Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh(tác giả Lưu Thành Nhân)đề tài XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC (Trang 27)

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2004 – 8/2013 Đơn vị: Nghìn USD Năm Tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc Tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước (%) Tổng kim ngạch xuất khẩu ra thế giới Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc so với

thể giới (%) 2004 19.185 950.315 2,02 2005 12.587 -34,39 1.408.379 0,89 2006 12.442 -1,15 1.275.895 0,98 2007 15.958 28,26 1.490.180 1,07 2008 1.426 -91,06 2.895.938 0,05 2009 8.297 481,84 2.666.062 0,31 2010 55.569 569,75 3.249.502 1,71 2011 160.689 189,17 3.659.212 4,39 2012 898.430 459,11 3.673.102 24,46 8/2013 671.610 2.140.000 31,38

(Nguồn: Tổng hợp từ Intracen, Hải quan Việt Nam, Vinanet, Vinachina)

Từ năm 2004, đến năm 2010, gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm mức cao nhất chỉ khoảng 2% tổng giá trị xuất khẩu của cả năm. Năm 2011 tỷ trọng này có tăng lên 4,39%. Bắt đầu từ năm 2012, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc so với tổng kim ngạch xuất khẩu gạo tăng vọt lên 24,46%. Nguyên nhân là do vào năm 2012, Trung Quốc nhận định sản xuất trong nước không đem lại hiệu quả kinh tế cao như trước, mặt khác gạo trên thị trường thế giới có giá hợp lý và chất lượng ổn định, vì thế Trung Quốc tăng cường nhập khẩu gạo

từ bên ngoài để phục vụ nhu cầu trong nước. Hiện tại, theo số liệu ước tính đến tháng 8 năm 2013 thì tỷ trọng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc của Việt Nam đạt 31,38% - gần một phần ba so với tổng giá trị xuất khẩu gạo cả nước. Theo một số số liệu gần hơn vào tháng 10/2013, khối lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 50% tổng khối lượng gạo Việt xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Năm 2004, do ở Trung Quốc thời tiết không tốt, mùa màng bị thất bát làm sản lượng gạo giảm đáng kể, ảnh hưởng an ninh lương thực. Trước tình hình đó, vào cuối năm 2004, Trung Quốc đã tăng cường nhập khẩu gạo từ Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta đã không tận dụng được cơ hội này do áp lực từ đối thủ cạnh tranh trực tiếp là gạo Thái Lan. Sản lượng gạo nhập khẩu từ nước ta năm 2004 không quá lớn, và chủ yếu qua đường tiểu ngạch do thương lái Trung Quốc nhập vào.

Năm 2008, nhu cầu tiêu dùng gạo của Trung Quốc là 127 triệu tấn. Tuy nhiên trong năm này nên nông nghiệp Trung Quốc hứng chịu thiên tai nặng nề, đặc biệt là năng suất cây lương thực và sản lượng giảm đáng kể. Tháng 1 và 2/2008, tuyết rơi dày ở Trung Quốc khiến đất nước này bị mất mùa và đẩy giá gạo trong nước tăng cao. Tháng 5/2008, trận động đất lớn xảy ra ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã gây thiệt hại nặng nề lên tỉnh Tứ Xuyên – là tỉnh nông nghiệp lớn ở Trung Quốc với các vùng trồng lúa, lúa mỳ, ngô và chăn nuôi lợn, và là tỉnh đứng hàng thứ 5 về sản lượng gạo của Trung Quốc. Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu gạo của Trung Quốc từ thế giới tăng cao để cân đối thiếu hụt và bổ sung dự trữ. Tuy nhiên, trong năm này chúng ta lại không xuất khẩu được nhiều gạo sang thị trường Trung Quốc. Tổng kim ngạch giảm mạnh đến 91,06%, tỉ lệ trong tổng kim ngạch chỉ còn 0,05%,, gần như không xuất khẩu gì. Lý do vì chất lượng gạo yêu cầu của Trung Quốc khá cao, trong khi đặc điểm của gạo Việt là giá rẻ và chất lượng thấp, không phù hợp với yêu cầu gạo của Trung Quốc.

Năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc tăng trở lại, 1,426 triệu USD lên 8,297 triệu USD, tăng 481,94%, tuy nhiên vẫn chiếm một giá trị rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thế giới (0,31%) và vẫn chưa trở lại mốc 16 triệu USD năm 2007.

Nhìn chung giai đoạn 2004 – 2009, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu

gạo của Việt Nam.

Bảng 2.2: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc năm 2010

Đơn vị: Sản lượng: Nghìn tấn; Kim ngạch: Triệu USD

07/2010 08/2010 11/2010 12/2010

China Total China Total China Total China Total

Sản lượng 14,110 853,531 18,573 614,548 4,950 497,344 12,805 499,726

Tỉ lệ (%) 1,65 3,02 1,00 2,56

Kim ngạch 5,668 359,408 7,458 229,275 2,685 244,233 7,530 259,835

Tỉ lệ (%) 1,58 3,25 1,10 2,9

Sản lượng từ đầu năm 79,2 4.317 98,08 4.951 110,58 6.378 124,47 6.883

Tỉ lệ (%) 1,83 1,98 1,73 1,81

Tổng kim ngạch

từ đầu năm 32,93 2.09 40,49 2.327,68 46,631 2.983,8 54,636 3.247,8

Tỉ lệ (%) 1,57 1,74 1,56 1,68

(Nguồn: Tổng hợp từ Hải quan Việt Nam và Vinanet) Năm 2010 đánh dấu sự thay đổi đáng kể của hoạt động nhập khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Tính đến tháng 7 năm 2010, chúng ta xuất khẩu được 79,208 nghìn tấn sang thị trường Trung Quốc, trị giá 32 triệu USD, chiếm 1,83% về lượng và chiếm 1,6% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam. Ngoài ra, trong tháng 8/2010, Trung Quốc vươn lên đứng thứ 3 trong số các thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam. Tổng giá trị xuất khẩu gạo trong tháng đạt 7,5 triệu USD, tăng hơn 31,58% so với tháng trước và chiếm 3,25% tổng giá trị xuất khẩu trong tháng. Tháng 8 cũng là tháng có tổng sản lượng nhập khẩu cao nhất năm, ở mức 18,5 nghìn tấn, tăng 31,6% so với thang trước và chiếm 3,02% so với tổng sản lượng trong tháng.

Là một trong 19 thị trường mới tham gia vào danh mục xuất khẩu gạo Việt Nam từ tháng 7/2010 nhưng hết 11 tháng Trung Quốc đạt 110,58 nghìn tấn, trị giá 46,63 triệu USD (chiếm 1,73% về lượng và 1,56% tổng kim ngạch). Cả năm, Việt Nam xuất khẩu được gần 6,9 triệu tấn gạo sang Trung Quốc, tổng giá trị khoảng 54,6 triệu USD, chiếm 1,81% về lượng và 1,68% tổng kim ngạch). Dù tỉ trọng về giá trị không cao, tuy nhiên năm 2010 xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc đã vượt rất xa mốc 16 triệu USD xuất khẩu gạo sang Trung Quốc cao nhất trong giai đoạn 2004-2009.

Bảng 2.3: Giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc năm 2011 Tháng/2011 Sản lượng (nghìn tấn) Kim ngạch (triệu USD)

China Total % China Total %

01 2,385 536,291 0,44 1,681 279,542 0,60 02 7,32 493,85 1,48 4,512 241,023 1,87 03 63,62 891,757 7,13 30,528 446,065 6,84 04 82,979 799,75 10,38 38,586 375,993 10,26 05 37,679 644,293 5,85 19,186 314,51 6,10 06 27,929 667,953 4,18 13,951 321,453 4,34 08 14,627 763,526 1,92 8,146 394,774 2,06 09 13,178 454,518 2,90 7,405 253,065 2,93 10 7,19 449,915 1,60 4,667 256,677 1,82 11 4,675 403,026 1,16 3,605 240,978 1,50 Cả năm 306,0509 7.105 4,31 153,4297 3.507 4,37

(Nguồn: Tổng hợp từ Hải quan Việt Nam và Vinanet) Tháng 01/2011, gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 77,67%, đạt 1,68 triệu USD.

