- Kiểm tra sau thông quan;
TT Doanh nghiệp
loại hình khác nhau được cho bởi bảng sau:
Bảng 2.6: Ví dụ cách tính mức độ rủi ro trong phân luồng hàng hóa
TT Doanh nghiệp Doanh nghiệp (Trọng số KDN = 3) Hàng hóa (Trọng số KHH = 3) Xuất Xứ (Trọng số KXX = 2) Loại hình XNK (Trọng số KLH = 2) Mã số Mức RR Mã số Mức RR Mã số Mức RR Mã số Mức RR 1 01001 3 8471901 2 UK 2 TNTX 3 2 01002 2 8518219 3 JP 1 SXXK 2 3 01003 1 7208541 2 CN 3 GC 1 4 01004 2 9705000 1 US 1 KD 2
R1 = Σ Ki x Ri = 3 x 3 + 3 x 2 + 2 x 2 + 2 x 3 = 25 R2 = Σ Ki x Ri = 3 x 2 + 3 x 3 + 2 x 1 + 2 x 2 = 21 R3 = Σ Ki x Ri = 3 x 1 + 3 x 2 + 2 x 3 + 2 x 1 = 14 R4 = Σ Ki x Ri = 2 x 3 + 3 x 1 + 2 x 1 + 2 x 2 = 15 - So sánh với bảng điểm chuẩn có kết quả như sau:
+ Lơ hàng nhập khẩu của doanh nghiệp thứ nhất có điểm rủi ro chung là 25 được phân vào luồng đỏ (Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa);
+ Lơ hàng nhập khẩu của doanh nghiệp thứ hai có điểm rủi ro chung là 21 được phân vào luồng vàng (Kiểm tra hồ sơ);
+ Lô hàng nhập khẩu của doanh nghiệp thứ ba và thứ tư có điểm rủi ro chung là 14 và 15 được phân vào luồng xanh (Miễn kiểm tra hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa);
- Bảng điểm chuẩn cũng như trọng số để tính mức độ rủi ro qua bộ tiêu chí tĩnh sẽ được cơ quan hải quan giữ bí mật và thay đổi theo từng thời kỳ tùy thuộc vào tình hình thực tế về việc chuẩn bị lực lượng kiểm tra cũng như đánh giá mức độ quan rủi ro của các nhóm tiêu chí.
• Khối lựa chọn ngẫu nhiên
Những lơ hàng sau khi được đánh giá tại khối tiêu chí động và khối chí tĩnh có kết quả phân loại là mức độ rủi ro thấp sẽ được chuyển vào khối lựa chọn ngẫu nhiên để lấy một tỷ lệ nhất định (hiện tại theo qui định là dưới 5%) chuyển sang kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa (chuyển từ xanh sang đỏ). Việc lựa chọn ngẫu nhiên các lơ hàng có mức độ rủi ro thấp nhằm mục đích đánh giá mức độ tuân thủ của doanh nghiệp xuất nhập khẩu để từ đó có những điều chỉnh thích hợp đối với khối tiêu chí tĩnh.