2. Chuyển đơn vị công tác theo nhu cầu về nguồn nhân lực và phải có quy định của các cấp thẩm quyền
3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất
3.3.1 Quy trình khảo nghiệm
Sau khi giải pháp đẫ được hoàn thành dưới dạng bản thảo, chúng tôi đã tranh thủ ý kiến của lãnh đạo Bộ giáo dục và các đơn vị trực thuộc, các đồng chí rất tán thành giải pháp. Được sự nhất trí của đồng chí vụ trưởng kế hoạch và hợp tác quốc tế, chúng tôi đã tổ chức một hội thảo khoa học bàn về giải pháp, thành phần gồm có 4 đồng chí lãnh đạo Bộ giáo dục, 17 đồng chí lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bô giáo dục và 35 chuyên viên. Tài liệu gồm giải pháp và các phiếu yêu cầu đã được phát trước cho các thành viên để họ có điều kiện nghiên cứu trước khi thảo luận. Hội thảo diễn ra trong không khí dân chủ cởi mở, chúng tôi đã được nghê nhiều ý kiến đóng góp rất bổ ích của các đồng chí tham gia hội thảo, đa số rất tán thành và đánh giá cao công trình nghiên cứu của chúng tôi.
Họ đều có chung một mong muốn là lãnh đạo Bộ giáo dục cần phải quan tâm hơn nữa và có sự chỉ đạo thống nhất để giải pháp có thể biến thành hiện thực.
Đồng thời họ cũng đề xuất một số vấn đề cho các cấp trên mà chung tôi sẽ trình bày trong phần sau
3.3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi.
Bangr15:
TT Giai pháp
Tính cần thiết Tính khả thi Rất
cần
Cần Không
cần
Rất khả thi
Khả thi Không khả thi
1 Có quy hoạch, sử dụng và luân chuyển chuyên viên (hợp tác quốc tế)
53 92,9%
4 7,01%
0 39
68,4%
18 31,5%
0
2 Tổ chức đào tạo ban đầu kết hợp với bồi dưỡng hàng năm 50 87,7%
7 12,2
0 45
78,9%
12 21%
3 Xây dựng kế hoạch, nội dung và hình thức bồi dưỡng riêng cho chuyên viên hợp tác quốc tế thuộc Bộ giáo dục.
57 100%
0 0 56
98,2 1 1,7%
0
4 Phát triển năng lực thực hiện chức năng kế hoạch 55 96,4%
2 3,5%
0 54
94,7%
3 5,5%
0
5 Phát triển năng lực thực hiện chức năng tổ chức 56 98,2%
1 1,7%
0 53
92,9 4 7,01%
0
6 Phát triển năng lực thực hiện chức năng chỉ đạo 55 95,4%
2 3,5%
0 51
89,4%
6 10,5%
0
7 Phát triển năng lực thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá. 57 100%
0 0 54
94,7%
3 5,5%
0
8 Phối hợp các lực lượng xã hội hỗ trợ công tác bồi dưỡng chuyên viên
51 89,4%
6 10,5%
0 47
82,4%
10 17,5%
0
9 Tạo điều kiện cho chuyên viên được bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên (cả trong và ngoài nước)
50 87,7%
7 12,2%
0 48
84,2%
9 15,7%
0
10 Động viên khen thưởng kịp thời 57
100%
0 0 56
98,2%
1 1,7%
0
11 Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công việc. 52 91,2%
5 8,7
0 45
78,9%
12 21%
0
12 Tăng cường sự kiểm tra giám sát cảu cấp trên về kết quả thực hiện công viẹc.
56 98,2%
1 1,7%
0 55
95,4%
2 3,5%
0
Tổng hợp 94,7% 5,08% 0% 88% 11,8% 0%
Tiểu kết chương 3
Với kết quả trên, có thể khẳng định rằng giải pháp chúng tôi đưa ra có tính khả thi cao. Hội thảo đã gây một chuyển biến lớn trong đội ngũ chuyên viên HTQT, đánh dấu một mốc quan trọng, một sự khởi đầu đẹp đẽ, thuận lợi cho việc vận dụng rộng rãi giải pháp sau này. Chúng tôi rất hài lòng về kết quả đạt
được, qua hội thảo chúng tôi rút ra được nhiều bài học bổ ích để hoàn thiện luận văn và đề ra những vấn đề cần giải quyết tiếp theo.
