Tình hình hoạt động của các Công ty CTTC trong Hiệp hội CTTC Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ CỦA CÔNG TY CTTC NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 50)

Nam

Tính đến 30/06/2011, có 13 công ty CTTC đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó có 8 Công ty trực thuộc của 06 NHTM Việt Nam (Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam: 1, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam: 1, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: 2, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT: 2, Ngân hàng Sài gòn Thương tín: 1, Ngân hàng Á Châu: 1); 01 thuộc tập đoàn kinh tế (Công nghiệp Tàu thuỷ); 01 công ty CTTC liên doanh và 03 Công ty CTTC 100% vốn nước ngoài.

- Về nguồn vốn: Nguồn vốn hoạt động của các công ty CTTC chủ yếu là vốn tự có và vốn huy động, cụ thể:

+Vốn điều lệ:

Bảng 2.2: Tình hình vốn điều lệ của các công ty CTTC

Đơn vị tính: tỷ đồng

TT Tên Công ty Vốn điều lệ

1 Cty CTTC Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 500 2 Cty CTTC II Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT 350

3 Cty CTTC Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 300

4 Cty CTTC-Ngân hàng Sài gòn Thương tín 300

5 Cty CTTC I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 200 6 Cty CTTC II Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 150 7 Cty TNHH một thành viên CTTC Công nghiệp Tàu thuỷ 200 8 Cty CTTC I Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT 200 9 Cty TNHH một thành viên CTTC Ngân hàng Á Châu 100

Nguồn: Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam

Theo quy định hiện hành, mức vốn pháp định theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP là 3.000 tỷ đồng đối với các ngân hàng thương mại nhà nước, cổ phần, liên doanh, ngân hàng đầu tư, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân Trung ương; riêng ngân hàng phát triển và ngân hàng chính sách là 5.000 tỷ đồng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 15 triệu USD. Xét về vốn điều lệ, các công ty CTTC với những đặc thù kinh doanh riêng nên có số vốn điều lệ khá nhỏ so với các tổ chức tín dụng khác, đặc biệt là so với các ngân hàng thương mại. Do hoạt động độc canh nên điều này cũng phù hợp với đặc thù chung của các công ty CTTC.

Giai đoạn từ tháng 6/2008 đến trước tháng 12/2009, với số vốn điều lệ đạt 300 tỷ đồng, Công ty CTTC NHTMCPNTVN là công ty có số vốn điều lệ cao thứ hai trên thị trường cho thuê tài chính tại Việt Nam, chỉ đứng sau Công ty CTTC II Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT (350 tỷ đồng). Tuy nhiên, đến tháng 12/2009, sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 2934/QĐ-NHNN chấp thuận việc tăng vốn điều lệ của Công ty CTTC Ngân hàng Công thương từ 300 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng, Công ty CTTC NHTMCPNTVN cùng Công ty CTTC Ngân hàng Sài gòn Thương tín trở thành công ty CTTC có số vốn điều lệ đứng thứ ba trên thị trường.

+ Vốn huy động:

Về vốn huy động, các công ty CTTC chỉ được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên đối với tổ chức, cá nhân và phát hành các loại giấy tờ có giá nếu được sự đồng ý của Ngân hàng nhà nước. Ngoài ra, các công ty CTTC còn có thể huy động từ tiền ký quỹ của khách hàng thuê và đi vay của các NHTM. Thực tế hiện nay việc huy động vốn của các công ty CTTC gặp rất nhiều khó khăn do nguồn vốn cho vay trung dài hạn của các NHTM rất hạn chế với lãi suất cao, còn huy động nguồn vốn ngắn hạn để cho thuê trung dài hạn thì chỉ được cho thuê tối đa là 30% nguồn vốn huy động ngắn hạn. Do vậy nhiều khi không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Mặt khác, kể từ khi Công ty CTTC II Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT bị thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng với hàng loạt các sai phạm trong quản lý, sử dụng đồng vốn của nhà nước thì các công ty tài chính, công ty bảo hiểm càng hạn chế việc cho các công ty CTTC vay vốn.

