TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ HOẠCH TRONG DOANH NGHIỆP.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác soạn lập kế hoạch tại công ty cổ phẩn cửa sổ nhựa Châu Âu_Eurowindow.DOC (Trang 30)

Để đảm bảo công tác lập kế hoạch của một công ty cần những yếu tố chủ yếu sau:

1. Yếu tố con người.

Yếu tố con người là yếu tố quan trọng tạo nên một kế hoạch kinh doanh khả thi trong doanh nghiệp. Nhân lực mạnh hay yếu sẽ hoàn toàn quyết định sự thành công kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong hiện tại cũng như trong tương lai.

Nhân lực trong công tác lập kế hoạch kinh doanh gồm: ban lãnh đạo doanh

nghiệp,các cán bộ chuyên viên trong phòng kế hoạch,và các nhà tư vấn kế hoạch. Nhân lực làm kế hoạch cần có những phẩm chất:

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thanh Hưng

Lý luận tốt, có thói quen suy luận và mang tố chất của nhà ngoại giao.

Chuyên môn sâu về kế hoạch, biết sử dụng hiểu biết của mình vào việc soạn thảo kế hoạc, chính sách và tổ chức điều hành công tác kế hoạch hóa trong doanh nghiệp.

Khả năng giao tiếp chuyên nghiệp với các chuyên gia ở các chuyên môn khác: tài chính, hành chính, marketing ...

Kinh nghiệm lãnh đạo và làm việc trong môi trường kinh doanh. Hiểu biết sâu các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, chính trị ...

2. Cơ cấu quản lý và tổ chức bộ máy lập kế hoạch kinh doanh trong doanhnghiệp. nghiệp.

Công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp đòi hỏi sự tham gia không chỉ của các nhà kế hoạch mà còn là công việc của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các phòng ban chức năng và sẽ tốt hơn nếu lôi kéo được sự tham gia của người lao động vào việc thảo luận và soạn lập cũng như tổ chức thực hiện kế hoạch. Công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp được phân chia cụ thể cho những thành phần tham gia như sau:

2.1 Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.

Ban giám đốc doanh nghiệp là những người chịu trách nhiệm toàn diện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có công tác kế hoạch hóa. Đối với công tác kế hoạch hóa, lãnh đạo doanh nghiệp là những người thiết kế quá trình kế hoạch hóa, xác định chu kỳ cơ bản và trình tự thực hiện công tác kế hoạch hóa. Người lãnh đọa phải làm cho kế hoạch dễ tiếp cần và dễ hiểu cho mọi thành viên của doanh nghiệp lôi kéo mọi người lao động vào công việc này.

Trong nội dung của quy trình soạn lập kế hoạch, lãnh đạo doanh nghiệp có nhiệm vụ soạn lập chiến lược doanh nghiệp, ra các quyết định về kế hoạch chiến lược. Ban lãnh đạo doanh nghiệp xác định các mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp và các giải pháp chính sách cơ bản để đạt được các mục tiêu chung đó. Để thực hiện chức năng của mình, yêu cầu các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải có khả năng phân tích và hiểu biết rộng rãi trong lĩnh vực này.

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thanh Hưng

2.2 Các phòng ban chức năng .

Số lượng các phòng ban chức năng được tổ chức phù hợp với quy mô và tính chất hoạt động của doanh nghiệp như: phòng sản xuất điều độ, phòng tổ chức nhân sự, phòng maketing – quảng cáo, phòng tài chính v.v…. Trong quy trình soạn lập kế hoạch, lãnh đạo và chuyên viên các phòng ban chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch tác nghiệp cũng như đề xuất các chính sách, giải pháp cần thiết theo chức năng quản lý của mình nhằm thực hiện các kế hoạch chức năng một cách có hiệu quả cao nhất. Để thực hiện hoạt động trên, các chuyên viên, cán bộ phòng ban chức năng cần phải thực hiện phân tích môi trường bên ngoài, bên trong doanh nghiệp, soạn lập các dự án, tham gia đánh giá và xét duyệt các phương án chiến lược đề ra cho doanh nghiệp

2.3 Phòng (ban, nhóm) kế hoạch của doanh nghiệp.

Đây là bộ phận chính thực hiện công tác soạn lập và theo dỡi thực hiện kế hoạch. Trong công tác kế hoạch hóa, vai trò của phòng kế hoạch thể hiện những chức năng cụ thể sau:

 Tham gia cố vấn, tư vấn việc soạn thảo chiến lược kinh doanh, làm sáng tỏ mục tiêu doanh nghiệp,cùng các nhà lãnh đạo quyết định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

 Phối hợp cùng các chuyên gia và phòng ban khác phân tích, đánh giá môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của doanh nghiệp.

 Cùng với các nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp dự đoán về tương lai của doanh nghiệp cũng như dự báo các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh.

 Tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh kế hoạch cho các phòng ban chức năng, tiến hành phổ biến phương pháp kế hoạch hóa một cách đúng đắn và cập nhật nhất.

Tùy theo quy mô của doanh nghiệp mà ta có thể tổ chức cơ cấu các phòng ban hay nhóm kế hoạch khác nhau.

3. Năng lực về vốn và trang thiết bị.

 Nguồn vốn bên ngoài : Bao gồm các nguồn tài trợ, đầu tư từ các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước cho công tác lập kế hoạch kinh doanh.  Nguồn vốn nội bộ: Bao gồm khấu hao, lợi nhuận để lại và vốn dự phòng của

công ty cấp cho kinh phí lập kế hoạch kinh doanh.

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thanh Hưng

Trong kế hoạch kinh doanh cần cân đối nhu cầu sử dụng vốn và nguồn vốn hiện tại rồi sau đó đưa quyết định tài trợ.

Các phòng ban lập báo cáo nghiên cứu từng kế hoạch thành phần để lập kế hoạch kinh doanh nhờ hệ thống trang thiết bị khoa học, mạng lưới internet thông tin ứng dụng cao, hiện đại.

Chương II

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TẠI CÔNG TYCỬA SỔ NHỰA CHÂU ÂU_ EUROWINDOW CỬA SỔ NHỰA CHÂU ÂU_ EUROWINDOW

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác soạn lập kế hoạch tại công ty cổ phẩn cửa sổ nhựa Châu Âu_Eurowindow.DOC (Trang 30)