Nhóm giải pháp chung.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển năng lực quản lý của đội ngũ chuyên viên hợp tác quốc tế thuộc Bộ giáo dục nước CHDCND Lào (Trang 68)

- Phải không có tính đe dọa/không có tính phán xét.

3.2.1.Nhóm giải pháp chung.

3. Giám sát bể cá.

3.2.1.Nhóm giải pháp chung.

Giải pháp 1: công tác quy hoạch, sử dụng và luân chuyển chuyên viên hợp tác quốc tế.

- Công tác quy hoạch cán bộ, chuyên viên hợp tác quốc tế.

Về công tác quy hoạch cán bộ, trong nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng NDCM Lào đã chỉ rõ: “ Tập trung tăng cường công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo và chuyên viên. Đặc biệt quan tâm tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ có thành tích xuất sắc, những cán bộ xuất thân công nhân, con em công nông, gia đình có công với cách mạng , cán bộ thiểu số, cán bộ nữ” [23,7].

Công tác quy hoạch cán bộ, chuyên viên là một trong những nội dung quan trọng trong công tác cán bộ, đảm bảo cho cán bộ đi vào nề nếp thực hiện theo một trình tự hợp lý trong từng thời gian, làm cở sở lập kế hoạch dài hạn công tác cán bộ. Vấn đề quy hoạch cán bộ là sự chuẩn bị có định hướng về đào tạo và sử dụng cán bộ kế cận, lực lượng kế cận được chuẩn bị tốt về mặt tinh thần về nghiệp vụ và quản lý, tạo điều kiện cho việc quản lý sau này được thuận lợi và không bị thiếu hụt về kiến thức quản lý. Vì vậy, công tác quản lý cán bộ nằm trong chương trình hành động dài hạn của các cấp quản lý và phải được quan tâm thường xuyên.

Công tác quy hoạch cán bộ nói chung và chuyên viên hợp tác quốc tế nói riêng tập trung vào những vấn đề sau đây:

+ Quán triệt đầy đủ, sâu sắc về vai trò, vị trí, mục đích của công tác quy hoạch cán bộ một cách toàn diện trong đội ngũ cán bộ, công chức. Công tác xây dựng quy hoạch cán bộ,chuyên viên với mục tiêu nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ đứng đầu các cơ quan có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường của giai cấp công nhân, đủ về năng lực Đồng bộ về cơ cấu đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và bền vững giữa các thế hệ chuyên viên đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

+ Thực hiện nghiêm túc quy chế đánh giá cán bộ chuyên viên. Làm chuyển biến tích cực rộng khắp trong toàn ngành từ các đơn vị đến cơ quan chỉ đạo phong cách đánh giá cán bộ, công chức trung thực, khách quan, chính xác, đánh giá cán bộ một cách khoa học theo tiêu chuẩn. Thực hiên dân chủ trong đánh giá, nhưng đồng thời cũng tránh tình trạng đánh giá theo cảm tính, thiên vị, né tránh, vị hòa, qua loa. Đổi mới quan điểm, phương pháp thu thập, xử lý thông tin nhằm kịp thời đánh giá trên quan điểm lấy hiệu quả công tác cán bộ làm thước đo chủ yếu trong đánh giá.

+ Khảo sát cán bộ, chuyên viên HTQT trên các địa bàn, các cơ quan đơn vị. Tích cực rà soát chất lượng đội ngũ bằng cách giao công việc và kiểm tra kết quả thực hiện công việc, đồng thời cắn cứ vào kết quả đánh giá hàng năm để

phân loại chuyên viên. Công tác đánh giá cán bộ bộ, chuyên viên phục vụ tích cực cho việc điều hòa đội ngũ công chức trong toàn ngành.

+ Công tác quy hoạch cán bộ, chuyên viên cần phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của đất nước và quy hoạch giáo dục tổng thể của ngành. Đặc biệt phải chú ý đến tốc độ phát triển dân số và phải đi đôi với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chuyên viên đương nhiêm và cán bộ nằm trong quy hoạch, bởi vì năng lực quản lý là một năng lực nghề, hơn nữa là một nghề “trồng người” cho nên tính chất nghề nghiệp càng trở nên quan trọng, nó đòi hỏi phải được đào tạo và bồi dưỡng nghiêm túc, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu độ bất định, những sái sót, tổn thất không đáng có trong việc cho ra sản phẩm cuối cùng là nhân cách con người, nền tảng của nhân lực, nhân tài, dân chí.

