Lý thuyết hành vi lựa chọn

Một phần của tài liệu Đánh giá của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên (Nghiên cứu tại trường Đại học Lao động Xã hội) (Trang 36)

9. Khung phân tích

1.2.1. Lý thuyết hành vi lựa chọn

Thuyết hành vi lựa chọn gắn với tên tuổi của rất nhiều nhà xã hội học tiêu biểu như: George Homans, Peter Blau, James Coleman. Đặc trưng thứ nhất có tính chất xuất phát điểm của sự lựa chọn duy lý chinh là các cá nhân lựa chọn hành động. Homans cho rằng hành vi xã hội có 3 đặc trưng cơ bản: Một là hiện thực hóa hành vi phải được thực hiện trên thực tế chứ không phải trong ý niệm. Hai là hành vi đó được khen thưởng hay bị trừng phạt từ phía người khác. Ba là người khác ở đây phải là nguồn củng cố trực tiếp đối với hành vi chứ không phải là nhân vật trung gian của một cấu trúc xã hội nào đấy.

Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào tiền đề cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lúy nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách thức hiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực. Phạm vi của mục đích đây không chỉ có yếu tố vật chất (lãi, lợi nhuận, thu nhập) mà còn cả yếu tố lợi ích xã hội và tinh thần.

Mô hình hành động hợp lý là lý thuyết có thể tạo ra mô hình hòa hợp, nhằm tạo ra sự cân bằng, cung cấp nền tảng cho việc xây dựng một cấu trúc xã hội có khả năng đứng vững, tái thiết lập xã hội. Thực chất của

cơ bản là trong hàng loạt tác nhân kích thích khác nhau tác động vào con người, người ta chỉ phản ứng với những kích thích nào có ý nghĩa trực tiếp tới lợi ích và sự bảo tồn cho con người, khước từ và loại bỏ những kích thích không có lợi bằng hàng loạt những quyết định được cân nhắc hợp lý. Chung quy lại, lựa chọn hợp lý là hành động có mục đích của cá nhân hướng tới mục tiêu, định hình bởi các giá trị hay các sở thích, sự lựa chọn bao giờ cũng sẽ tối đa hóa lợi ích, hay sự thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của con người.

Homans đưa ra một số định đề cơ bản về hành vi con người như sau:

Định đề phần thưởng: đối với tất cả các hành động của con người, hành động nào càng thường xuyên được khen thưởng thì càng có khả năng được lặp lại.

Định đề kích thích: nếu một (nhóm) kích thích nào trước đây đã từng khiến cho một hành động nào đấy được khen thưởng thì một (nhóm) kích thích mới càng giống với kích thích đó bao nhiêu thì càng có khả năng làm cho hành động tương tự như trước đây được lặp lại bấy nhiêu.

Định đề giá trị: Kết quả của hành động càng có giá trị cao đối với chủ thể bao nhiêu thì chủ thể đó càng có xu hướng thực hiện hành động đó bấy nhiêu.

Định đề duy lý: Cá nhân sẽ lựa chọn hành động nào mà giá trị của kết quả hành động đó và khả năng đạt được kết quả đó là lớn nhất.

Định đề giá trị suy giảm: Càng thường xuyên nhận được một phần thưởng nào đó bao nhiêu thì giá trị của nó càng giảm đi bấy nhiêu đối với chủ thể hành động.

Định đề mong đợi: nếu sự mong đợi của con người được thực hiện thì người ta sẽ hài lòng, còn nếu không được thực hiện thì cá nhân sẽ bực tức, không hài lòng.

Các định đề của lý thuyết hành vi lựa chọn cho thấy con người là một chủ thể duy lý, trước khi thực hiện hành động con người quan tâm nhiều nhất tới vấn đề lợi ích và phần thưởng, và thường xuyên tìm cách cân đối vấn đề này làm sao khi thực hiện hành động này có thể đem lại phần thưởng cao nhất. Sự xem xét, tính toán này không chỉ căn cứ vào khả năng của chủ thể mà con căn cứ vào những giá trị, chuẩn mực, phong tục truyền thống.

Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý của Homans có thể giúp chúng ta lý giải một cách hợp lý hoạt động của các chủ thể trong đó hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập của SV là hai hoạt động cơ bản trong quá trình đào tạo. Hai hoạt động này gắn kết chặt chẽ với nhau và có sự tác động qua lại lẫn nhau. Hoạt động giảng dạy mang tính tích cực, có tính chủ đích trong việc lựa chọn các cách thức truyền đạt, phương pháp giảng dạy thích hợp, tạo môi trường học tập hứng thú nhằm tác động đến SV, tạo ra các phần thưởng là SV thu nhận kiến thức nhanh nhất, phát triển toàn diện kỹ năng, đồng thời với việc lựa chọn hoạt động giảng dạy thích hợp có thể làm thay đổi cách học của người học. Ngược lại, hoạt động học tập cần trở thành hoạt động tích cực, hoạt động chủ động có hướng đích, bộc lộ qua kết quả đánh giá về GV, qua đó có thể làm tăng thêm hiệu quả của hoạt động giảng dạy. Khi đó nếu hoạt động giảng dạy nào của GV được SV đánh giá tốt thì họ sẽ tiếp tục thực hiện tốt, ngược lại những mặt nào còn hạn chế GV sẽ tìm cách thay đổi, cải thiện theo đánh giá của SV.

Một phần của tài liệu Đánh giá của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên (Nghiên cứu tại trường Đại học Lao động Xã hội) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)