- Kiểm tra sau thông quan;
2.3.3 Mô hình phân luồng hàng hóa áp dụng quản trị rủi ro
2.3.3.1 Khái quát chung về mô hình
Mô hình phân luồng hàng hóa áp dụng quản trị rủi ro được xây dựng với việc ứng dụng công nghệ thông tin. Phân luồng hàng hóa là khâu chính yếu trong qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại. Mô hình phân luồng hàng hóa áp dụng quản trị rủi ro đã được hiệu chỉnh và mô hình hóa như hình 2.7 và
hình 2.8. Qua mô hình trên ta thấy kỹ thuật quản lý rủi ro hiện diện xuyên suốt từ đầu đến cuối qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Hình 2.7: Mô hình chi tiết phân luồng hàng hóa
Miễn kiểm tra Bước 1. Tiêu chí
Quy định + phân tích Bước 2. Tiêu chí tính điểm
Bước 3. Lựa chọn ngẫu nhiên Đánh giá rủi ro DN Đánh giá DN chấp hành tốt Kiểm tra hàng hoá Kiểm tra hồ sơ Hàng hoá Loại hình Xuất xứ PT thanh toán Doanh nghiệp Điểm rủi ro Trọng số Công thức Thang điểm + Kiểm tra hồ sơ Kiểm tra Hàng hoá Thương nhân Ưu tiên ĐB Chỉ số lựa chọn Loại hình Hàng hoá Xuất xứ Thương nhân ưu tiên ĐB Tờ khai hải quan Cơ sở dữ liệu rủi ro
Hình 2.8: Mô hình tổng quát phân luồng hàng hóa
Mô hình phân luồng hàng hóa áp dụng quản lý rủi ro bao gồm 3 khối chính: - Khối Tiêu chí động: Bao gồm việc cập nhật các tổ hợp rủi ro (hồ sơ rủi ro) được xây dựng từ các nguồn thông tin, dữ liệu khác nhau. Khi một khai báo thoả mãn các chỉ số đăng ký, hệ thống sẽ lựa chọn đưa ra kết quả phân luồng kiểm tra hồ sơ, chứng từ hoặc kiểm tra hàng hoá (chủ yếu là kiểm tra hàng hoá);
- Khối Tiêu chí tĩnh: Bao gồm việc thiết lập công thức tính điểm rủi ro, thang điểm chuẩn và tập hợp các rủi ro được đánh giá trước theo các yếu tố như loại hình thủ tục hải quan, quốc gia, hàng hoá, doanh nghiệp. Tổng số điểm được đối chiếu với thang điểm để xác định mức độ rủi ro cao, trung bình hoặc thấp.
- Khối Lựa chọn ngẫu nhiên: Được thực hiện trên cơ sở thuật toán xác suất thống kê để lựa chọn ngẫu nhiên lô hàng kiểm tra.
2.3.3.1 Các thành phần trong mô hình • Khối tiêu chí động Kiểm tra thực tế hàng hóa Kiểm tra chi tiết hồ sơ Lựa chọn
ngẫu nhiên Giải
phóng hàng Tiêu chí tĩnh Tiêu chí động
Luồng xanh Luồng vàng Luồng đỏ
Khối tiêu chí động được xây dựng trên nguyên tắc kết hợp các chỉ tiêu trên tờ khai Hải quan với một điều kiện ràng buộc cụ thể mang tính lịch sử và theo từng khu vực. Nói cách khác các tiêu chí động thay đổi theo từng thời kỳ và từng khu vực. Khi một tờ khai xuất khẩu hoặc nhập khẩu có các tiêu chí thỏa mãn ràng buộc của tiêu chí động thì sẽ bị phân vào luồng đỏ.
Điều kiện ràng buộc của tiêu chí động được xây dựng dựa trên các thông tin trinh sát, tình báo, thông tin trao đổi giữa hải quan các nước, thông tin về doanh nghiệp xấu hoặc qua phân tích xu hướng buôn lậu, gian lận thương mại thấy rằng khả năng vi phạm lô hàng cao cần phải áp dụng hình thức kiểm tra hàng hóa.Ví dụ:
- Nếu mặt hàng nhập khẩu là "Đồ chơi trẻ em" có xuất xứ "Trung Quốc" thì phải kiểm tra thực tế hàng hóa để xác định có phải đò chơi mang tính bạo lực hay không;
- Nếu mặt hàng nhập khẩu là "Ô tô đã qua sử dụng" thì phải kiểm tra thực tế hàng hóa để xác định có đủ các điều kiện nhập khẩu không;
- Nếu mã số thuế của doanh nghiệp là "0100100008" thì dừng làm thủ tục hải quan để yêu cầu doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế (do doanh nghiệp nợ thuế quá hạn phải cưỡng chế) trước khi làm thủ tục xuất nhập khẩu các lô hàng tiếp theo.
