9. Khung phân tích
1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
Trường Đại học Lao động – Xã hội được thành lập năm 2005, trên cơ sở Trường Cao đẳng Lao động – Xã hội, theo Quyết định số 26/2005/QĐ-TTg ngày 31/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Tiền thân của Trường từ 02 trường: Trường Trung học Lao động - Tiền lương và Trường Cán bộ quản lý Thương binh và Xã hội.
Trường Trung học Lao động - Tiền lương, thành lập ngày 30 tháng 5 năm 1961. Trường Cán bộ quản lý Thương binh và Xã hội, thành lập năm 1975. Ngày 27/5/1991, hợp nhất hai trường tiền thân và có tên gọi là Trường Cán bộ Lao động – Xã hội. Năm 1997, Trường Cán bộ Lao động – Xã hội được nâng cấp lên thành Trường Cao đẳng Lao động – Xã hội. Năm 2005, Trường được nâng cấp lên đại học.
Năm 2007, Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội quyết định sát nhập trường Kỹ nghệ I thuộc Tổng cục Dạy nghề thành Cơ sở Sơn Tây và Trường Trung học Lao động – Xã hội Tp. Hồ Chí Minh thành Cơ sở 2 thuộc trường.
Đến nay, nhà trường đã có bề dày lịch sử hơn 50 năm. Trường lấy ngày 27/5 hằng năm là ngày truyền thống của Trường (ngày hợp nhất hai trường tiền thân) và lấy năm 1961 (năm thành lập Trường Trung học Lao động – Tiền lương) là năm thành lập Trường.
Hơn 50 năm xây dựng và phát triển, nhà trường vinh dự được Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý:Huân chương Độc lập hạng Nhì (năm 2006), hạng Ba (năm 2001). Huân chương Lao động hạng Nhất (1996), hạng Nhì (1991), hạng Ba (1981).Đảng bộ Trường nhiều năm liền là “Đảng bộ trong sạch, vững mạnh”.
* Chức năng
Trường Đại học Lao động - Xã hội là trường Đại học công lập theo hệ thống giáo dục quốc dân của Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,
- Trường Đại học Lao động - Xã hội là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH).
- Trường là đơn vị có chức năng đào tạo nhân lực trình độ đại học, trên đại học, cao đẳng và trung cấp về Lao động - Xã hội; đào tạo nghề, nghiên cứu khoa học về Lao động - Xã hội; Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng; trụ sở chính tại 43 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
* Nhiệm vụ
- Đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức, kiến thức trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp về Lao động - Xã hội đáp ứng yêu cầu của xã hội;
- Nghiên cứu khoa học về Lao động - Xã hội; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất và cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của xã hội và theo qui định của pháp luật;
- Hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học theo qui định của pháp luật; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành lao động - xã hội; Quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên của trường đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu;
Tổ chức tuyển sinh và quản lý học sinh, sinh viên; Tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với nhiệm vụ được giao; Quản lý tài chính, tài sản theo qui định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao;
* Cơ cấu tổ chức Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Đào tạo Phòng Hành chính tổng hợp Phòng Khoa học Phòng Kế toán - Tài vụ Phòng Tại chức CÁC P H Ò NG , B AN, T R Ạ M T R Ự C T H U Ộ C Phòng Công tác sinh viên Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng Phòng Quản trị Thiết bị Phòng Quản lý xây dựng TT. Thông tin - Thư viện Trung tâm Hợp tác Đào tạo quốc tế Viện Nghiên cứu Nguồn nhân lực và An sinh xã hội Cơ sở II Thành phố Hồ Chí Minh Cơ sở Sơn Tây Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức CÁC VI Ệ N, T RU NG T Â M , CƠ S Ở TR Ự C T H U Ộ C Khoa Lý luận chính trị Bộ môn Tin học Bộ môn Thống kê Bộ môn Luật Bộ môn Toán Khoa Bảo hiểm
Khoa Kỹ thuật chỉnh hình
Khoa Quản trị kinh doanh Khoa Ngoại ngữ TT. Ngoại ngữ - Tin học CÁC ĐƠ N V Ị ĐÀO T Ạ O Khoa Công tác xã hội TT. Phát triển CTXH Khoa Quản lý lao động
ĐẢNG, CÔNG ĐOÀN, ĐOÀN TN, HỘI SV
BAN GIÁM HIỆU HỘI ĐỒNG TƢ VẤN
KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO Khoa Kế Toán TT. Đào tạo, nghiên cứu và tư vấn Kế toán - Tài chính - Thuế
* Đội ngũ GV, cán bộ, công nhân viên
Trường là cơ sở đào tạo có đội ngũ GV, cán bộ tương đối đông.Tổng số đội ngũ GV, cán bộ, công nhân viên của Trường 510 trong đó:
Trên đại học: 30 tiến sỹ (8 Phó Giáo sư), 230 thạc sỹ Trình độ đại học: 185
Trình độ khác: 57
Đội ngũ CBQL, GV đã được nhà trường tạo điều kiện cho đi học tập nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn, chính trị, ngoại ngữ và tin học. Trong vài năm qua nhà trường đã gửi được hơn 10 cán bộ giảng viên làm Nghiên cứu sinh ở nước ngoài.