+ Quan tâm đặc biệt đến chuyên viên HTQT ở sở giáo dục các tỉnh vùng xa xôi. Phải lưu ý đến tính kế thừa của cán bộ cho các tỉnh này, chú ý đến đào tạo đội ngũ chuyên viên HTQT “cắm bản” để đảm bảo cho các tỉnh này không bị thiếu hụt cán bộ, chuyên viên trong thời gian dài. Việc quy hoạch cần chú ý đến điều kiện và đặc điểm của từng vùng khác nhau, phải rà soát, xây dựng, kiểm tra và bổ sung nhằm hoàn chỉnh quy hoạch cán bộ, chuyên viên.

Công tác quy hoạch cán bộ nói chung và chuyên viên HTQT nói riêng ở Bộ giáo dục Lào vô cùng quan trọng, nó chính là cơ sở để bổ nhiệm, sử dụng, bãi nhiệm cán bộ quản lý. Xây dựng quy hoạch đội ngũ chuyên viên HTQT nhằm làm cho đội ngũ đủ về số lượng, mạnh về trình độ, đồng bộ về cơ cấu đáp ứng với yêu cầu giao lưu và hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời trong quá trình thực hiện quy hoạch cần đảm bảo tính khoa học, khách quan, cần xem xét và điều chỉnh kịp thời.

- Tuyển chọn, bổ nhiệm và luân chuyên cán bộ, chuyên viên:

Công tác tuyển chọn bổ nhiệm cán bộ, chuyên viênđược coi là “chọn mặt gửi vàng”. Bác Hồ đã từng nói: “cán bộ là gốc của mọi công việc, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”. cán bộ tốt thì phong trào mới tốt. Chọn đúng

người, giao đúng việc thì đã cầm chắc thành công. Mỗi loại cán bộ có một yêu cầu riêng về phẩm chất, năng lực, năng lực. Việc tuyển chọn cán bộ nhất thiết phải dựa trên tiêu chuẩn, khó khăn lại nhân lên gấp đôi khi nhiều tiêu chuẩn chỉ định tính chứ không thể “cân, đo, đong, đếm”, nó đòi hỏi người làm công tác cán bộ phải là người hiểu người, biết việc và năng lực đánh giá cán bộ. Thực tế cho thấy bổ nhiệm miitj cán bộ thì dễ nhưng khi miễn nhiệm cán bộ đó do vi phạm quy luật hoặc năng lực không đáp ứng yêu cầu của thực tiễn là vấn đề hết sức khó khăn, cho nên công tác tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ phải được các cấp quản lý thực hiện một cách thận trọng, nghiêm túc, tránh tình trạng bè phái, cục bộ, cảm tính, lôi kéo bà con họ hàng. Nếu tuyển chọn cán bộ vô trách nhiệm

không chỉ tạo ra một thế hệ không đủ phẩm chất và năng lực cần thiết đáp ứng với yêu cầu phát triển của ngành mà còn gây nên hiệu quả xấu, lâu dài cho thế hệ sau.

Luân chuyên cán bộ, chuyên viên là một đòi hỏi khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu thời đại, nếu cán bộ làm lâu ở một vị trí sẽ làm cho họ giảm hứng thú với công việc, kèm theo đó là sự bảo thủ trì trệ, thiếu năng động sáng tạo. Luân chuyên thay đổi vị trí của người cán bộ ngoài thay đổi phong cách làm việc cho cá nhân người cán bộ đó và cho tập thể còn kéo sự thay đổi cấu trúc của hệ thống do có sự tổ chức sắp xếp lại cơ cấu tổ cho phù hợp của người cán bộ mới. Điều này sẽ tránh được nhàm chán của thành viên, có tác dụng kích thích đổi mới tư duy, sáng tạo, tạo cho động lực, niềm tin cho đội ngũ cán bộ phấn đấu vươn lên.

Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm và luân chuyên cán bộ càn phải tuân thủ theo quy định của nhà nước trong điều 62 và 63 của luật viên chức như sau:

1. Chuyển đơn vị công tác theo nhu cầu công việc và phải có quy định của các cấp thẩm quyền,

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển năng lực quản lý của đội ngũ chuyên viên hợp tác quốc tế thuộc Bộ giáo dục nước CHDCND Lào (Trang 68)