Tháng 3/2011, xuất khẩu sang Trung Quốc tăng rất mạnh cả về lượng và trị giá so với tháng trước cũng như so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 636 nghìn tấn, trị giá 30,5 triệu USD, đứng vị trí 3 về trị giá xuất khẩu trong tháng, chỉ sau thị trường Philippin và Indonesia.

Bắt đầu từ quí II/2011, tháng 4, xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc đạt 82,979 nghìn tấn, là tháng xuất khẩu sang Trung Quốc cao nhất trong cả năm, chiếm lần lượt là 10,38% về tổng sản lượng và 10,26% về tổng kim ngạch xuất khẩu gạo.. Sang tháng 5/2011, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm đáng kể, chỉ đạt 37,68 nghìn tấn, giảm 54,59% so với tháng 4/2011. Cùng trong tháng này, xu hướng giảm trền hầu hết các thị trường chủ lực khác của gạo Việt Nam như Malaysia giảm 30,11%, CuBa giảm 3,46%, Singapore giảm 50,89%,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những tháng cuối năm 2011 chứng kiến sự giảm sút trong xuất khẩu gạo sang Trung Quốc.Dù vậy, Trung Quốc vẫn gia nhập thị trường xuất khẩu hơn 100 triệu USD của Việt Nam, với giá trị xuất khẩu đạt 143,48 triệu USD, chiếm 4,84%. Tính

chung cả 9 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc vẫn tăng về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ, tăng 171,84% về lượng và tăng 230,5% về kim ngạch). Tính đến cuối tháng 10 năm 2011, gạo Việt nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt giá trị 148,14 triệu USD.

Bảng 2.4: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc năm 2012 Tháng

/2012

Sản lượng (nghìn tấn) Kim ngạch (triệu USD)

China Total % China Total %

04 393 872 45,07 183,54 380 48,30 05 205 750 27,37 85,723 330,17 26,00 06 140 877 15,96 59,2884 383 15,48 07 230 911 25,25 101,357 395 25,66 08 270 816 33,09 124,538 365 34,12 10 117,29 657 17,85 53,371 311,67 17,00 11 85,947 601 14,3 40,941 291,96 14,00 12 164,68 518 31,79 72,6915 245 29,67 Cả năm 2.501,9 8.872 28,2 1.167,6 3.674 31,78

(Nguồn: Tổng hợp từ Hải Quan Việt Nam, Vinanet) Đây được xem là năm đột biến về xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc khi mà mọi chỉ số đều tăng vọt. Điểm nhấn đầu năm 2012 là chỉ trong 20 ngày đầu tháng 1/2012 đã xuất khẩu được 184.558 tấn gạo các loại sang Trung Quốc, trị giá FOB 103,308 triệu USD, bằng 67,3% so với cả năm 2011.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy trong tháng 4/2012, lượng gạo xuất khẩu đạt 872 nghìn tấn và trị giá đạt 380 triệu USD, tăng 39,6% về lượng và tăng 32% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết 4 tháng/2012, tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt gần 2,2 triệu tấn, trị giá đạt 1,03 tỷ USD, giảm 19,2% về lượng và giảm 23,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, gạo của Việt Nam xuất sang các châu lục đều giảm nhưng lại tăng đột biến sang thị trường Trung Quốc. Đặc biệt, trong tháng 4/2012 xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đạt 393 nghìn tấn, tiếp tục tăng mạnh so với các tháng trước đó. Tính đến hết tháng 4/2012 tổng lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 680 nghìn tấn, tăng gấp hơn 4,4 lần và chiếm 31% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước.

