Giảng dạy

Một phần của tài liệu Đánh giá của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên (Nghiên cứu tại trường Đại học Lao động Xã hội) (Trang 28)

9. Khung phân tích

1.1.3.Giảng dạy

Giảng dạy và học tập có những mục đích cụ thể khác nhau. Nếu học tập nhằm vào việc chiếm lĩnh khái niệm khoa học thì giảng dạy lại có mục đích là điểu khiển của sự học tập.

Giảng dạy có hai chức năng thường xuyên tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau đó là truyền đạt thông tin dạy học và điều khiển hoạt động học (GS.Nguyễn Ngọc Quang)

Theo PGS.Lê Đức Ngọc – ĐHQG Hà Nội thì dạy đại học là dạy nhận thức, dạy kĩ năng và dạy cảm nhận. Tùy theo khoa học (Tự nhiên hay Xã hội – nhân văn, Cơ bản hay Công nghệ, Kĩ thuật…) và tùy theo mục tiêu đào tạo (đại học hay sau đại học, chuyên môn hay nghiệp vụ,…) mà chọn chủ điểm hay trọng tâm về dạy nhận thức, dạy kĩ năng hay dạy cảm nhận cho phù hợp [5].

Tính nghệ thuật của việc giảng dạy đại học thể hiện ở năng lực truyền đạt của người dạy làm sao cho khơi dậy được tiềm năng tiếp thu, phát triển và sáng tạo của SV để nhận thức, để cảm nhận và để có kĩ năng cao.

Một số quan điểm Dạy học hiện đại

a. Quá trình dạy học là một quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu của SV dưới sự chỉ đạo của người cán bộ giảng dạy, là một quá trình hai

mặt (dạy và học) nhằm đạt được các nhiệm vụ dạy học, đạt được chất lượng và hiệu quả dạy học ở đại học.

b. Dạy là quá trình tổ chức nhận thức cho sinh viên; bản chất của dạy học là tổ chức nên các tình huống học tập “các tình huống gia cố”, trong đó sinh viên sẽ hoạt động tích cực dưới sự hướng dẫn ít nhiều của giảng viên nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả dạy học. Trong quá trình này, sinh viên luôn luôn phải hoạt động tích cực, phải được tang cường, củng cố, khen thưởng, xác nhận ngay.

c. Dạy học là một quá trình điểu khiển và tự điều khiển và là một quá trình có thể điều khiển được.

d. Dạy học là một quy trình công nghệ đặc biệt.

e. Quá trình dạy học là một hệ thống cân bằng động, gồm nhiều nhân tố tác động qua lại lẫn nhau theo những qui luật và nguyên tắc nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học, nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả dạy học. Ở đây cần phải đặc biệt chú ý đến một số nguyên tắc cơ bản sau: Nguyên tắc dạy học xuất phát từ sinh viên, đầu vào, lấy sinh viên làm trung tâm; Nguyên tắc hoạt động; Nguyên tắc đấu tranh nhận thức; Nguyên tắc các đoạn ngắn xác nhận ngay.

Từ những luận điểm trên chúng ta có thể đi đến luận điểm quan trọng là: Dạy học về bản chất là một quá trình tự thiết kế và góp phần thi công của sinh viên dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ ít nhiều của giảng viên nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả dạy học.

Giảng dạy tốt

Giảng viên muốn giảng dạy tốt cần phải thực hiện các yêu cầu sau: Một là, giảng viên cần hiểu rõ môi trường xã hội, trong đó diễn ra việc giảng dạy. Ở đây, giảng viên cần hiểu những đặc điểm, điều kiện cơ bản của thời đại, những yêu cầu của môi trường kinh tế xã hội, cách mạng

xã hội, cách mạng khoa học kĩ thuật nói chung đối với việc đào tạo con người mới.

Hai là, giảng viên cần hiểu tính chất và đặc điểm điều kiện của nhà trường trong đó diễn ra việc dạy học.

Ba là, giảng viên cần nắm vững mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ dạy học, mục đích này được quyết định trực tiếp bởi môi trường kinh tế - xã hội và môi trường đào tạo, nhiệm vu dạy học phải là kim chỉ năm cho mọi hoạt động của nhà trường, của giảng viên và người học.

Bốn là, giảng viên cần hiểu rõ sinh viên, trình độ ban đầu của họ so với nhiệm vụ dạy học, nói cách khác là hiểu rõ đầu vào, giảng viên cũng cần trực tiếp tác động đến sinh viên bằng nhân cách của mình (cách cư xử với sinh viên).

Năm là, giảng viên cần nắm vững và lựa chọn nội dung dạy học một cách phù hợp, ở đât giảng viên cần dựa vào yêu cầu của môn học, số giờ học và trình độ ban đầu của sinh viên để lựa chọn nội dung dạy học cho phù hợp.

Sáu là, giảng viên cần phải lựa chọn một cách đúng đắn và thích hợp các phương pháp, phương tiện và hình thực tổ chức dạy học, ở dây giảng viên căn cứ vào đầu ra, đầu vào và nội dung dạy học.

Bảy là, giảng viên cần biết khai thác các động lực bên ngoài và bên trong của quá trình dạy học nhằm khuyến khích sinh viên tự học.

Tám là, giảng viên cần biết hạn chế các yếu tố nhiễu tác động đến sinh viên, các yếu tố tiêu cực, các phản động lực làm hại đến việc học tập của họ.Ví dụ: tiếng ồn, dư luận không đúng về môn học, về nghề nghiệp…các nhiễu của đời sống xã hội khó khăn…

Chín là, trong quá trình lựa chọn nội dung và vận dụng các phương pháp , phương tiện và hình thức tổ chức dạy học, giảng viên cần tuân theo các qui luật và nguyên tắc dạy học.

Cuối cùng, giảng viên cần hướng dẫn sinh viên học tập một cách logic, muốn thế giảng viên cần nắm vững bản chất của quá trình dạy học và logic vận động của nó.

Một phần của tài liệu Đánh giá của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên (Nghiên cứu tại trường Đại học Lao động Xã hội) (Trang 28)