Đánh giá của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên

Một phần của tài liệu Đánh giá của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên (Nghiên cứu tại trường Đại học Lao động Xã hội) (Trang 26)

9. Khung phân tích

1.1.1. Đánh giá của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên

viên

Sinh viên tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên là việc làm không mới ở các nước có nền giáo dục phát triển thuộc Châu Âu, Hoa Kỳ. Riêng ở Việt Nam, hoạt động này chưa được ủng hộ nhiều. Từ xưa đến nay, trong quan niệm của người Việt Nam “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” mà đã là thầy thì sinh viên không có quyền nhận xét, đánh giá. Chỉ có thầy đánh giá trò, không có chuyện trò đánh giá thầy. Tuy vậy, theo xu thế phát triển chung của xã hội, việc đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua đánh giá của sinh viên đã bắt đầu được thực hiện trong nhiều trường đại học.

Đánh giá của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên thực chất là việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên đối với việc giảng dạy của giảng viên. Ngoài việc phản hồi về chất lượng mà sinh viên thu được qua việc giảng dạy của giảng viên, việc làm này còn mang ý nghĩa là sự phản hồi của xã hội đối với chất lượng của nhà trường, của cơ sở giáo dục đào tạo. Việc lấy ý kiến của sinh viên thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên đối với giảng viên, là cơ hội để sinh viên đóng góp ý kiến với giảng viên, khắc phục tình trạng trao đổi ngoài lề hay tạo ra những dư luận không mang tính xây dựng phía sau giảng đường. Đồng thời hình thức này cung cấp những thông tin ngược để giảng viên kiểm tra lại hoạt động giảng dạy của mình. Qua đó giảng viên phát huy được những thế mạnh, ưu điểm và khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động giáo

Hiện nay, Bộ Giáo Dục & Đào tạo thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng trong các trường ĐH của Việt Nam từ năm 2005, xây dựng nền “Văn hóa chất lượng” trong các trường ĐH. Ngày 20 thánh 2 năm 2008, BGD&ĐT ban hành Công văn số 1276/BGD ĐT/NG về việc “Hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên” [8]. Công văn hướng dẫn của BGD ĐT là cơ sở để các cơ sở đào tạo áp dụng triển khai có hiệu quả và giúp công luận làm rõ hơn về chủ trương cũng như bản chất của công tác đánh giá của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên [3].

1.1.2. Đánh giá

Khái niệm đánh giá rất phổ biến trong giáo dục đại học và đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm về đánh giá.

Theo Griffin (1993) Đánh giá là quá trình mô tả đối tượng, bao gồm các hoạt động thu thập thông tin, minh chứng về thành quả học tập của học sinh, sau đó diễn giải thông tin để mô tả đối tượng, đưa ra những nhận định, phán quyết liên quan đến giá trị của đối tượng được đánh giá [9].

Black và Wiliam (1998) đưa ra định nghĩa đánh giá theo nghĩa rộng là bao gồm tất cả các hoạt động mà giảng viên và sinh viên đã thực hiện để thu thập thông tin. Những thông tin này có thể được sử d ụng theo nghĩa chẩn đoán để điều chỉnh quá trình giảng dạy và học tập. Theo định nghĩa này, đánh giá bao gồm các quan sát của giảng viên, thảo luận trong lớp học, phân tích các việc làm của sinh viên, chẳng hạn như bài tập về nhà và các bài kiểm tra [20].

TS. Nguyễn Kim Dung (2008) đưa ra khái niệm: đánh giá là một hình thức chẩn đoán của việc xem xét chất lượng và đánh giá việc giảng dạy, học tập và chương trình đào tạo dựa vào việc kiểm tra chi tiết các

chương trình học, cơ cấu và hiệu quả của một cơ sở đào tạo, xem xét bên trong và các cơ chế kiểm soát chất lượng của cơ sở đó [9]

GS.TSKH. Lâm Quang Thiệp (2009) đưa ra khái niệm: đánh giá là việc nhận định sự xứng đáng của một cái gì đó, chẳng hạn việc đánh giá một chương trình, một nhà trường, một chính sách. Đánh giá có thể là định lượng(quantitative) dựa vào các con số hoặc định tính (qualitative) dựa vào các ý kiến và giá trị [20].

Một phần của tài liệu Đánh giá của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên (Nghiên cứu tại trường Đại học Lao động Xã hội) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)