9. Khung phân tích
2.1.5. Đánh giá của sinh viên về khả năng về sự công bằng của
giảng viên trong kiểm tra đánh giá học tập của sinh viên.
Trường Đại học Lao động Xã hội luôn đề cao tính công bằng trong mọi hoạt động của nhà trường từ công tác tổ chức cán bộ cho đến việc giảng dạy, và đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Nhà trường thực hiện phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu của người học, trong khi vẫn đảm bảo được các yêu cầu hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo về sự đa dạng hóa, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng và phù hợp với hình thức đào tạo, hình thức học tập, mục tiêu môn học và đảm bảo mặt bằng chất lượng giữa các hình thức đào tạo, đánh giá được mức độ tích lũy của người học về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề.
Tính công bằng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu : Sinh viên được giảng viên phổ biến về yêu cầu kiểm tra, đánh giá môn học; Đề kiểm tra của môn học phù hợp với trình độ và khả năng phân loại của sinh viên ; Giảng viên sử dụng nhiều hình thức kiểm tra để tăng độ chính xác trong đánh giá
Bảng 2.8 : Đánh giá của sinh viên về sự công bằng của giảng viên trong kiểm tra. Dánh giá kết quả học tập của ngƣời học
Sự công bằng của giảng viên trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của ngƣời học
Tổng Trung
bình
Sinh viên được giảng viên phổ biến về yêu cầu kiểm tra, đánh giá môn học
9370 4.26
Đề kiểm tra của môn học phù hợp với trình độ và khả năng phân loại của sinh viên
9370 4.36
Giảng viên sử dụng nhiều hình thức kiểm tra để tăng độ chính xác trong đánh giá
9370 4.14
Qua kết quả cho thấy sinh viên đánh giá về sự công bằng của giảng viên khá cao đạt 4,14. Sinh viên được giảng viên phổ biến về nội dung đánh giá kiểm tra trước, nội dung này SV trường Đại học Lao động Xã hội đánh giá giảng viên đạt 4,26, và đề kiểm tra không mang tính chất đánh đố phù hợp với nội dung môn học, trình độ khả năng phân loại của sinh viên đạt 4,36. Như vậy kiểm tra và đánh giá là yêu cầu bắt buộc của một số môn học nhưng giảng viên đã thực hiện rất công bằng và nghiêm túc. Theo ý kiến của bạn H, sinh viên chuyên ngành Kế toán cho biết «Đối với các môn học thầy cô có rất nhiều cách đánh giá và kiểm tra khác nhau như kiểm tra viết trên lớp, tính điểm chuyên cần, làm bài tập nhóm…nhưng việc kiểm tra đánh giá lúc nào cũng được thực hiện nghiêm túc, công bố công khai nên các bạn trong lớp em hầu như không có bạn nào thắc mắc về điểm với các thầy cô, nhiều khi có nhiều bạn điểm thấp thầy cô còn tạo cơ
hội để cho các bạn gỡ điềm » (PVS, Nam, sinh viên năm 3, chuyên ngành Kế toán)
Kiểm tra, đánh giá của giảng viên được thực hiện bất kỳ lúc nào trong quá trình dạy, bao gồm các phương pháp kiểm tra chính thức và phi chính thức, nhờ đó sinh viên sẽ biết mình đã học đến đâu so với những yêu cầu đã nêu ra trong mục tiêu học phần ban đầu, hạn chế tình trạng đối phó của sinh viên. Vì vậy khi giới thiệu học phần môn học hoặc trước khi kiểm tra giảng viên phải phổ biến rõ yêu cầu kiểm tra, đánh giá của môn học để người học định hình trước từ đó sẽ đưa ra nội dung kiểm tra phù hợp với trình độ và khả năng của sinh viên.