* Hệ thống cơ sở vật, trang thiết bị phục vụ HĐDH
Cơ sở 1: Tại 43 Trần Duy Hưng- Trung hòa- Cầu giấy-HN Cơ sở 2: Xã Xuân khanh – Ba vì - Hà nội
CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN VỀ HOẠT
ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
2.1 Hoạt động của sinh viên đánh giá về hoạt động giảng dạy của giảng viên
2.1.1. Đánh giá của sinh viên về nội dung và phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên trƣờng Đại học Lao động Xã hội
Trong quá trình giảng dạy nội dung và phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố rất quan trọng để truyền tải nội dung kiến thức tới người học. Chất lượng giáo dục đại học đang là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, trong đó hoạt động đánh giá chất lượng được xem là một công cụ quản lý quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động của các trường đại học ngày càng hiệu quả và phù hợp với sự phát triển của xã hội. Ở Việt Nam, chất lượng giáo dục đại học luôn thu hút được mối quan tâm rất lớn của toàn xã hội, và nhiều trường đại học trên cả nước đang bắt đầu thực hiện những thay đổi trong quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo. Thông qua việc lấy ý kiến đáng giá của người học đối với giảng viên. Với những tiêu chí đánh giá khác nhau.
Tiêu chí đánh giá về nội dung và phương pháp giảng dạy của giảng viên được đo lường qua các chỉ số như sau: (1) Giảng viên giới thiệu rõ ràng mục tiêu và yêu cầu của các học phần; (2) Giảng viên trình bày chính xác, khoa học kiến thức cơ bản của học phần; (3) Nội dung bài giảng được giảng viên trình bày đầy đủ so với các nội dung trong đề cương học phần; (4) Giảng viên phân bổ thời gian phù hợp giữa lý thuyết và bài tập thực hành; (5) Giảng viên thường xuyên cập nhật và mở rộng kiến thức liên
hiểu; (7) Phương pháp giảng dạy của giảng viên kích thích hứng thù tìm tòi tri thức mới của sinh viên
Thông qua các tiêu chí đánh giá như vậy, trường Đại học Lao động Xã hội đã thu được những kết quả rất hữu ích trong công tác kiểm soát và nâng cao chất lượng dạy và học. Đánh giá các chỉ số trên, sự hài lòng của sinh viên được thể hiện ở mức độ “đồng ý” và “ không đồng ý”
Bảng 2.1 : Giảng viên giới thiệu rõ ràng mục tiêu và yêu cầu của học phần
Ý kiến của sinh viên Số lượng Tỉ lệ (%) Hoàn toàn không đồng
ý 59 0,6 Không đồng ý 132 1,4 Tạm chấp nhận được 1334 14,2 Đồng ý 3955 42,2 Hoàn toàn đồng ý 3827 40,8 Tổng số 9307 99,3
Không tham gia trả lời 63 0,7
Qua bảng số liệu thu thập ý kiến của sinh viên cho thấy hầu hết sinh viên tham gia trả lời cho rằng giảng viên giới thiệu rõ ràng mục tiêu và yêu cầu của học phần, có 40,8% sinh viên hoàn toàn đồng ý và 42,2% sinh viên đồng ý. Như vậy có thể thấy rằng các giảng viên của trường Đại học Lao động xã hội đã giới thiệu rõ ràng mục tiêu và yêu cầu của học phần tới sinh viên để sinh viên có thể nắm rõ. Việc rõ ràng về mục tiêu và yêu cầu của học phần giúp cho sinh viên hiểu rõ và có thể tự mình lên kế hoạch học tập sẽ đạt hiệu quả hơn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy về mặt phương pháp giảng dạy mục tiêu và yêu cầu của học phần đã được giảng viên giới thiệu rất cụ thể rõ ràng. Thông qua tỷ lệ đánh giá của sinh viên cho thấy giảng viên trường Đại học Lao động Xã hội rất chú trọng trong việc định hướng ban đầu về môn học cho sinh viên của mình. Như vậy, việc yêu cầu giảng viên xây dựng đề cương chi tiết học phần là phù hợp với thực tiễn công việc, đòi hỏi giảng viên phải chuẩn bị bài giảng trước khi lên lớp, có kế hoạch giảng dạy cụ thể về nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy và thời lượng tương ứng với mỗi học phần.