Bảng 2.3 : Tổng hợp nguồn vốn của các công ty CTTC thuộc Hiệp hội CTTC Việt Nam tính đến 31/12/2010

Đơn vị tính: triệu đồng TT Chỉ tiêu Vốn tự có Vốn huy động Tổng vốn hoạt động Từ chủ sở hữu (NH mẹ) Từ các nguồn khác

1 Cty CTTC Nông nghiệp II 430.867 3.839.857 6.126.821 10.397.545 2 Cty CTTC Nông nghiệp I 276.308 782.086 1.372.447 2.430.841 3 Cty CTTC Đầu tư II 181.620 1.198.600 230.000 1.610.220 4 Cty CTTC Công thương 589.590 686.150 259.240 1.534.980 5 Cty CTTC Đầu tư I 275.660 1.229.379 0 1.505.039 6 Cty CTTC NHTMCPNTVN 316.406 578.679 346.694 1.453.319 7 Cty CTTC Vinashin 317.100 776.515 155.264 1.248.879 8 Cty CTTC SG thương tín 316.524 232.592 314.470 863.586 9 Cty CTTC Á Châu 204.528 0 0 204.528

Tổng cộng 21.248.937

Nguồn : Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam

Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn chính phục vụ hoạt động của các công ty CTTC chính là nguồn vốn huy động. Tổng vốn hoạt động của các công ty CTTC thuộc

Hiệp hội CTTC trong năm 2010 là 21.248.937 triệu đồng, trong đó hệ thống Công ty CTTC Ngân hàng Nông nghiệp có tổng vốn hoạt động rất lớn, chiếm 60,37% tổng vốn hoạt động của 9 Công ty CTTC.

Nguốn vốn huy động chủ yếu bao gồm tiền gửi có kỳ hạn từ 01 năm trở lên của cá nhân, tổ chức trong nước và tiền vay ngắn, trung, dài hạn của tổ chức trong nước. Nguồn vốn đi vay của các Công ty CTTC chủ yếu bằng tiền đồng từ các NHTM và các tổ chức kinh tế khác như từ các Công ty tài chính, Công ty bảo hiểm.

Là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, Công ty CTTC NHTMCPNTVN được cấp vốn điều lệ ban đầu là 55 tỷ VNĐ. Qua các lần bổ sung thì cho đến hiện tại, vốn điều lệ của Công ty là 300 tỷ VNĐ.

Về nguồn vốn huy động: Từ khi mới thành lập năm 1998 đến năm 2007, Công ty chủ yếu sử dụng vốn tự có và nguồn vốn vay từ NHTMCPNTVN. Trong những năm gần đây, với thực trạng hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển, Công ty cũng phải thực hiện tự huy động một phần vốn trên thị trường nhằm từng bước đa dạng hoá nguồn vốn huy động để phát triển hoạt động kinh doanh. Năm 2008, Công ty huy động được 40 tỷ VNĐ từ Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex. Năm 2009, Công ty huy động được 100 tỷ VNĐ từ Ngân hàng TMCP Gia Định. Năm 2010, ngoài việc huy động được 100 tỷ VNĐ từ Ngân hàng TMCP Gia Định, Công ty còn huy động được 50 tỷ VNĐ từ NHTMCP Á Châu. Tuy nhiên có thể thấy khả năng tự huy động vốn của Công ty còn hạn chế do gặp nhiều khó khăn như: Công ty chỉ được nhận gửi trung và dài hạn, trong khi đây là nguồn vốn khó huy động nhất, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Thêm vào đó, Công ty không có mạng lưới chi nhánh, không được phép cung cấp dịch vụ thanh toán, chưa đủ uy tín để cạnh tranh với các NHTM trong vấn đề thu hút nguồn vốn từ dân cư, tổ chức. Việc vay vốn trên thị trường liên ngân hàng cũng bị áp dụng lãi suất quá cao so với khả năng chấp nhận của Công ty. Đặc biệt, trong năm 2011, việc huy động vốn càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết bởi Công ty CTTC II Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT bị thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng khiến cho các tổ chức tài chính và tổ chức bảo hiểm xã hội “rất ngại” khi cho các công ty CTTC vay vốn. Chính bởi những lý do trên mà nguồn vốn kinh doanh của Công ty

vẫn chủ yếu phụ thuộc vào vay và nhận gửi từ Ngân hàng mẹ.

