KINH NGHIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TRÊN

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ CỦA CÔNG TY CTTC NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 36)

1.4.1. Kinh nghiệm về hoạt động cho thuê tài chính trên thế giới

CTTC đã có từ hàng nghìn năm nay. Tuy nhiên, nó đã biến đổi rất nhiều trong hơn 40 năm qua. CTTC đã trở thành một loại hình dịch vụ tài chính chuyên sâu với sự ra đời của một công ty CTTC độc lập tại Hoa Kỳ vào năm 1952. Nó đã mở rộng sang Châu Âu và Nhật Bản trong những năm 60 và lan sang các nước đang phát triển từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX. Tính tới năm 1994, ngành CTTC đã được thiết lập tại hơn 80 nước, trong đó có hơn 50 nước đang phát triển.

Ngày nay, các nước đang phát triển là nơi công ty CTTC phát triển tương đối mạnh mẽ. Dưới đây xin đề cập đến kinh nghiệm về hoạt động CTTC tại một số nước như: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc. Việc nghiên cứu này phần nào giúp Việt Nam có định hướng đúng đắn các bước phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động CTTC ngang tầm với các nước trong khu vực.

1.4.1.1. Cho thuê tài chính ở Hoa Kỳ

Sau chiến tranh thế giới lần hai, để thúc đẩy tiêu thụ thiết bị đã sản xuất, các nhà sản xuất của Mỹ đã bắt đầu sử dụng phương thức thanh toán trả chậm để tiêu thụ thiết bị của mình. Hình thức này bắt đầu thử nghiệm với việc quyền sở hữu vật tiêu thụ thuộc về bên bán hàng, người mua chỉ hưởng quyền sử dụng, đến khi toàn bộ tiền của người cho thuê được thu hồi thì quyền sở hữu mới chuyển sang người mua. Phương thức này được gọi là CTTC. Năm 1952, Cty CTTC đầu tiên trên thế giới được thành lập tại Mỹ. Hiện nay đã có hơn 80 nước trên thế giới triển khai ngành CTTC. Trong đó, Mỹ là nước có ngành CTTC phát triển nhất trên thế giới, tổng doanh thu chiếm trên 40% tổng số doanh thu giao dịch CTTC toàn cầu. Nhìn từ kinh nghiệm phát triển ngành CTTC của Mỹ có thể thấy, NHTM hoạt động trong ngành CTTC có ưu thế về tiền vốn và giá thành của nó, nhà máy hoạt động ngành CTTC có thể cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp hoá, Công ty CTTC độc lập lại có thể cung cấp dịch vụ mang tính tổng hợp.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng dẫn đầu về nghiên cứu lý luận CTTC. Ngoài những lý luận quản lý kinh doanh về vận hành ngành nghề, khống chế rủi ro, phân loại thuê mua, Mỹ còn đưa ra lý luận về các giai đoạn phát triển ngành CTTC hiện đại như: CTTC, CTTC tính kinh doanh, CTTC sáng tạo mới, CTTC giai đoạn thành thục, CTTC tương lai... Sự phát triển ngành CTTC ở Mỹ có các điểm đáng chú ý như:

Hệ thống bảo hộ đầy đủ đã mang lại sự đảm bảo việc đơn giản hoá thủ tục CTTC cho các doanh nghiệp CTTC, mở rộng quy mô và chủng loại sản phẩm CTTC. Tại Mỹ, công ty CTTC có thể thông qua các đơn vị như ngân hàng, cơ quan thuế để tra cứu tình trạng uy tín của doanh nghiệp và cá nhân. Các ngân hàng sẽ bảo đảm cho việc thanh toán bằng thẻ tín dụng, giúp cho các công ty CTTC giảm rất nhiều rủi ro về nợ CTTC. Việc đa dạng nhiều loại hình của công ty bảo hiểm cũng làm cho công ty CTTC giảm thiểu được nhiều loại rủi ro của tài sản CTTC trong quá trình sử dụng.