“Các thầy cô dạy bộ môn mà em học, theo em thấy thì các thầy cô rất chu đáo môn nào chúng em cũng được phát đề cương trước, trong đề cương các thầy cô đã ghi rõ mục tiêu yêu cầu của từng học phần. Bên cạnh việc được phát đề cương khi bắt đầu môn học các thầy cô đều giới thiệu rõ ràng ngay từ đầu nên em thấy mình đã có thể khái quát được yêu cầu của môn học ngay từ đầu” ( Nữ, SV năm hai chuyên ngành Kế toán).
Một trong những chỉ tiêu được đưa ra để sinh viên đánh giá về phương pháp giảng dạy của giảng viên đó chính là: Giảng viên có trình bày chính xác, khoa học kiến thức cơ bản của học phần hay không?
Bảng 2.2: Giảng viên trình bày chính xác, khoa học kiến thức cơ bản của học phần
Ý kiến đánh giá của SV Số lượng Tỉ lệ (%) Hoàn toàn không đồng ý 52 0,6
Không đồng ý 242 2,6
Tạm chấp nhận được 1752 18,7
Tổng số 9311 99,4 Không tham gia trả lời 59 0,6
Sinh viên có lĩnh hội đúng và đầy đủ kiến thức hay không phụ thuộc chủ yếu vào việc trong quá trình giảng dạy giảng viên có truyền đạt chính xác những kiến thức cơ bản tới sinh viên hay không. Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy có tới 41,1% sinh viên đồng ý và 36,4% sinh viên đồng hoàn toàn đồng ý cho rằng giảng viên trường Đại học Lao động xã hội đã trình bày chính xác khoa học kiến thức cơ bản của học phần, chỉ có số lượng rất ít sinh viên không đồng ý ( 0,6%). Từ những số lượng trên cho thấy rằng chất lượng của sinh viên đang ngày được đội ngũ giảng viên quan tâm bằng cách nghiên cứu kỹ kiến thức của bài giảng để truyền tải tới sinh viên mình một cách chính xác nhất. Kiến thức của sinh viên sẽ được tích lũy qua các học phần, vì vậy việc truyền tải kiến thức trong mỗi học phần không chỉ là trách nhiệm mà còn đánh giá được vai trò của người giảng viên trong việc hướng tới nâng cao chất lượng của sinh viên trường Đại học Lao động xã hội.
Nếu như việc giới thiệu rõ ràng mục tiêu và yêu cầu của học phần và trình bày chính xác, khoa học kiến thức cơ bản học phần là những mục giới thiệu ban đầu để người học có thể xây dựng cho mình kế hoạch và lộ trình đối với môn học thì nội dung bài giảng được giảng viên trình bày đầy đủ so với các nội dung trong đề cương
học phần.
Bảng 2.3. Nội dung bài giảng đƣợc giảng viên trình bày đầy đủ so với các nội dung trong đề cƣơng học phần.
