Về sự phát triển ngành nông nghiệp nói chung và ngành gạo nói riêng

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh(tác giả Lưu Thành Nhân)đề tài XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC (Trang 25)

của Việt Nam

Nhờ vào xuất khẩu, các nguồn lực tiềm năng về khí hậu, thổ nhưỡng, khí hậu được đẩy mạnh khai thác. Với khí hậu hoàn toàn phù hợp cho việc trồng lúa nước, sự phân bổ về địa hình cùng với các vùng đất giàu dinh dưỡng, nhiều chủng loại gạo năng suất cao và thâm canh 2-3 vụ/năm, gạo không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu lương thực trong nước mà còn sẵn sàng đáp ứng cho việc xuất khẩu. Hoạt động trồng trọt cũng được phân bổ dựa theo điều kiện về đất đai, thời tiết để thu hoạch được sản lượng gạo cao nhất với chất lượng tốt và đồng đều. Ngoài ra, khi hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc càng được đẩy mạnh thì các doanh nghiệp, hộ nông dân càng chú trọng vào việc áp dụng các biện pháp chăm sóc, chế biến, bảo quản tiên tiến nhất nhằm nâng cao giá trị gạo và đáp ứng được những yêu

cầu của thị trường này về an toàn thực phẩm, dịch tễ…, giúp nâng cao chất lượng của gạo và giảm thiểu chi phí trong việc trồng trọt, chế biến và xuất khẩu. Đồng thời, thông qua xuất khẩu, ngành nông nghiệp sẽ có sự chuyển dịch về cơ cấu, ngành gạo được tập trung phát triển các loại có thế mạnh xuất khẩu. Ngành gạo cũng sẽ có chuyển biến về cách canh tác, chúng ta đang áp dụng nhiều loại giống lúa mới cho năng suất và chất lượng cao hơn các giống truyền thống, đồng thời tiến hành xây dựng thương hiệu và hoàn thiện qui trình thu hoạch, chế biến và xuất khẩu. Nhờ vào đó, hoạt động sản xuất và gạo Việt Nam sẽ chuyên nghiệp hơn với sự hình thành rõ các vùng chuyên canh gạo phục vụ cho tiêu dùng trong nước và để xuất khẩu.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 tập trung giới thiệu về gạo Việt Nam, về thị trường Trung Quốc cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam, tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Với những thuận lợi về diện tích trồng trọt lớn, thổ nhưỡng tốt, vị trí địa lý thuận lợi, nguồn cung lớn, giá cả thấp… là cơ sở để đẩy mạnh phát triển hoạt động xuất khẩu gạo sang các nước trên thế giới, trong đó có Trung Quốc. Trung Quốc đã có quan hệ kinh tế với Việt Nam từ lâu, gần đây là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam và vẫn đang tiếp tục gia tăng nhập khẩu gạo từ nước ta với nhiều chủng loại mới. Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc không chỉ tác động đến sự phát triển kinh tế mà còn đến đời sống nhân dân, khả năng hội nhập quốc tế và sự phát triển của ngành nông nghiệp, gạo của nước ta. Dựa vào chương 1, chương 2 sẽ tiến hành phân tích thực trạng và các thành tựu, hạn chế trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong giai đoạn 2004 – 2013.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TRONG GIAI

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh(tác giả Lưu Thành Nhân)đề tài XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC (Trang 25)