Tháng 5/2012, Trung Quốc tiếp tục là nhân tố tạo nên sự khác biệt và tác động mạnh đến thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc đạt 85,72 triệu USD, chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo trong tháng của cả nước, trong khi hai khách hàng lớn nhất cách đây 2 năm là Indonesia và Philippines chỉ chiếm lần lượt 11% và 7% thị phần. Về sản lượng, chúng ta xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 205 nghìn tấn, chiếm 27,37% tổng sản lượng trong tháng. Sản xuất gạo trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng chính là nguyên nhân khiến cho lượng đơn hàng nhập khẩu gạo của Trung Quốc tăng vọt. Tuy là nước sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới, nhưng do lượng gạo dự trữ chỉ chưa đến 47 triệu tấn, đẩy giá gạo nội địa lên cao, buộc nước này phải tìm nguồn gạo từ bên ngoài với giá rẻ hơn. Thời điểm này, gạo Việt Nam có giá khá cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt so với Thái Lan, cộng với đường vận chuyển gần. Đó là lý do vì sao gạo Việt Nam được Trung Quốc lựa chọn.

Tháng 6/2012, cả nước xuất khẩu 877 nghìn tấn gạo, tăng 19%, trị giá đạt 383 triệu USD, tăng 16% so với tháng trước. Tính đến hết 6 tháng/2012, lượng gạo xuất khẩu là 3,82 triệu tấn, giảm 6% và trị giá đạt 1,75 tỷ USD, giảm 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng. Sản lượng nhập khẩu sang Trung Quốc chỉ còn khoảng 140 nghìn tấn, chỉ chiếm 16% tổng sản lượng xuất khẩu trong tháng.

Tháng 7/2012, cả nước xuất khẩu 911 nghìn tấn, tăng 3,9%, trị giá đạt 395 triệu USD, tăng 3,1% so với tháng trước. Tính đến hết 7 tháng/2012, lượng xuất khẩu nhóm hàng này là hơn 4,73 triệu tấn, tăng 0,3% và trị giá đạt 2,15 tỷ USD, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến hết tháng 7, Trung Quốc trở thành đối tác lớn nhất nhập khẩu gạo của Việt Nam với 1,34 triệu tấn, tăng gấp hơn 5 lần so với cùng kỳ năm 2011.

Tháng 8/2012, cả nước xuất khẩu 816 nghìn tấn, giảm 10,5%, trị giá đạt 365 triệu USD, giảm 7,6% so với tháng trước. Nếu tính từ đầu năm, lượng xuất khẩu nhóm hàng này là 5,56 triệu tấn, tăng 1,4% và trị giá đạt 2,52 tỷ USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến hết tháng 8/2012, Trung Quốc trở thành đối tác lớn nhất nhập khẩu gạo của Việt Nam với 1,57 triệu tấn, tăng gấp 5,8 lần so với cùng kỳ năm 2011.

Tháng 10/2012, lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong tháng là 657 nghìn tấn, giảm 2,5%, trị giá đạt 312 triệu USD, tăng 2,9% so với tháng trước. Như vậy, tính đến hết tháng 10/2012, lượng xuất khẩu nhóm hàng này là 6,9 triệu tấn, tăng 8% và trị giá đạt 3,13 tỷ USD, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong 10 tháng qua, Trung Quốc là đối tác lớn nhất nhập khẩu gạo của Việt Nam với 1,84 triệu tấn, tăng gấp hơn 6 lần so với cùng kỳ năm 2011.