1.4.1.2. Cho thuê tài chính ở Anh

Tại Anh, Đạo Luật Wales được ban hành vào năm 1284 là một trong những đạo luật đầu tiên liên quan đến lĩnh vực cho thuê. Đạo Luật dựa trên những luật lệ đất đai hiện hành để làm khuôn khổ hợp pháp cho việc cho thuê bất động sản cũng như cho việc cho thuê các dụng cụ trong ngành nông nghiệp. Vào những năm của thập niên 19, nhiều chuyến hàng hoá của ngành đường sắt đã cho thấy rằng những doanh nghiệp nhỏ đã đầu tư nguồn vốn của họ vào các chuyến xe goòng chở than đá và sau đó lại cho những công ty hầm mỏ thuê mướn lại. Các hợp đồng cho thuê thông thường cho người đi thuê có quyền được mua lại các dụng cụ đó khi mãn hạn hợp đồng.

Năm 1960, công ty CTTC đầu tiên của nước Anh ra đời. Đây là công ty CTTC thương mại liên doanh giữa Anh và Mỹ. Công ty này chính thức thành lập đã đánh dấu sự mở đầu cho ngành CTTC hiện đại ở Anh.

Những năm 60 là thời gian ngành CTTC của Anh bắt đầu phát triển tương đối ổn định. Đến đầu những năm 70, nước Anh thành lập Hiệp hội CTTC thiết bị, tổ chức các loại cơ cấu tài chính về kinh doanh thương mại và cơ cấu phụ thuộc công nghiệp. Đến năm 1978, Hiệp hội CTTC ở Anh đã có 38 hội viên.

Năm 1988, tổng doanh số của những thành viên trong Hiệp hội đạt được 7,8 tỷ Bảng Anh, so với tổng vốn đầu tư vào thiết bị trong năm đó của Anh vượt quá 20%.

1.4.1.3. Cho thuê tài chính ở Pháp

Năm 1962, Công ty CTTC đầu tiên của nước Pháp được thành lập. Công ty này thành lập đã đem lại hy vọng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Pháp, do tiền vốn eo hẹp dẫn đến nhu cầu đầu tư bị hạn chế. Phương thức CTTC có thể giải quyết khó khăn vay vốn trung dài hạn này nhanh chóng được giới doanh nghiệp hoan nghênh và phát triển thần tốc. Mặc dù những năm 80 của thế kỷ XX, kinh tế của Pháp trong giai đoạn khó khăn nhưng ngành CTTC vẫn phát triển mạnh mẽ.

Ở Pháp, CTTC được gọi là Tín dụng uỷ thác, thuộc tính chất tài chính, đối tượng của CTTC là máy tính điện tử và xe tải các loại, cơ cấu và hoạt động cho thuê của ngành CTTC chịu sự quản lý của pháp luật tài chính liên quan.

1.4.1.4. Cho thuê tài chính ở Nhật Bản

Ra đời và phát triển vào những năm của thập kỷ 70 thế kỷ XX. Công ty CTTC Phương Đông tại Nhật Bản được thành lập vào năm 1963. Công ty CTTC ở Tokyo được thành lập vào năm 1964. Sau đó, hàng loạt các công ty CTTC ra đời và được sự hỗ trợ lớn bởi các ngành thương mại, các ngành sản xuất lớn. Nghiệp vụ CTTC cung cấp nguồn tài trợ dài hạn với lãi suất phần lớn là cố định, nhiều trường hợp có thể so sánh được với nghiệp vụ tài trợ xuất khẩu.

Năm 1984, các công ty bảo hiểm Nhật Bản bắt đầu hình thành các công ty CTTC liên doanh với các công ty CTTC đã có. Từ đó đến nay doanh số CTTC tại Nhật Bản tăng lên với tốc độ nhanh chóng.

Ngoài việc cho thuê trong nước, những năm gần đây, nghiệp vụ CTTC của Nhật Bản đã vươn ra nhiều nước trên thế giới như Châu Âu, Bắc Mỹ, vùng Đông Nam Á.

1.4.1.5. Cho thuê tài chính ở Hàn Quốc

Khái niệm cho thuê máy móc, thiết bị đã được biết đến ở Hàn Quốc vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX. Thời điểm này chính phủ Hàn Quốc đang thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, ưu tiên hàng đầu cho phát triển công nghiệp hóa chất và công nghiệp nặng. Nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị của các doanh nghiệp rất lớn, trong khi thị

trường vốn chưa đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu đầu tư của nền kinh tế. Do đó, năm 1972, công ty CTTC đầu tiên của Hàn Quốc được thành lập đã tháo gỡ những khó khăn trong việc tài trợ vốn thông qua cho thuê máy móc thiết bị cho khu vực công nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Trong năm đó, Chính phủ Hàn Quốc thi hành “Luật xúc tiến thương mại ngành CTTC”, quy định tiền thuê được tính phí thu chi của doanh nghiệp, từ đó càng thúc đẩy ngành CTTC phát triển. Với những ưu đãi của chính phủ, ngành công nghiệp CTTC ở Hàn Quốc phát triển mạnh thành một ngành mũi nhọn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư của đất nước này.

