Về xác định hình thức, phương pháp đào tạo,bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn của liên đoàn lao động tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 53)

- Số ĐVCĐ ở CĐCS do LĐLĐ tỉnh chỉ đạo phối hợp

LĐLĐ TỈNH LĐLĐ HUYỆN,

2.2.5. Về xác định hình thức, phương pháp đào tạo,bồi dưỡng

* Đối với đào tạo

Hàng năm, LĐLĐ tỉnh căn cứ nhu cầu và đối tượng theo kế hoạch đào tạo để chọn lựa hình thức đào tạo cho phù hợp, không những phù hợp với cơ quan, đơn vị của người được cử đi mà còn thuận lợi cho bản thân người cán bộ ấy. Các hình thức chủ yếu cử cán bộ đi đào tạo là: tập trung, không tập trung (đối với đào tạo sau đại học); chính quy tập trung, tại chức, từ xa (đối với đại học chuyên môn, nghiệp vụ); tập trung, tại chức (đào tạo lý luận chính trị và bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ…).

Đánh giá về các hình thức được cử đi đào tạo, thì với đặc thù công tác và các điều kiện khác cho thấy rằng hình thức đào tạo vừa học vừa làm tỏ ra phù hợp với nhiều cán bộ Công đoàn.

Ngoài việc cử cán bộ đi đào tạo như trên, căn cứ vào nhu cầu và đối tượng cán bộ cần đào tạo, LĐLĐ tỉnh còn sử dụng hình thức đào tạo ngắn hạn tại chỗ. Đối tượng cho hình thức này thường cán bộ mới được tuyển dụng hoặc luân chuyển, điều động ở các cơ quan công đoàn, trong thời gian ngắn phải được trang bị kiến thức cơ bản về chuyên ngành để bước đầu thực hiện nhiệm vụ. Hình thức này cũng đã đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của việc đào tạo, bồi dưỡng theo mục tiêu kế hoạch đề ra.

Về phương pháp đào tạo:

- Đối với cán bộ cử đi học thì thực hiện phương pháp của các cơ sở đào tạo. Hiện nay, các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các trường trong hệ thống công đoàn Việt Nam đã sử dụng rất linh hoạt các phương pháp đào tạo nhằm giúp cho học viên, sinh viên tiếp cận tối đa kiến thức và được vận dụng thông qua thời gian thực tế, thực hành… từ đó không những trang bị kiến thức mà còn rèn luyện kỹ năng công tác, hoạt động thực tiễn cho cán bộ công đoàn.

- Đối với cán bộ đào tạo ngắn hạn tại chỗ, thì phương pháp chủ yếu là hướng dẫn, kèm cặp trực tiếp và đánh giá kết quả thực hiện. Phương pháp này rất phổ biến, hiệu quả đem lại thì rất cao. Mỗi cán bộ mới tham gia công tác Công đoàn đều được LĐLĐ tỉnh phân công người hướng dẫn tập sự để trang bị kiến thức cơ bản, rèn luyện khả năng, dần tiếp cận nhiệm vụ công tác sau thời gian được hướng dẫn.

* Đối với bồi dưỡng

Thời gian qua các cấp công đoàn trong tỉnh từng bước đã đổi mới hình thức bồi dưỡng, tập huấn cán bộ công đoàn, không chỉ bồi dưỡng tập trung tại đơn vị tổ chức (cấp tỉnh, huyện, cấp cơ sở), mà còn phối hợp tổ chức theo nhu cầu nội dung ngay tại các công đoàn cơ sở (trên cơ sở xác định nhu cầu đăng ký tập huấn từ đầu năm). Hiệu quả đối với hình thức này được đánh giá cao, không những thuận lợi cho đơn vị tồ chức, mà quan trọng hơn là đáp ứng được nhu cầu thiết thực cần trang bị đối với cán bộ cơ sở. Ngoài ra, các cấp công đoàn còn tập huấn bồi dưỡng thông qua hình thức gián tiếp bằng việc phát tài liệu, văn bản hướng dẫn, tờ gấp tuyên truyền, giáo dục... để trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn vận dụng trong hoạt động tại cơ sở.