Tháng 11/2012, lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong tháng 11 là 601 nghìn

tấn, giảm 8,5%, trị giá đạt 292 triệu USD, giảm 6,3% so với tháng trước. Như vậy, tính đến hết tháng 11/2012, lượng xuất khẩu nhóm hàng này là 7,5 triệu tấn, tăng 10,5% và trị giá đạt 3,43 tỷ USD, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong 11 tháng qua, Trung Quốc là đối tác lớn nhất nhập khẩu gạo của Việt Nam với 1,92 triệu tấn, tăng gấp 6,5 lần so với cùng kỳ năm 2011.

Biểu đồ 1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2012

(Nguồn: Hải quan Việt Nam)

Tháng 12/2012, lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong tháng là 518 nghìn tấn, giảm 13,8%, trị giá đạt 245 triệu USD, giảm 16,2% so với tháng trước. Tính đến hết năm 2012, lượng xuất khẩu đạt hơn 8 triệu tấn, tăng 12,7% và trị giá đạt 3,67 tỷ USD, tăng nhẹ 0,4% so với năm 2011. Trong đó, thị trường Trung Quốc là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất và quan trọng nhất của nước ta, với 2,501 triệu tấn

28,20% 13,20% 12,10% 11,00% 8,30% 6% 4,50% 4,00% 3,80% 3,40% 3,00% 2,80% Trung Quốc Khác Malaysia Indonesia Philippin Bờ biển Ngà Ganna Singapore Hong Kong Senegal Taiwan Cuba

gạo với tổng giá trị ước tính 1,167 tỉ USD, chiếm tới 28,2% tổng sản lượng và 31,78% tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của nước ta.

Bảng 2.5: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 7 tháng đầu năm 2013 Tháng

/2012

Sản lượng (nghìn tấn) Kim ngạch (triệu USD)

China Total % China Total %

01 163,431 517,653 32 71,318 244,746 29 02 186,552 362,717 51 75,989 160,116 47 03 358,407 767,922 47 146,220 335,190 44 04 204.,912 652,939 31 91,724 290,742 32 05 226,754 704,593 32 92,064 313,131 29 06 162,528 643,256 25 65,465 277,135 24 07 178,734 650,011 27 73,096 274,884 27 (Nguồn: tinthuongmai.vn)

Tháng 01/2013, lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong tháng 01/2013 đạt 517,653 nghìn tấn, trị giá đạt 244,746 triệu USD, giảm 14,2% về lượng, giảm 17% về trị giá so với tháng trước. Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu gạo của Việt Nam nhiều nhất với 163,431 tấn (chiếm gần 32%)

Tháng 2/2013, Trung Quốc đứng đầu trong các thị trường tiêu thụ gạo của Việt Nam, với 186,552 triệu tấn, chiếm trên 51% tổng kim ngạch, đạt mức tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ (tăng 701,4% về lượng và tăng 538% về kim ngạch). Lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong tháng 02/2013 là gần 363 nghìn tấn, giảm 18,3%, trị giá đạt 160 triệu USD, giảm 21,2% so với tháng trước. Như vậy, tính đến hết tháng 02/2013, lượng xuất khẩu nhóm hàng này là 809 nghìn tấn, tăng 15,3% và trị giá đạt 364 triệu USD, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 2 tháng đầu năm, Trung Quốc là đối tác lớn nhất nhập khẩu gạo của Việt Nam với 350 nghìn tấn, tăng gấp 8,4 lần so với cùng kỳ năm 2012.

Tháng 3/2013, gạo xuất khẩu của cả nước tăng 200% so với tháng 2/2012, sản lượng đạt mức 767,922 triệu tấn, đạt kim ngạch 335,190 triệu USD, trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 358,407 nghìn tấn, chiếm 47% tổng sản lượng và đạt kim ngạch 146,220 triệu USD, chiếm 44% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tháng. So với tháng trước thì cả sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của tháng này đều tăng trên 200%.

Tính chung cả quí I/2013 cả nước xuất khẩu 1,57 triệu tấn gạo, thu về 697,8

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh(tác giả Lưu Thành Nhân)đề tài XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC (Trang 27)