• Khối tiêu chí tĩnh:
* Mức độ rủi ro của các tiêu chí được chia làm 3 cấp - Mức 1: Rủi ro thấp (Điểm số là 1);
- Mức 2: Rủi ro trung bình (Điểm số là 2); - Mức 3: Rủi ro cao (Điểm số là 3);
* Công thức tính toán rủi ro:
Việc tính mức độ rủi ro chung của một lô hàng hóa XNK thông qua các tiêu chí tĩnh được thực hiện theo công thức:
R = Σ Ki x Ri(i = 1 ÷ n) K = Σ Ki = 10 (i = 1 ÷ n) Trong đó:
Bảng 2.4: Mô tả các thành phần của công thức tính toán mức độ rủi ro theo tiêu chí tĩnh
TT Thành phần
của công thức Mô tả
1 R Mức độ rủi ro chung của lô hàng xuất khẩu / nhập khẩu; 2 Ri Mức độ rủi ro của nhóm tiêu chí thứ i.
- Ri = 1 : Rủi ro thấp; - Ri = 2 : Rủi ro trung bình; - Ri = 3 : Rủi ro cao;
3 Ki Trọng số của nhóm tiêu chí thứ i. Có thể được thay đổi theo từng thời kỳ và từng khu vực.
4 n Số nhóm tiêu chí tĩnh (hiện đang áp dụng là 05 nhóm tiêu chí) * Các nhóm tiêu chí rủi ro:
Hiện tại Ngành Hải quan đang sử dụng 83 tiêu chí tĩnh để đánh giá mức độ rủi ro của hàng hóa xuất nhập khẩu. Các tiêu chí trên được chia làm 05 nhóm cụ thể như sau:
- Nhóm tiêu chí đánh giá phân loại doanh nghiệp. (Mức độ chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, thời gian hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất nhập khẩu, số thuế đã nộp cho Nhà Nước;
- Nhóm tiêu chí đánh giá phân loại hàng hóa (thuế xuất của hàng hóa, hàng hóa thuộc danh mục hàng xuất nhập khẩu có điều kiện hay danh mục hàng cấm);
- Nhóm tiêu chí đánh giá phân loại xuất xứ của hàng hóa (hàng hóa xuất xứ từ các nước được hưởng ưu đãi, các nước bị đánh giá là trung tâm sản xuất, vận chuyển ma túy);
- Nhóm tiêu chí đánh giá phân loại hình thức thanh toán của lô hàng (tiền mặt, séc, ...);
- Nhóm tiêu chí đánh giá phân loại loại hình xuất nhập khẩu (kinh doanh, tạm nhập tái xuất - tạm xuất tái nhập, gia công, sản xuất xuất khẩu, đầu tư, ...).
* Phân loại rủi ro:
Mức độ rủi ro chung được lượng hóa bằng điểm số và so sánh với bảng điểm chuẩn để xác định lô hàng thuộc luồng xanh (rủi ro thấp), luồng vàng (Rủi ro trung bình) hay luồng đỏ (rủi ro cao).
* Sau đây là một ví dụ mô tả việc tính toán mức độ rủi ro của hàng hóa nhập khẩu qua bộ tiêu chí tĩnh.
- Có bảng điểm chuẩn như sau:
Bảng 2.5: Ví dụ thang điểm rủi ro chuẩn phục vụ phân luồng hàng hóa
TT Số điểm Phân loại
1 Từ 01 đến 18 Phân luồng xanh (Miễn kiểm tra hồ sơ kiểm tra hàng) 2 Từ 19 đến 24 Phân luồng vàng (Kiểm tra hồ sơ)
3 Từ 25 đến 30 Phân luồng đỏ (Kiểm tra hồ sơ và Kiểm tra hàng hóa)