Yếu giới tính

Một phần của tài liệu Đánh giá của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên (Nghiên cứu tại trường Đại học Lao động Xã hội) (Trang 69)

9. Khung phân tích

2.2.1.Yếu giới tính

Giới tính là biến độc lập để đo được ý kiến khách quan trong các cuộc khảo sát, đánh giá cũng như nghiên cứu. Tìm hiểu về yếu tố giới tính của sinh viên trong hoạt động giảng dạy của giảng viên đã được nhiều nghiên cứu nước ngoài cũng như trong nước nhắc đến. Sự khác biệt về giới tính sẽ đưa ra những nhận xét đánh giá khách nhau và có ý kiến đa dạng hơn. Trong luận văn này, đề tài muốn tìm hiểu xem yếu tố giới tác động thế nào đến việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên trong bối cảnh văn hoá Việt Nam. Ngay từ thời phong kiến, phụ nữ không được coi trọng. Đến nay, sự bình đẳng giới đã được thúc đẩy mạnh mẽ hơn.

Chính vì vậy, luận văn có ý kiến cho rằng, sinh viên nam thường mạnh dạn, xông xáo, thích tìm tòi cái mới, thích nghi với hoàn cảnh nhanh hơn nữ giới. Trong khi đó, nữ sinh viên có ý thức học tập tốt hơn, chăm học hơn nhưng thường có xu hướng e ngại giao tiếp, ngại va chạm. Chúng tôi quan tâm xem liệu yếu tố về tâm lý giới như vậy có ảnh hưởng đến kết quả đánh giá của sinh viên với giảng viên hay không và ảnh hưởng đó như thế nào. Dữ liệu trong bảng dưới đây sẽ cho ta thấy sự so sánh quan điểm đánh giá của nam sinh viên và nữ sinh viên theo 7 tiêu chí được đánh giá về phương pháp sư phạm, kiến thức của giảng viên và mức dân chủ giữa giảng viên và sinh viên.

Sinh viên trường Đại học Lao động Xã hội trong việc đánh giá hoạt động của giảng viên đã thu được kết quả như sau

Bảng 2.10 : Đánh giá trung bình của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên theo yếu tố giới tính

Hoạt động giảng dạy của GV Giới tính

Tổng Trung

bình Nội dung và phương pháp giảng dạy của

GV

Nam 4278 4,05

Nữ 5024 4,28

GV sử dụng phương tiện hỗ trợ giảng dạy và tài liệu phục vụ học tập, giảng dạy

Nam 4275 3,72

Nữ 5025 3,81

Trách nhiệm của giảng viên đối với sinh viên

Nam 4280 3,78

Nữ 5026 3,96

GV khuyến khích tư duy độc lập của sinh viên

Nam 4273 3,9

Nữ 5024 4,2

đánh giá học tập của sinh viên Nữ 5024 4,16 Tác phong nghề nghiệp của giảng viên Nam 4276 4,2

Nữ 5025 4,36

Qua đánh giá số liệu trên cho thấy có sự khác nhau về yếu tố giới tính của sinh viên trong việc đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên qua các tiêu chí.

Về mặt nội dung giảng dạy và phương pháp giảng dạy sinh viên nam là 4278, sinh viên nữ là 5024, nhóm sinh viên nữ có chỉ số đánh giá trung bình là 4,28 và nhóm sinh viên nam có chỉ số trung bình là 4,05, sự chênh lệch về chỉ số đánh giá trung bình cho thấy đánh giá trung bình của nhóm nam giới đang chặt chẽ hơn so với nữ giới trong việc đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên.

Sử dụng phương tiện hỗ trợ giảng dạy - Tài liệu phục vụ học tập giảng dạy: Có 4275 sinh viên nam và 5025 sinh viên nữ tham gia đánh giá và tính theo chỉ tiêu đánh giá trung bình thì nữ đạt 3,81 và nam đạt 3,82. Từ số liệu cho thấy sinh viên nam đánh giá thấp hơn so với sinh viên nữ trong việc đánh giá giảng viên dựa trên tiêu chí là sử dụng phương tiện hỗ trợ giảng dạy – Tài liệu phục vụ học tập giảng dạy.

Trách nhiệm của giảng viên đối với sinh viên: Trách nhiệm của giảng viên đối với mọi sinh viên đều như nhau tuy nhiên kết quả đánh giá giữa sinh viên nam và sinh viên nữ vẫn có sự chênh lệch. Nhóm sinh viên nữ với chỉ tiêu đánh giá trung bình là 3,96 trong khi đó nhóm sinh viên nam chỉ đánh giá với chỉ tiêu trung bình đạt 3,78. Như vậy nhóm sinh viên nam vẫn có yêu cầu về trách nhiệm của giảng viên cao hơn.

Với tiêu chí đánh giá giảng viên trong việc khuyến khích sáng tạo, tư duy độc lập của sinh viên cũng thu được kết quả với 4273 sinh viên nam

tham gia đánh giá, đạt chỉ tiêu trung bình 3,9 và 5024 sinh viên nữ tham giá đánh giá, chỉ tiêu trung bình đạt 4,2. Qua đó thấy nhóm sinh viên nữ của trường Đại học Lao động Xã hội có yêu cầu thấp hơn trong việc đánh giá sự khuyến khích sáng tạo, tư duy độc lập của sinh viên.

Qua bảng số liệu ta thấy với hai tiêu chí đánh giá cuối là Sự công bằng của GV trong kiểm tra đánh giá học tập của sinh viên và Tác phong nghề nghiệp của giảng viên nhận được sự đánh giá của nhóm sinh viên nữ cao hơn so với đánh giá của nhóm sinh viên nam.

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt giữa nhóm sinh viên nam và sinh viên nữ trong việc đánh giá các tiêu chí trong hoạt động giảng dạy của giảng viên. Sinh viên nam thường có yêu cầu cao hơn so với sinh viên nữ.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên (Nghiên cứu tại trường Đại học Lao động Xã hội) (Trang 69)