Từ cuối thập kỷ 80 trở lại đây, do cạnh tranh gia tăng, các công ty CTTC Hàn quốc đã rất thành công với “Quick Lease”-chương trình cho thuê nhanh cho các công ty vừa và nhỏ. Quick Lease ra đời là sự kết hợp linh hoạt những ưu đãi của chính phủ đối với việc cho thuê các doanh nghiệp và nhỏ với hình thức cho thuê giá trị nhỏ “small ticket Leasing” dưới 50 triệu Won. Chính tính nhanh chóng và thuận tiện của hình thức cho thuê này đã làm cho thị trường cho thuê Hàn Quốc phát triển nhanh chóng. Và điều không thể phủ nhận là chương trình “cho thuê nhanh” này đã đóng góp một phần đáng kể trong đầu tư thiết bị của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hàn Quốc.

Hiện nay, ngành công nghiệp cho thuê đã vươn ra khỏi biên giới Hàn Quốc với việc thành lập các công ty xuyên quốc gia cho thuê các tài sản có giá trị lớn như: máy bay, tàu biển..., với sự phát triển mạnh của các loại hình cho thuê (bán và tái thuê, cho thuê đồng tài trợ...) và đang xâm nhập có hiệu quả vào các quốc gia trong khu vực Đông Á. Một trong những công ty lớn của Hàn Quốc là Hanil Leasing Company, thành lập năm 1984, liên doanh giữa ngân hàng Hanil bank của Hàn Quốc và ngân hàng Tokai Bank của Nhật Bản với tổng giá trị tài sản cho thuê 1,2 tỷ USD năm 1991. Năm 1994, giá trị cho thuê đạt khoảng 10 tỷ USD, Hàn Quốc trở thành nước có ngành công nghiệp cho thuê đứng thứ 5 trên thế giới, với thị phần 23%, cao hơn hẳn các nước OECD.

Hơn 30 năm, kể từ năm 1972 khi mô hình CTTC lần đầu tiên xâm nhập vào Hàn Quốc, đến nay ngành CTTC đã phát triển theo những bước tiến dần, chủ yếu trải qua 5 giai đoạn phát triển: giai đoạn xâm nhập, giai đoạn củng cố, giai đoạn trưởng

thành, giai đoạn cạnh tranh và giai đoạn điều chỉnh. Hiện nay, ngành CTTC ở Hàn Quốc vẫn ở trong giai đoạn điều chỉnh kết cấu. Các công ty có ngành nghề là CTTC gồm 22 công ty, trong đó công ty chuyên kinh doanh là 18 công ty, kiêm kinh doanh là 15 công ty. Quy mô thị trường mặc dù từ năm 1998 là 1 tỷ USD tăng lên 4 tỷ USD vào năm 2004, nhưng so với 10 tỷ USD năm 1994 vẫn còn khoảng cách chênh lệch lớn, so với các quốc gia phát triển quy mô thị trường lên đến hàng 100 tỷ USD thì còn tương đối nhỏ.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Việc nghiên cứu quá trình phát triển hoạt động CTTC của các nước như trên rất có ích đối với việc phát triển hoạt động CTTC ở Việt Nam. Điều cần nhấn mạnh ở đây là việc phát triển hoạt động CTTC phải phù hợp với điều kiện vật chất và năng lực tài chính, kinh nghiệm của từng đất nước, có như vậy, hiệu quả hoạt động CTTC mới ngày càng được nâng cao. Cùng là hoạt động CTTC nhưng mỗi nước lại có những kinh nghiệm riêng để nâng cao hiệu quả hoạt động CTTC ở nước mình chứ không theo một khuôn mẫu định trước nào. Do đó, qua kinh nghiệm về hoạt động CTTC của một số nước trong khu vực như đã nêu trên chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

- Luật pháp và chính sách của các nước đều tạo mọi điều kiện, môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động CTTC. Để có một thị trường CTTC phát triển, các nước đều có những chính sách ưu đãi về thuế cho tài sản cho thuê, chính sách tài chính và chính sách ngân hàng hỗ trợ thuận lợi cho hoạt động CTTC. Vì vậy, về mặt pháp lý Chính phủ phải tạo ra một hành lang pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ cho hoạt động CTTC của các Công ty CTTC và có những chính sách ưu đãi đối với hoạt động này như chính sách thuế.