Bảng 2.4: Bảng số liệu nguồn vốn của Công ty CTTC NHTMCPNTVN trong giai đoạn 2007 - 2010

Đơn vị tính: triệu đồng

TT CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 Năm 2010 1 - Vốn điều lệ 100.000 300.000 300.000 300.000 2 - Vay, nhận gửi CKH của

NHTMCPNTVN 775.678 651.271 534.705 850.512 3 - Tự huy động

+ Tiền gửi từ TCTD khác + Tiền gửi của khách hàng

47.441 47.441 85.792 40.000 45.792 152.970 100.000 52.970 216.120 150.000 66.120 4 - Nguồn vốn khác: 23.961 50.619 52.093 86.687 Tổng nguồn vốn 947.080 1.087.682 1.039.768 1.453.319 5 Lãi suất vốn bình quân (%) 8,7 8,6 9,4 9

Nguồn: Tổng hợp tình hình huy động vốn qua các năm của Công ty CTTC NHTMCPNTVN

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty CTTC NHTMCPNTVN trong giai đoạn 2007-2010

Trong giai đoạn 2007 – 2010, tổng nguồn vốn của Công ty không ngừng tăng lên, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2010. Đến 31/12/2010, nguồn vốn của Công ty là 1.453 tỷ VNĐ, tăng 39.77% so với năm 2009 và đặc biệt tăng 53.45% so với năm 2007. Trong đó:

Về vốn điều lệ: vốn điều lệ của Công ty đã tăng từ 100 tỷ đồng năm 2007 lên 300 tỷ đồng vào năm 2008 và mức vốn điều lệ này được duy trì đến hiện tại. Vốn điều lệ tăng lên đã làm tăng vốn chủ sở hữu của Công ty, từ đó làm gia tăng khả năng tự chủ về tài chính cũng như góp phần giúp Công ty vượt qua những khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu từ giữa năm 2007.

Về vốn huy động, phần lớn số tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng được huy động từ NHTMCPNTVN - ngân hàng mẹ. Trong năm 2010, toàn bộ giá trị vay nợ tại NHTMCPNTVN đều là các khoản vay, nhận gửi trung dài hạn, không có khoản vay ngắn hạn, phù hợp với tính chất hoạt động kinh doanh của Công ty. Ngoài ra, trong năm 2010, vốn tự huy động từ các TCTD khác của Công ty cũng tăng đáng kể, tăng 50% so với năm 2009 bởi trong năm 2010, ngoài việc huy động được từ NHTMCP Gia Định 100 tỷ VND, Công ty còn huy động được 50 tỷ VND từ NHTMCP Á Châu. Đây cũng là những khoản nhận tiền gửi có kỳ hạn với thời hạn hợp đồng từ 1 đến 2 năm.

Ngoài ra, tiền gửi của khách hàng trong năm 2010 cũng tăng 13,15 tỷ đồng, tức 26,92% so với năm 2009. Đây là khoản tiền ký quỹ của khách hàng thuê tài chính tại Công ty, trung bình chiếm khoảng 5% trên tổng dư nợ của từng khách hàng. Khoản tiền này Công ty không phải trả lãi hoặc chỉ trả lãi theo lãi suất không kỳ hạn của Sở giao dịch NHTMCPNTVN công bố tại thời điểm khách hàng nộp tiền ký quỹ nên đây là nguồn vốn rất linh hoạt, rất cần thiết cho hoạt động của Công ty.

- Nguồn vốn khác: chủ yếu là các khoản phải trả nội bộ, các khoản phải trả bên ngoài, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ của tổ chức tín dụng…

Trong năm 2010, Công ty đã xác định nhiệm vụ huy động vốn là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm của năm. Do vậy, ngay từ đầu năm, Công ty đã trình NHNN phương án phát hành trái phiếu dài hạn. Tuy nhiên, do những khó khăn chung của thị trường cũng như các quy định mới về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của

NHNN và lãi suất huy động tăng cao nên kế hoạch phát hành trái phiếu trong năm 2010 của Công ty vẫn chưa thành công.

Như vậy, xét về cơ cấu nguồn vốn huy động thì nguồn vốn huy động trên thị trường cấp 1 chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 6.29%, trong đó là các khoản ký quỹ của khách hàng thuê tài chính tại Công ty. Tỷ lệ vốn huy động từ thị trường cấp 2 vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nợ phải trả của Công ty (tương đương 93.71%), chủ yếu là các khoản vay và nhận gửi từ các tổ chức tín dụng, chiếm trên 84%. Ngoài các khoản vay tại NHTMCPNTVN với lãi suất cho vay nội bộ, các khoản vay khác trên thị trường cấp 2 vẫn phải theo mức lãi suất thông thường trên thị trường.

Xét về tỷ trọng loại tiền tệ, tỷ lệ vốn huy động bằng VND chiếm 85.7% và bằng USD chiếm 14.3%. Tỷ trọng này cũng phù hợp với dư nợ cho thuê tài chính của Công ty.