Hoàn toàn không đồng ý 46 0,5 Không đồng ý 208 2,2 Tạm chấp nhận được 1452 15,5 Đồng ý 4030 43,0 Hoàn toàn đồng ý 3567 38,1 Tổng số 9303 99,3
Không tham gia trả lời 67 0,7
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh viên tham gia đánh giá gảng viên trong quá trình giảng dậy bài giảng được trình bày đầy đủ so với đề cương học phần thì tỷ lệ sinh viên đồng ý khá cao. Khi giới thiệu những mục tiêu ban đầu tới sinh viên thì mỗi sinh viên đã tự định hình được môn học sẽ học những gì và với những nội dung đó thì người học phải làm gì? Có tới 43% sinh viên đồng ý và 38,1 % sinh viên hoàn toàn đồng ý cho rằng nội dung bài giảng được sinh viên trình bày đầy đủ so với các nội dung trong học phần. Nội dung bài giảng chính là quá trình cụ thể hóa và làm rõ những mục tiêu nội dung đã được đề ra trong yêu cầu học phần được giới thiệu tới sinh viên. Qua đó cho thấy rằng ngay khi mới bắt đầu học phần giảng viên đã có những định hướng rất cụ thể rõ ràng tới sinh viên để trong quá trình giảng dậy sinh viên sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn với những nội dung mà giảng viên đưa ra ban đầu trong yêu cầu.
Để thực hiện được những yêu cầu đã đưa ra trong học phần ban đầu và phân bố nội dung kiến thức, truyền tải kiến thức sao cho người học lĩnh hội được đầy đủ và cao nhất thì giảng viên phải biết phân bố thời gian phù hợp giữa lý thuyết, bài tập và thực hành.
Bảng 2.4: Đánh giá của sinh viên về việc giảng viên phân bổ thời gian hợp lý giữa lý thuyết và thực hành
Ý kiến đánh giá của SV Số lượng Tỉ lệ (%) Hoàn toàn không đồng ý 68 0,7
Không đồng ý 373 4,0
Tạm chấp nhận được 1927 20,6
Đồng ý 3800 40,6
Hoàn toàn đồng ý 3148 33,6
Tổng số 9316 99,4
Không tham gia trả lời 54 0,6
Phân bố thời gian phù hợp giữa lý thuyết và thực hành là tùy theo tính chất và yêu cầu của mỗi môn học nhưng nhìn chung giảng viên trường Đại học Lao động xã hội được sinh viên đánh giá khá cao trong việc phân bố thời gian giữa lý thuyết, bài tập và thực hành trong các môn học. Lý thuyết là những thứ như khái niệm hướng đối tượng, trừu tượng dữ liệu, thiết kế cơ sở dữ liệu, và các thuộc tính chất lượng của kiến trúc phần mềm. Lý thuyết là dễ thảo luận, dễ học nhưng khó kinh nghiệm. Phần lớn sinh viên học lý thuyết nhưng chỉ có ý niệm mơ hồ. Họ thường không biết cách làm việc hay cách áp dụng. Đó là lí do vì sao sinh viên cần thực hành. Và cũng là lí do tại sao trường Đại học lao động xã hội có bài tập và phân công nhiệm vụ cho sinh viên để áp dụng điều sinh viên học vào thực hành. Có 40,6 sinh viên đồng ý và 33,6 sinh viên hoàn toàn đồng ý cho rằng giảng viên trường Đại học Lao động xã hội đã phân bố hợp lý thời gian giữa lý thuyết, bài tập và thực hành.
“Em học ngành Bảo hiểm mỗi môn học của chúng em thầy cô đều giới thiệu cho chúng em về lý thuyết trước sau khi chúng em đã nắm vững lý thuyết rồi thầy cô sẽ cho chúng em những bài tập thực hành và những trường hợp thực tế để vận dụng vào bài. Đối với ngành học của em những trường hợp thực tế mà các thầy cô đưa ra rất hữu ích với chúng em, giúp chúng em sau khi ra trường đỡ bỡ ngỡ với thực tế..” ( Nữ, SV năm thứ ba, chuyên ngành Bảo hiểm)
Tuy tỷ lệ sinh viên đánh giá chưa đạt tỷ lệ cao như những chỉ tiêu trước, nhưng qua kết quả nghiên cứu cho thấy rằng giảng viên trường Đại