2.2.2.1.Tiêu chuẩn, qui định về nhập khẩu gạo của Trung Quốc:
Trung quốc chọn nhập khẩu hạn ngạch. Hệ thống nhập khẩu của Trung Quốc chia hàng hóa thành ba loại: cho phép, hạn chế và cấm. Gạo nằm trong nhóm hàng hóa hạn chế của Trung Quốc, cùng với lúa mì, ngô, đường, bông, len. Hạn ngạch những mặt hàng này được qui định tỷ lệ thuộc hạn ngạch thuế quan hành chính Trung Quốc. Việc nhập khẩu gạo được theo dõi thông qua hạn ngạch, giấy phép. Hàng hóa nhập khẩu trong hạn ngạch phải chịu thuế suất thấp hơn, và hàng hóa nhập khẩu ngoài hạn ngạch phải chịu mức thuế suất cao hơn.
Các công ty tìm cách nhập khẩu ở mức thuế thấp hơn hạn ngạch thuế phải áp dụng cho MOFCOM giao hạn ngạch giữa 15 tháng 10 và 30 tháng 10 mỗi năm. Trung Quốc thực hiện một hệ thống quản lý cấp giấy phép xuất khẩu. Có ba loại
cấp phép xuất khẩu ở Trung Quốc: Giấy phép hạn ngạch xuất khẩu (ví dụ như lúa mì, ngô , bông , dầu thô), Đấu thầu hạn ngạch xuất khẩu (ví dụ magiê), Giấy phép xuất khẩu (ví dụ thịt bò , thịt lợn , thịt gà). MOFCOM và GAC cùng phát hành một danh mục hàng hoá xuất khẩu phải có giấy phép trên cơ sở hàng năm . Năm 2013, có 48 loại hàng hóa thuộc diện quản lý cấp giấy phép xuất khẩu. Mỗi giấy phép xuất khẩu chỉ có thể được sử dụng cho một lô hàng. Thời gian hợp lệ dài nhất của một giấy phép xuất khẩu là sáu tháng và phải được sử dụng trong năm hiện tại của ngày phát hành . Nếu một giấy phép xuất khẩu không được sử dụng trong thời gian hợp lệ , các nhà điều hành có thể áp dụng cho một phần mở rộng trong thời gian hiệu lực của giấy phép xuất khẩu và giấy phép xuất khẩu mới sẽ được phát hành.
2.2.2.2.Khả năng sản xuất, nhu cầu của thị trường Trung Quốc
Hiện tại, Trung Quốc đang tiếp tục thời kỳ ổn đinh diện tích và chất lượng đất trồng trọt. Với các đặc điểm là giá thấp, vị trí địa lý thuận lợi, gạo Việt Nam có đã và đang có cơ hội là đối tác số một của Trung Quốc trong xuất khẩu gạo.
Bảng 2.7: Sản xuất, tiêu thụ, nhập khẩu và dự trữ của Trung Quốc giai đoạn 2006-2013
Đơn vị: triệu tấn
Sản xuất Nhập khẩu Tiêu thụ Dự trữ
China World % China World % China World % China World % 2006- 2008 128,9 442,3 29,14 1 30,4 3,29 125,4 427,4 29,34 56,9 106,3 53,53 2009- 2011 136,3 470,2 28,99 1,1 32,4 3,40 128,8 451 28,56 70 138,2 50,65 2012 141,1 489,9 28,80 3 38,6 7,77 132,4 469,5 28,20 84,7 161,7 52,38 2013 142,8 499,1 28,61 3 37,6 7,98 134 478,4 28,01 94,4 173,7 54,35
(Nguồn: FAO Outlook 2010 và 6/2013)
Theo số liệu thống kê của FAO, giai đoạn từ 2006-2013, sản lượng sản xuất của Trung Quốc ước đạt khoảng 29% tổng sản lượng sản xuất của thế giới, tiêu thụ ước đạt 28-29% tổng sản lượng tiêu thụ của thê giới và dự trữ luôn trên 50% tổng lượng gạo dự trữ của thế giới.
Trung Quốc không phải là quốc gia nhập khẩu nhiều gạo. Từ năm 2006-2011, Trung Quốc chỉ nhập trung bình khoảng 1 triệu tấn gạo 1 năm, chỉ chiếm khoảng
3% sản lượng nhập khẩu của cả thế giới. Tuy nhiên, giai đoạn 2012 và 2013 chứng kiến sự tăng vọt của sản lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc khi sản lượng tăng gấp 3 lần so với thời kỳ 2006-2011, chiếm tới 7,77% (2012) và 7,98% (2013) tổng sản lượng gạo nhập khẩu của thế giới. Có thể thấy rằng Trung Quốc hiện đang là một thị trường xuất khẩu gạo rất tiềm năng trong những năm sắp tới, khi mà sản xuất gạo ở Trung Quốc giai đoạn 2012-2013 chững lại, chỉ tăng hơn 1,5 triệu tấn gạo so với năm trước, trong khi nhu cầu tiêu thụ tăng 1,6 triệu tấn.
2.2.2.3.Đối thủ cạnh tranh
Hiện tại, các thị trường cạnh tranh gay gắt với gạo Việt Nam gồm có Ấn Độ, Campuchia, Pakistan và Thái Lan. Mỗi quốc gia có đặc điểm gạo khác nhau. Đặc điểm gạo của Việt Nam là giá rẻ, phẩm cấp chất lượng thấp, chất lượng không đồng đều và cũng không có thương hiệu rõ ràng. Việt Nam tuy xuất khẩu sản lượng lớn nhưng kim ngạch thu lại không cao. Tuy nhiên hiện tại, nhờ yếu tố giá nên gạo Việt Nam đang rất thu hút thị trường Trung Quốc. Điều này khiến nhà cung cấp chủ lực trước đây của Trung Quốc là Thái Lan bị thừa gạo, giá gạo Thái Lan vì thế bị kéo xuống đáng kể. Gần đây Thái Lan đang có những điều chỉnh chủ động nhằm giá gạo xuống ngang mức giá của Việt Nam để đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là nhằm giành lại thị trường Trung Quốc – là thị trường truyền thống của Thái Lan – và đã ký lại được một số hợp đồng gạo với Trung Quốc vào cuối năm 2013. Một quốc gia khác hiện cũng rất cạnh tranh đó là Campuchia khi mà chất lượng gạo và giá cả của gạo Campuchia cũng ngang bằng so với của Việt Nam, trong khi được đánh giá là ít sử dụng thuốc hóa học hơn.