Lý thuyết hành động xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên (Nghiên cứu tại trường Đại học Lao động Xã hội) (Trang 38)

9. Khung phân tích

1.2.2.Lý thuyết hành động xã hội

Hành động xã hội được M Weber định nghĩa một cách tổng quát là hành động được chủ thể gán cho một ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của người khác và vì vậy được định hướng cho người khác, trong đường lối, quá trình của nó. Ông đã nhấn mạnh đến “động

có thể nghiên cứu được các yếu tố chủ quan bên trong thúc đẩy hành động chứ không đơn thuần chỉ là những biểu hiện, phản ứng bên ngoài.

Hành động xã hội của cá nhân phụ thuộc vào hệ thống các giá trị, chuẩn mực chính thống của xã hội. Nói cách khác đó hành vi bị quy chiếu theo những chuẩn mực, giá trị của xã hội như đúng – sai, tốt – xấu, được ủng hộ hay phản đối… Chủ thể hành động căn cứ vào hệ giá trị, chuẩn mực chính thống của xã hội và các cơ chế điều chỉnh khác để nhận định một tình huống, một hoàn cảnh là đúng hay sai, là tốt hay xấu, từ đó hình dung được phương án hành động và cả những hệ quả của nó.

Cấu trúc hành động xã hội

1) Động cơ và mục đích của hành động sẽ tạo ra tính tích cực của chủ thể, tham gia định hướng hành động và quy định mục đích của hành động.

2) Chủ thể hành động: Chủ thể hành động có thể là các cá nhân, các nhóm, cộng đồng xã hội hay toàn thể xã hội.

3) Hoàn cảnh hoặc môi trường của hành động: Đó chính là những điểu kiện về thời gian, không gian vật chất và tinh thần của hành động. Hành động đó diễn ra lúc nào? Ở thời điểm nào? Trong bối cảnh xã hội như thế nào? Bối cảnh xã hội ở đây được hiểu là tất cả những gì xung quanh có ảnh hưởng đến hành động. Tùy theo hoàn cảnh hành động, các chủ thể hành động sẽ lựa chọn phương án tối ưu nhất đối với họ. Giữa các thành tố trong cấu trúc của hành động xã hội có mỗi liên quan hữu cơ với nhau [6,tr.129 – 144].

Dưới góc nhìn của lý thuyết hành động xã hội học, nghiên cứu “Đánh giá của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên trường Đại học LĐXH” phân tích hành động của các chủ thể SV và GV lựa chọn các hành vi, hành động xã hội sao cho phù hợp với đặc điểm từng đối tượng học và đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình giảng dạy, học tập.

Một phần của tài liệu Đánh giá của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên (Nghiên cứu tại trường Đại học Lao động Xã hội) (Trang 38)