9. Khung phân tích
1.1.6. Hoạt động giảng dạy
Một trong những việc quan trọng của HĐGD mà GV cần phải thực hiện trước hết là biên soạn tài liệu giảng dạy. Việc này cần phải được chuẩn bị trước khi tổ chức giảng dạy cho SV. Đây là hoạt động hết s ức quan trọng, tài liệu giảng dạy cần đư ợc GV biên soạn đầy đủ đ ể cung cấp cho người học trước khi giảng dạy môn học sẽ giúp cho người học tự nghiên cứu trước về nội dung củ a t ừng bài học trước khi lên lớp, giúp cho hoạt động dạy – học hiệu quả hơn . Đồng thời với việc cung cấp cho sinh viên tài liệu giảng dạy mà giảng viên biên soạn thì giảng viên cũng giới thiệu các tài liệu tham khảo cho sinh viên, để sinh viên có thể t ự tìm hiểu bổ sung thêm nh ững kiến th ức hữu ích liên quan đến bài học. Công việc này đòi hỏi không nh ững giảng viên phải giới thi ệu đầy đủ các tài li ệu tham khảo mà còn phải đảm bảo vi ệc các tài li ệu được giới thiệu thực sự hữu ích đối với sinh viên.
Nội dung giảng dạy
Là tổ hợp các cách thức hoạt động, thao tác với nội dung học vấn do các chủ thể của quá trình dạy học thực hiện, diễn ra trong môi trường dạy học, xác định và chịu sự ảnh hưởng của các nguồn lực vật chất của dạy và học, đưa lại những sản phẩm cụ thể phản ánh mục tiêu của dạy và học.
Có thể khái quát 2 thành phần chính là nội dung học vấn và các yếu tố có liên quan đến sự vận động của nội dung học vấn trong dạy học. Nội dung học vấn, bao gồm 4 yếu tố sau: (1)Tri thức về thế giới và các phương thức hoạt động; (2) Kinh nghiệm tiến hành các phương thức hoạt động; (3) Kinh nghiệm hoạt động sáng tạo; (4) Kinh nghiệm cảm xúc và đánh giá. Các yếu tố liên quan đến sự vận động của nội dung học vấn: (1) Các hoạt động và chủ thể hoạt động; (2) Môi trường và động lực dạy – học; (3) Các nguồn lực vật chất của dạy – học; (4) Sản phẩm của dạy học [22].
Phương phá p giảng dạy
Phương pháp giảng d ạy là một thành tố hết sức quan trọng của quá trình dạy học. Khi đã xác định được mục đích, nội dung chương trình dạy học, thì phương pháp dạy và học của thầy và trò sẽ quyết định chất lượng quá trình dạy học.
Trong triết học, vấn đề phương pháp được đề cập từ rất sớm và khá nhiều. Thuật ngữ “phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp: “Metodos”, có nghĩa là con đường, cách thức vận động của một sự vật hiện tượng. Trong lĩnh vực giáo dục, phương pháp giảng d ạy không phải là một thực thể độc lập, vì mục đích tự thân, mà chỉ là hình thức vận động của một hoạt động đặc thù: Hoạt động dạy học. Hoạt động dạy học là hoạt động phối hợp của hai chủ thể đó là giáo viên và học sinh. Trong thực tiễn, phương pháp dạy học thường được hiểu là cách thức tiến hành các hoạt động của người dạy và người học nhằm thực hiện một nội dung dạy học đã được xác định.
Định nghĩa về Phương pháp giảng d ạy được diễn đạt theo những cách khác nhau theo mỗi tác giả. Tác giả Phan Trọng Ngọ (2005) đã định nghĩa Phương pháp giảng d ạy một cách ngắn gọn như sau: định nghĩa chung nhất về PPGD là những con đường, cách thức tiến hành hoạt động dạy học [16,tr.145].
Tác giả Phạm Viết Vượng (2000) đã đưa ra định nghĩa một cách chi tiết và cụ thể: Theo nghĩa chung nhất phương pháp là con đường, là cách thức mà chủ thể sử dụng để tác động nhằm chiếm lĩnh hoặc biến đổi đối tượng theo mục đích đã định. Tóm lại, phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động phối hợp của giáo viên và học sinh, trong đó phương pháp dạy chỉ đạo phương pháp học, nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo thực
Như vậy, dù được diễn đạt theo những cách khác nhau, từ những định nghĩa trên có thể rút ra những đặc trưng chung của phương pháp dạy học như sau: (1) Phương pháp dạy học là những con đường, cách thức hoạt động phối hợp của giáo viên và học sinh; (2) Nhằm thực hiện một nội dung dạy học đã được xác định; (3) Chủ thể của hoạt động dạy là giáo viên, người tổ chức mọi hoạt động học tập của học sinh. Chủ thể của hoạt động học là học sinh, chủ thể tích cực trong nhận thức, rèn luyện và tu dưỡng bản thân.
Trách nhiê ̣m – sư ̣nhiêt ̣ tình
Trong quá trình giảng d ạy, giảng viên cần có trách nhiệm trong việc thực hiện kế ho ạch giảng d ạy theo đúng yêu cầu. Đồng thời người giảng viên cần tạo ra môi trừờng học tập thân thiện đối với người học. Giảng viên cần giải đáp thỏa đáng các thắc mắc của người học không chỉ trong giờ lên lớp mà còn nhiệt tình giúp đỡ người học các vấn đề liên quan đến học tập.
Kiểm tra – đánh giá
Kiểm tra đánh giá cũng là một phần quan trọng không thể thiếu trong hoạt động giảng dạy của giảng viên. Hoạt động kiểm tra đánh giá là một phần không thể tách rời của hoạt động dạy - học. Trong quá trình đào tạo, chỉ thông qua các hình thức kiểm tra đánh giá mới biết kết quả quá trình giảng dạy đã tác động đến người học như thế nào. Do vậy, việc kiểm tra đánh giá học viên là công việc thường xuyên mà bất kỳ giảng viên nào cũng phải thực hiện. Kiểm tra đánh giá là một phần không thể tách rời của hoạt động dạy - học. Kiểm tra đánh giá không chỉ cho biết kết quả của hoạt động dạy - học mà còn là động lực thúc đẩy người học tự điều chỉnh phương pháp học, người dạy điều chỉnh phương pháp dạy và nhà quản lý có kế hoạch điều chỉnh nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động dạy - học. Để thực sự có hiệu quả, là động lực thúc đẩy cải tiển nâng cao chất lượng hoạt
dạy - học việc kiểm tra đánh giá cần đáp ứng các yêu cầu của phương pháp kiểm tra - đánh giá. Đây là công việc thường xuyên mà mỗi giảng viên đều phải thực hiện, vì vậy hơn ai hết họ phải có hiểu biết và nắm vững các yêu cầu của phương pháp kiểm tra - đánh giá.