảo vệ lợi ích người lao động, tham gia vào các công việc quản lý xã hội, quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước.

+ Thực hiện tốt các chức năng công đoàn phù hợp với từng loại hình kinh tế, từng loại hình doanh nghiệp để tổ chức này có sự hấp dẫn đối với công nhân, lao động trước sự phát triển của cơ chế thị trường, đặc biệt là chức năng bảo vệ lợi ích công nhân viên chức lao động.

+ Đổi mới nội dung và phương pháp tuyên truyền giáo dục của công đoàn, nâng cao ý thức nghề nghiệp cho công nhân, viên chức, lao động, làm cho họ gắn bó với nghề, biết tự hào và tôn vinh nghề nghiệp, biết nâng cao mức sống, chất lượng sống bằng chính bàn tay và khối óc của mình. Công tác giáo dục cần thông qua đời sống hằng ngày, từ việc làm cụ thể để công nhân, viên chức, lao động ý thức được quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình, nhận thức sự thống nhất lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội, thống nhất lợi ích giai cấp công nhân và dân tộc, tin tưởng vào đường lối mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục về pháp luật, về các chế độ, chính sách lao đông – việc làm cho người lao động; nâng cao nhận thức và trách nhiệm và quyền lợi cho họ góp phần hạn chế những xung đột trong quan hệ lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định tiến bộ trong doanh nghiệp. Phối hợp với các cấp, các ngành hữu quan tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực.

+ Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước sâu rộng, mạnh mẽ trong công nhân viên chức lao động, làm cho mọi người hiểu được ý nghĩ của thi đua, thi đua vừa mang đạm tính nhân văn, vừa mang ý nghĩa kính tế, thông qua thi đua mà xây dựng người lao động, khuyến khích họ nâng cao tay nghề, lao động với năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm, hiệu quả. Tổ chức tốt phong trào thi đua nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế nền kinh tế - xã hội và chiến lược

đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Công đoàn tích cực tham gia giải quyết tốt những vấn đề kinh tế - xã hội, xây dựng, bổ sung, sửa đổi, thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến công nhân, viên chức lao động; vận động công nhân, viên chức , lao động tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, làm cho Đảng không ngừng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, tham gia xây dựng Nhà nước trong sạch, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, góp phần to lớn vào sự ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ, đặc biệt là tệ nạn tham nhũng, quan liêu, nguy cơ diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam.

Chương II: Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn của

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn của liên đoàn lao động tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 30)