9. Khung phân tích
2.1.4. Đánh giá của sinh viên về khả năng khuyến khích sáng tạo, tư
tƣ duy độc lập của sinh viên
Giáo dục phải đặt ra và thực hiện cho được mục tiêu khai sáng con người. Khai sáng - đó chính là sứ mệnh thiêng liêng của giáo dục đối với con người. Khai sáng được hiểu là khơi nguồn, tạo điều kiện ban đầu để con người nhận diện và biết cách khai thác các tiềm năng vốn có của mình mà tận dụng các cơ hội trong cuộc sống; là tạo đà cho người đó phát triển bền vững theo nhu cầu thay đổi không ngừng của xã hội, phát triển phù hợp với năng lực và thiên hướng của mình. Muốn vậy, một trong những việc cần làm ngay của giáo dục để khai sáng người học là giúp họ biết tư duy độc lập, dám tư duy độc lập.
Trường Đại học Lao động Xã hội thực hiện công cuộc cải cách giáo dục, lấy người học làm trung tâm, coi sinh viên là chủ thể của quá trình dạy và học, được khuyến khích cao độ trong quá trình tự học chủ động, tự điều khiển quá trình tiếp thu kiến thức, tham khảo mở rộng kiến thức theo các tài liệu sách vở và dưới sự điều khiển sư phạm của giảng viên. Tạo ra sự tương tác, đối thoại giữa người dạy và người học, giữa người học với nhau. Khi có sự tương tác như vậy sẽ tạo ra tính chủ động, tích cực của sinh viên trong quá trình học tập
Những tiêu chí được đưa ra đánh giá trong việc giảng viên khuyến khích sáng tạo độc lập của sinh viên: Giảng viên tôn trọng ý kiến phát biểu của sinh viên trong giờ học; Giảng viên đã sử dụng các phương pháp kích thích tính tự học, tự nghiên cứu của sinh viên; Giảng viên khuyến khích và giúp sinh viên nâng cao khả năng diễn đạt và tư duy sáng tạo đã thu được kết quả như sau:
Biểu 2.6: Đánh giácủa sinh viên về khả năng của giảng viên trong việc khuyến khích sáng tạo, tƣ duy độc lập của ngƣời học trong học tập
Như vậy thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên đánh giá khá cao về giảng viên trong việc khuyến khích sáng tạo, tư duy độc lập của sinh viên với là 3,94. Giảng viên tôn trọng ý kiến phát biểu của sinh viên trong giờ học được đánh giá cao nhất 4.35. Từ đó cho thấy rằng mỗi sinh viên có thể phát biểu ý kiến cá nhân của mình về các vấn đề liên quan đến môn học để hiểu rõ hơn kiến thức liên quan đến môn học. Những mong muốn của sinh viên về khả năng của giảng viên khi tham gia học tập do giảng viên đảm nhận: phát huy được tính tích cực, tự học, tự nghiên cứu của sinh viên và kích thích tư duy phê phán sáng tạo. Giảng viên có thể sử dụng các phương pháp kích thích tư duy sáng tạo của sinh viên như đưa ra các chủ đề liên quan đến môn học để sinh viên thảo luận theo nhóm và đưa
ra ý kiến của mình hoặc dùng những hình ảnh mang tính chất tư duy để kích thích sự sáng tạo của sinh viên.
Biểu 2.7. Giảng viên tôn trọng ý kiến phát biểu của sinh viên trong giờ học (%)
Biểu 2.8. Giảng viên đã sử dụng các phƣơng pháp kích thích tính tự học, tự nghiên cứu của sinh viên (%)
Biểu 2.9 : Giảng viên khuyến khích và giúp sinh viên nâng cao khả năng diễn đạt và tƣ duy sáng tạo(%)
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Tạm chấp nhận được Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Missing
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Tạm chấp nhận được Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Missing
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Tạm chấp nhận được Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Tuy nhiên không chỉ ở riêng trường Đại học Lao động Xã hội mà hiện nay ở Việt Nam nói chung các phương pháp kích thích tư duy sáng tạo của sinh viên vẫn còn hạn chế, chủ yếu vẫn là các phương phá truyền thống theo mô hình người dạy truyền nói và người học lắng nghe. Vì vậy các phương pháp mang tính chất kích thích tư duy sáng tạo của sinh viên cần được nâng cao hơn nữa.