- Về dư nợ cho thuê:

Bảng 2.5: Tình hình dư nợ cho thuê của các công ty CTTC thuộc Hiệp hội CTTC Việt Nam giai đoạn 2008-2010

Đơn vị tính : triệu đồng

St t

Năm

Dư nợ cho thuê 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010

1 Công ty CTTC Nông nghiệp II 6.206.274 11.512.164 11.520.907 2 Công ty CTTC Nông nghiệp I 2.146.478 2.717.373 2.661.618 3 Công ty CTTC Đầu tư II 1.309.446 1.621.589 1.703.607 4 Công ty CTTC Đầu tư I 1.733.339 1.654.667 1.590.341 5 Công ty CTTC Công thương 985.064 1.220.005 1.392.568 6 Công ty CTTC Ngoại Thương 1.084.154 1.044.857 1.190.897 7 Công ty CTTC SG thương tín 331.771 565.148 787.650

8 Công ty CTTC Vinashin 67.271 340.623 334.436

9 Công ty CTTC Á Châu 106.141 172.716 292.940

Tổng 21.474.964

Nguồn : Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam

Theo quy định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN, tổng dư nợ cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được vượt quá 30% vốn tự có của công ty CTTC. Tổng dư

nợ cho thuê tài chính đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của CTTC. Điều này phần nào cũng gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các Công ty CTTC bởi với quy định như trên, phần lớn việc đầu tư chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Trong giai đoạn 2008 - 2010, hoạt động kinh doanh của Công ty CTTC NHTMCPNTVN đã thu được những kết quả khả quan, thể hiện ở dư nợ cho thuê tài chính đã có xu hướng tăng lên, cụ thể, tăng từ 1.084.154 triệu đồng năm 2008 lên 1.190.897 triệu đồng năm 2010. Tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa thể mang lại cho Công ty một vị trí cao trong Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam khi so sánh về tổng dư nợ giữa các công ty CTTC trong Hiệp hội. Với những kết quả dư nợ CTTC đã đạt được, Công ty lần lượt đứng ở vị trí thứ 5 năm 2008 và thứ 6 trong hai năm 2009 và 2010 so với các công ty khác thuộc Hiệp hội. Công ty CTTC Nông nghiệp II có dư nợ lớn nhất trong số các Công ty CTTC hoạt động tại Việt Nam. Nếu so sánh về mặt số lượng, dư nợ của Công ty CTTC NHTMCPNTVN khá khiêm tốn. Tuy nhiên, do đặc điểm hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực CTTC và chiến lược của công ty thì tiêu chí chất lượng tín dụng và hiệu quả từ việc các dự án đem lại được đặt lên hàng đầu. Với phương châm “an toàn và hiệu quả”, Công ty CTTC NHTMCPNTVN hướng tới các đối tác có uy tín lâu năm, hoạt động kinh doanh tốt thuộc các nhóm ngành công nghiệp chủ chốt hoặc ngành có tỷ suất lợi nhuận cao.

+ Về nợ quá hạn: Nhìn chung, chất lượng hoạt động của các công ty CTTC thuộc

Hiệp hội CTTC Việt Nam chưa đồng đều, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu đang phân hóa rõ rệt giữa các Công ty, cụ thể như sau:

Bảng 2.6: Bảng tổng hợp tỷ lệ nợ quá hạn của các công ty CTTC thuộc Hiệp hội CTTC Việt Nam giai đoạn 2008 đến 2010

Đơn vị tính: % Công ty Năm Cty CTTC Nông nghiệp I Cty CTTC Nông nghiệp II Cty CTTC Đầu tư I Cty CTTC Đầu tư II Cty CTTC Công thương Cty CTTC Ngoại thương Cty CTTCSG thương tín Cty CTTC Á Châu Cty CTTC Vinashin Năm 2008 14,06 1,92 2,18 3,32 0,76 16,18 0,11 - - Năm 2009 30 57.93 7,63 3,25 0,65 11,16 0,5 - - Năm 2010 59,1 76,29 18,8 6,08 0,56 8,03 0,38 - 33,39

Nguồn: Hiệp hội CTTC Việt Nam

Qua bảng số liệu trên có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của Công ty CTTC Ngân hàng Nông nghiệp I và II tăng mạnh qua từng năm, đặc biệt là năm 2010. Nguyên nhân chính là do hai đơn vị này đã đầu tư cho thuê quá nhiều ở loại tài sản tàu thuyền các loại. Do điều kiện khách quan của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp tàu biển gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, lâm vào tình trạng phá sản và không thể trả được nợ thuê.

Công ty CTTC Vinashin mới được thành lập năm 2008. Năm 2009 Công ty

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ CỦA CÔNG TY CTTC NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 50)

w