Những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân * Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn của liên đoàn lao động tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 66)

- Số ĐVCĐ ở CĐCS do LĐLĐ tỉnh chỉ đạo phối hợp

2. Kết quả bồi dưỡng từ năm 2008-

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân * Những tồn tại, hạn chế

* Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua công tác đào tạo, bồi dưỡng của các cấp công đoàn trong tỉnh còn có một số tồn tại, hạn chế sau:

- Một số nội dung chương trình tập huấn, bồi dưỡng đã có nhiều thay đổi nhưng vẫn còn bất cập, nhiều chuyên đề nội dung giáo trình không thống nhất, chồng chéo lẫn nhau, còn nặng về lý luận mà ít về nghiệp vụ và kỹ năng thực hành, chưa sát thực tế.

- Một số công đoàn cấp trên tổ chức tập huấn, phương pháp giảng dạy chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp truyền thống, chưa sử dụng phương pháp tích cực, nên chưa phát huy được trí tuệ, kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn phong phú của cán bộ trong quá trình học tập.

- Đội ngũ giảng viên kiêm chức đã được xây dựng và bổ sung hàng năm, tuy nhiên vẫn chưa đồng đều về trình độ, khả năng giảng dạy và hiệu quả hoạt động chưa cao. Một số giảng viên kiêm chức vẫn chưa thực hiện nhiệm vụ của mình, hiện nay đa số các lớp tập huấn tại công đoàn cấp trên cơ sở và CĐCS đều do cán bộ LĐLĐ tỉnh phụ trách truyền đạt.

- Mặc dù đã có chủ trương của Tổng Liên đoàn là dành 15% nguồn chi ngân sách hàng năm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, tuy nhiên trong những năm qua các cấp công đoàn dành kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng còn thấp; việc đầu tư trang thiết bị cho việc dạy và học còn hạn chế, chưa đồng bộ và phát huy hiệu quả.

- Việc cử CNVCLĐ đi đào tạo đại học chính quy tập trung theo Quyết định số 1375/QĐ-TLĐ ngày 01/9/2006 và Quyết định 582/QĐ-TLĐ ngày 19/5/2009 của Tổng Liên đoàn, LĐLĐ tỉnh không chọn được đối tượng đưa đi đào tạo.

- Một số công đoàn cơ sở, nhất là công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước chưa quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công

đoàn; người sử dụng lao động vẫn chưa tạo điều kiện thời gian cho cán bộ công đoàn tham gia tập huấn, bồi dưỡng.

* Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

Một là, cán bộ công đoàn ở một số đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng, chưa coi trọng đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác công đoàn. Một số cán bộ công đoàn đi tập huấn chỉ để đối phó chứ chưa tâm huyết tham gia vào các nội dung bài học.

Hai là, hiện nay vẫn chưa phát huy tối đa hiệu quả của đội ngũ giảng viên kiêm chức công đoàn, một mặt là do bản thân một số giảng viên không nhiệt tình với công tác đào tạo, bồi dưỡng, mặt khác chưa xây dựng được quy chế hoạt động nên chưa quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của giảng viên kiêm chức; chưa có quy định chế độ để khuyến khích, thu hút cán bộ công đoàn tích cực tham gia huấn luyện làm giảng viên kiêm chức.

Ba là, một số giảng viên kiêm chức chưa dành nhiều thời gian cho nghiên cứu, nắm bắt thực tế phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn, vì vậy không kịp thời cập nhật những vấn đề mới để điều chỉnh, bổ sung cho nội dung bài giảng của mình làm cho chất lượng chuyên đề truyền đạt không cao.

Bốn là một số công đoàn cấp trên cơ sở tổ chức tập huấn chỉ quan tâm số lượng cán bộ tham gia mà chưa quan tâm đến chất lượng, hiệu quả tập huấn, nên thường sử dụng phương pháp dạy học truyền thống trong bồi dưỡng, tập huấn.

Năm là, việc kiểm tra tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn của LĐLĐ tỉnh vẫn chưa thường xuyên và thiếu quyết liệt. Việc tuyển cử CNVCLĐ tham gia tuyển sinh và đào tạo đại học công đoàn chính quy không có, bởi vì khi người đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì doanh nghiệp tìm mọi cách giữ lại và bản thân người công nhân ấy cũng không tâm huyết với công tác công đoàn. Người muốn làm công tác công đoàn thì ngược lại không đủ tiêu chuẩn, điều kiện. Số lượng biên chế cán bộ công đoàn của LĐLĐ tỉnh

trong những năm qua còn ít, không đủ đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ (do Tỉnh ủy quản lý và giao biên chế ít hơn so với Tổng Liên đoàn).

Những tồn tại, hạn chế như trên đòi hỏi phải có sự đổi mới và đầu tư một cách đồng bộ từ LĐLĐ tỉnh đến công đoàn cơ sở, nhất thiết phải thay đổi nhận thức, tập trung huy động mọi nguồn lực cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, từ đó mới đẩy mạnh được công tác này trong thời gian tới.

Chương III: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn của LĐLĐ tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay

3.1.Phương hướng, nhiệm vụ công tác của LĐLĐ tỉnh Bắc Giang 3.1.1. Phương hướng công tác công đoàn

Trong những năm tới, tình hình đất nước nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng có những thuận lợi cơ bản, tác động trực tiếp đến công nhân, viên chức, lao động và tổ chức công đoàn. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với quốc tế, là cơ hội để chúng ta phát triển nhanh nền kinh tế. Tỉnh Bắc Giang đang trong quá trình phát triển, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế làm cho đội ngũ công nhân, viên chức, lao động sẽ tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu ngành nghề.

Tuy nhiên, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang thực hiện nhiều thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn Việt Nam, thực hiện âm mưu “Diễn biến hoà bình” làm cho nội bộ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đòi đa nguyên chính trị, đa Đảng đối lập, đa tổ chức Công đoàn. Việc hội nhập quốc tế ngày càng sâu thì sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn; số lượng doanh nghiệp mới thành lập tăng nhanh, cùng với sự đòi hỏi cao hơn về chất lượng lao động, một bộ phận công nhân chưa qua đào tạo, trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất dễ bị mất việc làm hoặc không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng. Một bộ phận công nhân lao động trình độ giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, ý thức tổ chức và kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp chưa cao... Quan hệ lao động sẽ ngày càng phức tạp, tranh chấp lao động và đình công còn những tiềm ẩn khó lường; việc thực hiện chức năng bảo vệ quyền lợi người lao động, công tác phát triển và quản lý đoàn viên gặp nhiều khó khăn, tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng

phí… là những yếu tố tác động gây khó khăn cho việc triển khai hoạt động của tổ chức Công đoàn.

Đứng trước thời cơ và thách thức mới, các cấp công đoàn tỉnh Bắc Giang cần phải tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt những nội dung chủ yếu sau:

Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Công đoàn thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tuyên truyền, vận động, giáo dục và tổ chức thi đua yêu nước trong đoàn viên và người lao động. Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở; xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, xây dựng giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần xây dựng tỉnh Bắc Giang ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Khẩu hiệu hành động :

"Tiếp tục đổi mới hoạt động công đoàn; vì quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động, vì sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước".

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn của liên đoàn lao động tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 66)