- Giảm thiểu rủi ro vỡ nợ và duy trì lợi nhuận bằng cách tuân thủ các chính sách cho thuê của công ty. Hoạt động CTTC chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi kinh tế của mỗi quốc gia. Vì vậy, trong thời kỳ kinh tế gặp khủng hoảng các công ty CTTC nên chú ý nhiều hơn đến vấn đề rủi ro trong hoạt động vì dù có thu hồi được tài sản thì giá trị của tài sản cho thuê cũng sụt giảm từ 20% đến 30%.

- Vấn đề nguồn vốn cần phải được quan tâm và đặt lên hàng đầu vì một trong những khó khăn để phát triển hoạt động cho thuê tài chính là tiếp cận với nguồn vốn nội tệ trung và dài hạn. Thu hút vốn từ các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư hay thị trường trái phiếu có thể giúp các công ty CTTC vượt qua khó khăn này. Trong quản lý nguồn vốn, phải đảm bảo kỳ hạn cố định của các khoản cho thuê khớp với kỳ hạn của nguồn vốn huy động.

- Phải tạo được mức độ hấp dẫn của công ty CTTC thông qua sự linh hoạt và đa dạng của sản phẩm, thông qua lãi suất cho thuê cạnh tranh và các hình thức ưu đãi khác. Về thị trường hoạt động CTTC, các công ty CTTC chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp, tài sản cho thuê chủ yếu là máy móc thiết bị thi công cơ giới và phương tiện vận tải, đối tượng của các công ty CTTC chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi thị trường cho thuê đã phát triển mạnh như ở Hàn Quốc thì có thể tham gia vào thị trường nước ngoài với các doanh nghiệp lớn, dự án lớn.

- Trong thời gian đầu, các công ty CTTC thường tập trung vào cho thuê động sản, sau đó cùng với sự phát triển và kinh nghiệm của mình, các công ty này mới mở rộng sang lĩnh vực hoạt động cho thuê vận hành và các hoạt động tài chính khác. Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động các công ty này đều nhận được sự hỗ trợ to lớn từ phía các ngân hàng. Các công ty này có thể là công ty con của ngân hàng mẹ hoặc là công ty độc lập nhưng vay vốn rất nhiều từ ngân hàng như ở Nhật Bản. Khi nền kinh tế bị khủng hoảng, đa phần chỉ có các công ty là thành viên của các ngân hàng thương mại hoặc những công ty CTTC có quy mô lớn mới có thể tồn tại.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ CỦA CÔNG TY CTTC NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CTTC NHTMCPNTVN

2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty CTTC NHTMCP NTVN

Công ty cho thuê tài chính NHTMCPNTVN (sau đây gọi tắt là Công ty) có tiền thân là Công ty Thuê mua và Đầu tư của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (LINCO), được thành lập theo quyết định số 724/QĐ-NH ngày 14/10/1994 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước. Sau khi Nghị định 64/NĐ-CP về tổ chức hoạt động của công ty CTTC ra đời, Thống đốc NHNN đã cho phép Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thành lập Công ty CTTC Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam theo quyết định số 108/QĐ-NHNN ngày 25/03/1998. Ngày 23/07/1998, Công ty chính thức đi vào hoạt động và trở thành doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Trong thời gian Công ty đang hoạt động, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam còn góp vốn liên doanh với một công ty Nhật Bản cũng trong lĩnh vực cho thuê tài chính và thành lập nên Công ty cho thuê tài chính Việt Nam (VLC). Sau một thời gian hoạt động, phía Nhật Bản gặp khó khăn về tài chính đã xin rút khỏi liên doanh. Ngày 01/04/2001, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã tiến hành mua lại phần vốn góp từ phía Nhật Bản và sáp nhập VLC với Công ty CTTC Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thành một công ty duy nhất với tên gọi là Công ty CTTC Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Năm 2004, nhằm tăng cường hoạt động CTTC tại khu vực phía nam, Công ty đã thành lập chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi Ngân hàng Ngoại thương tiến hành cổ phần hóa vào năm 2008, Công ty chính thức mang tên Công ty Cho thuê tài

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ CỦA CÔNG TY CTTC NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w