9. Khung phân tích
2.1.6. Đánh giá của sinh viên về tác phong sự phạm của giảng viên
Nhà giáo dục học nổi tiếng người Nga - Usinxki, một nhà Giáo dục học Nga nổi tiếng đã nói: “Nhân cách mẫu mực của người thày giáo có tác dụng thuyết phục, giáo dục mạnh mẽ tới học sinh hơn mọi lời giáo huấn hoa mỹ, hơn mọi hình thức trừng phạt nghiêm khắc!”.Nhân cách mẫu mực ấy thể hiện trong giao tiếp, trong công việc, trong sinh hoạt hàng ngày mang tính đạo đức, thẩm mĩ, khoa học và nghệ thuật với người học cùng mọi người được ổn định, bền vững thì người ta gọi là phong cách sư phạm .Thông qua phong cách sư phạm, người thày giáo nêu tấm gương sống đẹp đẽ về nhiều mặt, làm cho người quý mến, noi theo. Như vậy phong cách vừa là phương tiện, vừa là nội dung giáo dục quan trọng và hiệu quả.
Trong thời đại thông tin phát triển mạnh mẽ, đa chiều như hiện nay, việc tiếp thu tri thức của con người nói chung, học sinh – sinh viên nói riêng có thể qua nhiều kênh. Song còn việc giáo dục, xây dựng nhân cách cho các em theo một mục tiêu giáo dục đã xác định thì chỉ có thể thực hiện được ở trong nhà trường - cơ quan chuyên trách về GD&ĐT con người cho
có, văn minh thì đạo đức càng bị tha hóa, xuống cấp. Vì vậy từ cuối thế kỷ trước, Unesco đã khuyến cáo: “Ngày nay, các nước hãy đào tạo ông thầy thành nhà giáo dục hơn là người truyền thụ tri thức”. Và trong cuộc trao đổi với cán bộ lãnh đạo ngành giáo dục gần đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã lưu ý các trường sư phạm cần dạy kỹ năng, nhân cách làm thầy cho giáo sinh.
Nghề giáo là nghề trồng người và có những đòi hỏi cao hơn so với những ngành nghề khác. Vì vậy giảng viên cần phải là một người có trình độ chuyên môn cao, tận tâm với nghề nghiệp, gần gũi thân thiện với sinh viên- là người đáng kính, đáng tôn trọng, là tấm gương về đạo đức và nhân cách để sinh viên noi theo. Vì vậy khi lấy ý kiến đánh giá của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên thì tiêu chí đánh giá về tác phong sự phạm của giảng viên là một tiêu chí đánh giá không thế thiếu. Những chỉ bảo được đưa ra để đánh giá về tác phong sư phạm của giảng viên đó là: Giảng viên luôn thể hiện tính chuẩn mực trong tác phong nhà giáo; Giảng viên có thái độ tôn trọng, ứng xử đúng mực với sinh viên
Bảng 2.9: Đánh giá của sinh viên về tác phong sƣ phạm của giảng viên
STT Tác phong sư phạm của GV Tổng Trung bình A Giảng viên luôn thể hiện tính chuẩn
mực trong tác phong nhà giáo
9370 4.41
B Giảng viên có thái độ tôn trọng, ứng xử đúng mực với sinh viên
9370 4.47
Tổng 4.44
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy tác phong sư phạm được sinh viên đánh giá rất cao 4,44. Các giảng viên trường ĐH Lao động và Xã hội được sinh viên đánh giá cao trong việc thể hiện tính chuẩn mực trong tác phong nhà giáo ( 4,41) và giảng viên có thái độ tôn trọng, ứng xử đúng mực với sinh viên ( 4,47).Giảng viên của trường đã giữ được những nét đẹp truyền thống của người giáo viên nhân dân.
Biểu 2.10: Đánh giá của sinh viên về tác phong sƣ phạm của giảng viên(%)
Như vậy giảng viên trường Đại học Lao động Xã hội đã đi đúng theo quy chuẩn nghề nghiệp thực hiện đúng theo tác phong sự phạm, luôn có tính chuẩn mực và có thái độ tôn trọng, ứng xử đúng mực với sinh viên.