Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ CỦA CÔNG TY CTTC NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 40)

Việc nghiên cứu quá trình phát triển hoạt động CTTC của các nước như trên rất có ích đối với việc phát triển hoạt động CTTC ở Việt Nam. Điều cần nhấn mạnh ở đây là việc phát triển hoạt động CTTC phải phù hợp với điều kiện vật chất và năng lực tài chính, kinh nghiệm của từng đất nước, có như vậy, hiệu quả hoạt động CTTC mới ngày càng được nâng cao. Cùng là hoạt động CTTC nhưng mỗi nước lại có những kinh nghiệm riêng để nâng cao hiệu quả hoạt động CTTC ở nước mình chứ không theo một khuôn mẫu định trước nào. Do đó, qua kinh nghiệm về hoạt động CTTC của một số nước trong khu vực như đã nêu trên chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

- Luật pháp và chính sách của các nước đều tạo mọi điều kiện, môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động CTTC. Để có một thị trường CTTC phát triển, các nước đều có những chính sách ưu đãi về thuế cho tài sản cho thuê, chính sách tài chính và chính sách ngân hàng hỗ trợ thuận lợi cho hoạt động CTTC. Vì vậy, về mặt pháp lý Chính phủ phải tạo ra một hành lang pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ cho hoạt động CTTC của các Công ty CTTC và có những chính sách ưu đãi đối với hoạt động này như chính sách thuế.

- Giảm thiểu rủi ro vỡ nợ và duy trì lợi nhuận bằng cách tuân thủ các chính sách cho thuê của công ty. Hoạt động CTTC chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi kinh tế của mỗi quốc gia. Vì vậy, trong thời kỳ kinh tế gặp khủng hoảng các công ty CTTC nên chú ý nhiều hơn đến vấn đề rủi ro trong hoạt động vì dù có thu hồi được tài sản thì giá trị của tài sản cho thuê cũng sụt giảm từ 20% đến 30%.

- Vấn đề nguồn vốn cần phải được quan tâm và đặt lên hàng đầu vì một trong những khó khăn để phát triển hoạt động cho thuê tài chính là tiếp cận với nguồn vốn nội tệ trung và dài hạn. Thu hút vốn từ các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư hay thị trường trái phiếu có thể giúp các công ty CTTC vượt qua khó khăn này. Trong quản lý nguồn vốn, phải đảm bảo kỳ hạn cố định của các khoản cho thuê khớp với kỳ hạn của nguồn vốn huy động.

- Phải tạo được mức độ hấp dẫn của công ty CTTC thông qua sự linh hoạt và đa dạng của sản phẩm, thông qua lãi suất cho thuê cạnh tranh và các hình thức ưu đãi khác. Về thị trường hoạt động CTTC, các công ty CTTC chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp, tài sản cho thuê chủ yếu là máy móc thiết bị thi công cơ giới và phương tiện vận tải, đối tượng của các công ty CTTC chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi thị trường cho thuê đã phát triển mạnh như ở Hàn Quốc thì có thể tham gia vào thị trường nước ngoài với các doanh nghiệp lớn, dự án lớn.

- Trong thời gian đầu, các công ty CTTC thường tập trung vào cho thuê động sản, sau đó cùng với sự phát triển và kinh nghiệm của mình, các công ty này mới mở rộng sang lĩnh vực hoạt động cho thuê vận hành và các hoạt động tài chính khác. Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động các công ty này đều nhận được sự hỗ trợ to lớn từ phía các ngân hàng. Các công ty này có thể là công ty con của ngân hàng mẹ hoặc là công ty độc lập nhưng vay vốn rất nhiều từ ngân hàng như ở Nhật Bản. Khi nền kinh tế bị khủng hoảng, đa phần chỉ có các công ty là thành viên của các ngân hàng thương mại hoặc những công ty CTTC có quy mô lớn mới có thể tồn tại.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ CỦA CÔNG TY CTTC NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ CỦA CÔNG TY CTTC NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w