Kết luận và khuyến nghị 1. Kết luận
Trên đây là toàn bộ nghiên cứu của chúng tôi về những giải pháp phát triển năng lực quản lý của đội ngũ chuyên viên HTQT thuộc Bộ giáo dục Lào trong giai đoạn hiện nay. Giải pháp được xây dựng trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý của đội ngũ chuyên viên HTQT, trên cơ sở lý luận và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của bản thân trong những năm qua, với cương vị là chuyên viên phòng hợp tác quốc tế. Nhũng giải pháp mà chúng tôi xây dựng xuất phát từ yêu cầu bức thiết phát triển công tác quản lý đối ngoại về giáo dục ở nước CHDCND Lào. Nó hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tình hình và xu hướng phát triển nền kinh tế-xã hội của đất nước.
Trong xu hướng giao lưu và hội nhập quốc tế về giáo dục, công tác quản lý đối ngoại đóng vai trò hết sức quan trọng. Cho nên năng lực của đội ngũ chuyên viên hượp tác quốc tế là nhân tố cơ bản quyết định sự thành công sự nghiệp phát triển giáo dục trong thời kỳ mới. Đứng trước những yêu cầu của thời đại và sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước, vấn đề phát triển năng lực quản lý cho đội ngũ chuyên viên HTQT thuộc Bộ giáo dục Lào là một yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của chúng ta.
Qua thực tế khảo sát tính khả thi của các giải pháp, và sau khitieens hành xin ý kiến chuyên gia, chúng tôi thấy mặc dù còn một số hạn chế nhất định, nhưng cơ bản giải pháp đã bộc lộ ưu điểm của nó: tính phù hợp, tính khoa học, ai cũng có thể hiểu và sử dụng được.
Nhóm giải pháp chung đòi hỏi chuyên viên HTQT và các cấp lãnh đạo của đơn vị có một cách nhìn tổng thể thực trạng công tác đối ngoại của ngành nói chung và của mỗi đơn vị giáo dục nói riêng để định hướng đi cho ngành bước đi phù
hợp. Nếu thực hiện đúng giải pháp sẽ bảo đảm cho đội ngũ chuyên viên HTQT được sắp xếp hợp lý, khoa học, đúng người, đúng việc để huy động hết tiềm năng của mình phục vụ cho sự nghiệp, tuyển chọn, bổ nhiệm đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn tạo cho đội ngũ một tiền đề vững chắc để bắt tay vào công tác quản lý đối ngoại. Qúa trình đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng làm cho đội ngũ không ngừng lớn mạnh đáp ứng tốt hơn yêu cầu của ngành. Nhóm giải pháp này đặt yêu cầu cao đối với lãnh đạo các cấp và các trường bồi dưỡng cán bộ quản lý trên cả nước một tầm nhìn chiến lược, một cơ chế phối hợp, thống nhất.
Nhóm giải pháp phát triển các chức năng quản lý chủ yếu đề cao phát triển nhận thức về các chức năng quản lý cho đội ngũ chuyên viên HTQT. Hai chủ thể cơ bản thực hiện nhóm giải pháp này là Bộ giáo dục và đội ngũ chuyên viên HTQT. Ngoài những tác động bên ngoài yêu cầu chuyên viên HTQT phải có những nỗ lực vươn lên trong thực tiễn công tác, trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nắm chắc những kiến thức khoa học về quản lý, nâng cao năng lực quản lý của mình đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của ngành.
Để thực hiện một cách hiệu quả công tác phát triển năng lực quản lý cho đội ngũ chuyên viên HTQT thuộc Bộ giáo dục Lào cần phải thực hiện đồng thời hai nhóm giải pháp, tạo sự hỗ trợ cho nhau trong việc phát triển hài hòa giữa trước mắt và lâu dài. Các giải pháp đưa vào thực tiễn cần vận dựng một cách linh hoạt, sáng tạo tùy theo hoàn cảnh của từng đơn vị. Cuối cùng chúng tối muốn nói đến là công tác tổ chức, chỉ đạo kiểm tra của các đơn vị mà trực tiếp là Bộ giáo dục đối với quá trình thực thi giải pháp đóng vai trò quan trọng nhất nhằm biến giải pháp đang còn trên giấy trở thành hiện thực.
2. Khuyến nghị