Trong các hình thức tập huấn trên, hình thức bồi dưỡng tập trung tại các cấp công đoàn vẫn là chủ yếu. Trong 5 năm qua có 216 lớp bồi dưỡng do các cấp công đoàn tổ chức.

Về phương pháp bồi dưỡng, tập huấn, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã linh hoạt sử dụng nhiều phương pháp khác nhau cho phù hợp với nội dung, đối tượng và hình thức của mỗi lớp bồi dưỡng, tập huấn. Trên cơ sở phân loại đó, các phương pháp thường sử dụng như sau:

- Đối với cán bộ mới tham gia công đoàn, mục đích tập huấn là bồi dưỡng về nhận thức, trang bị kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động công đoàn, thì sử dụng các phương pháp như: Bài giảng thuyết trình, cung cấp văn bản, tài liệu,

hướng dẫn, hoạt động…

- Đối với cán bộ đã tham gia công đoàn lâu năm, mục đích là bồi dưỡng kỹ năng, chuyên sâu nghiệp vụ, hoặc thay đổi kỹ năng, thái độ giao tiếp, kỹ năng ra quyết định, giải quyết các vấn đề… thì dùng phương pháp đào tạo theo chỉ dẫn, hướng dẫn nâng cao chuyên đề, tổ chức hội nghị, thảo luận, thực hành đống vai, thực tập hành vi ứng xử…

- Nếu hình thức tồ chức ít ngày hoặc quy mô lớp tập huấn lớn, phương pháp được sử dụng là dạy học theo cách truyền thống (thuyết trình, cung cấp tài liệu...). Ngược lại, với thời gian tập huấn dài hơn, nội dung, chương trình chọn lọc thì sử dụng phương pháp dạy học tích cực (nghiên cứu tình huống, thảo luận nhóm, đóng vai giải quyết vấn đề, xây dựng bài giảng thuyết trình cá nhân…).

* Nhận xét về hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng

Việc lựa chọn hình thức, phương pháp cử cán bộ đi đào tạo, đã được Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh quan tâm chú trọng. Thời gian qua việc lựa chọn linh hoạt hình thức, phương pháp đào tạo phù hợp không những giải quyết được kê hoạch đào tạo, bôi dưỡng cán bộ theo quy hoạch mà còn đảm bảo vê hoạt động, công tác tại cơ quan, đơn vị. Về tập huấn, bồi dưỡng cán bộ không chuyên trách, các cấp công đoàn trong tỉnh đã quan tâm đổi mới nhiều hình thức, phương pháp trong các lớp tập huấn, đặc biệt một số đơn vị đã áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng học tập của cán bộ công đoàn. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những hạn chế nhất định như:

- Về hình thức đào tạo tại chức mặc dù là thuận lợi cho công tác, phù hợp với đối tượng cán bộ nhưng xét về chất lượng thì hạn chế hơn là chính quy tập trung. Để khắc phục được, mỗi cán bộ phải cần phát huy việc tự học và nghiên cửu ứng dụng để nâng cao kiến thức của mình.

- Đối với phương pháp tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, hiện nay nhiều công đoàn cấp trên cơ sở trong tỉnh vẫn chưa áp dụng phương pháp dạy học tích cực

trong các lớp bồi dưỡng, tập huấn, nguyên nhân là để tiết kiệm thời gian, kinh phí và tổ chức theo phương pháp truyền thống thì tập huấn được cho nhiều người hơn. Thời gian tới, LĐLĐ tỉnh có hướng chỉ đạo tích cực để các đơn vị thực hiện tốt hơn nhằm đem lai hiêu quả tích cực của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn của liên đoàn lao động tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 53)