Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh(tác giả Lưu Thành Nhân)đề tài XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC (Trang 49)

Tuy Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu gạo số một của nước ta, vẫn có những điểm khuất phía sau tình trạng ấy.

Thứ nhất, sản lượng tuy là lớn nhất, tuy nhiên giá gạo xuất khẩu chúng ta không phải là người quyết định, chỉ đơn giản là chấp nhận giá thị trường hoặc thậm chí giá do thương lái Trung Quốc đưa ra. Có nhiều trường hợp thương lái Trung Quốc sau khi lấy gạo về, trộn với gạo khác phẩm cấp, khiến chất lượng không ổn định và suy giảm, quay lại ép giá người nông dân Việt Nam. Trung Quốc có đặc điểm không mua gạo để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước theo dạng hợp đồng tập trung của Chính phủ, mà chủ yếu do thương nhân thu mua phân phối lại để hưởng chênh lệch nên giá thấp, doanh nghiệp Trung Quốc mua gạo Việt Nam về với mục đích kéo giá trong nước xuông chứ không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, nên thường họ mua giá thấp để đảm bảo lợi nhuận Do vậy, mặc dù thương nhân Trung Quốc chào giá thấp nhưng DN Việt Nam vẫn phải chấp nhận bán vào thị trường này với giá thấp vì các thị trường khác không có nhu cầu.

đồng ký với thương lái Trung Quốc có rủi ro bị hủy rất cao. Theo thống kê của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, trong tháng 1/2013, số lượng hợp đồng hủy hoặc hết hạn trong tháng 1 trên 47.000 tấn, phần lớn là hợp đồng với Trung Quốc. Tính đến tháng 4/2013, tổng cộng hợp đồng bị hủy trong 4 tháng 2013 là 280.000 tấn, gồm có 190.000 tấn hợp đồng 2012 chuyển sang và 90.000 tấn hợp đồng ký trong năm 2013; trong đó chủ yếu là Trung Quốc 141.000 tấn. Điều này là khó tránh khỏi khi mà những đơn hàng từ Trung Quốc chủ yếu qua kênh tiểu ngạch, khó kiểm soát. Bên cạnh đó, hệ thống quản lý xuất nhập khẩu của nước ta vẫn chưa hoàn thiện.

Thứ ba, thị trường Trung Quốc không ổn định. Tuy nhập khẩu gạo Việt số lượng lớn, nhưng không ai biết sự thật Trung Quốc đang có bao nhiêu gạo, và nhu cầu của họ có thực hay không. Những tiểu thương Trung Quốc được khuyến khích nhập khẩu gạo Việt, dù trong nước không có nhu cầu cao đến mức như vậy. Họ có thể ngưng nhập khẩu gạo với Việt Nam bât cứ lúc nào. Trong khi nếu xuất khẩu sang Trung Quốc quá nhiều, chúng ta có thể thiếu gạo cho những thị trường truyền thống như Philippin, Indonesia, các nước châu Phi…

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở lý thuyết được xây dựng ở chương 1, chương 2 đã phân tích tình hình thực trạng của hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong giai đoạn 2004 – 2013 thông qua các yếu tố kim ngạch, giá cả, chất lượng, cơ cấu, kênh phân phối, các loại hình xuất khẩu và thực trạng của một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này. Thông qua đó, đánh giá các thành tựu đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân gây ra các hạn chế. Đây sẽ là cơ sở để xây dựng các giải pháp trong chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh(tác giả Lưu Thành Nhân)đề tài XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)