Kinh nghiệm quản trị rủi ro của hải quan Thái Lan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử tại Việt Nam (Trang 27 - 30)

Từ kinh nghiệm của Hải quan Trung Quốc cho thấy muốn áp dụng có hiệu quà cơng tác quản trị rủi ro thì việc thu thập thông tin phải được thực hiện theo hệ thống

1.4.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro của hải quan Thái Lan

1.4.3.1 Tình hình áp dụng quản trị rủi ro của hải quan Thái Lan

Quản lý rủi ro ở hải quan Thái Lan nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chương trình tự động hóa. Thái Lan đã thực hiện Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) để kiểm soát tất cả các giao dịch thương mại của doanh nghiệp thông qua áp dụng hệ thống thơng quan bằng máy tính cho hàng xuất khẩu từ năm 1998. Hệ thống này được mở rộng đối với hàng nhập khẩu và được triển khai đầy đủ tại các cảng biển, cảng hàng khơng trên tồn quốc từ năm 2000.

Hải quan Thái Lan sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ các nhu cầu của chính cơ quan hải quan và doanh nghiệp trên hai mảng hoạt động: dịch vụ công cho nhà xuất - nhập khẩu, bao gồm xử lý tờ khai hàng hoá, xử lý thơng quan hàng hố, thu thuế, hoàn thuế, thu thập số liệu thống kê, quản lý rủi ro và các hoạt động văn phòng của cơ quan hải quan. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của hải quan Thái Lan đã giúp cho việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro thực hiện thuận lợi hơn.

Trước hết là hỗ trợ của hệ thống thông tin. Trong những năm gần đây, hải quan Thái Lan đã chuyển đổi từ EDI sang quan điểm triết lý Hệ thống mở, nghĩa là hệ thống dữ liệu phải được trao đổi bằng nhiều phương tiện với tất cả các khách hàng (kể cả người làm kinh doanh và phi kinh doanh), với các đối tác (các cơ quan chính phủ, kể cả trong và ngoài nước) và các nhân viên để tăng hiểu biết lẫn nhau, nhằm kích thích thái độ tự giác tuân thủ. Thứ hai, để hỗ trợ thông quan theo luồng, hải quan Thái Lan đã triển khai một thế hệ tự động hố hải quan mới có tên gọi “ e-Customs” hay hải quan điện tử. Hải quan điện tử sử dụng các dịch vụ của Internet và tuân thủ các chuẩn mực và hướng dẫn của Công ước Kyoto sửa đổi. Các thủ tục và quy trình xử lý chính của hải quan được tái thiết kế như một phần của hệ thống hải quan điện tử, bao gồm các lĩnh vực ứng dụng chính như kiểm sốt hàng hố, xử lý tờ khai hàng hố và tính thuế. Hơn nữa, hệ thống tự động hố mới cũng được tích hợp với các hệ thống của các cơ quan chính phủ và các khách hàng, trong đó có cả doanh nghiệp, ngân hàng, các nhà

kinh doanh kho ngoại quan và các nhà quản lý khu thương mại tự do. Hệ thống mới có thể xử lý nhiều loại dịch vụ hải quan với độ đảm bảo an toàn, an ninh cao và thời gian phản hồi thơng tin nhanh chóng. Nhờ đó, khách hàng ở luồng xanh có thể được thơng quan rất nhanh. Từ khâu nộp tờ khai hải quan đến khâu ra quyết định kiểm tra thực tế đều được thực hiện tự động bằng máy móc trên cơ sở bộ tiêu chí chọn lọc.

Ngoài thực hiện quản lý rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế, hiện nay hải quan Thái Lan đang thực hiện Chương trình thẻ vàng ưu tiên nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Theo quy định, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có lịch sử chấp hành tốt pháp luật, có vị thế đáng tin cậy và thoả mãn những tiêu chí do hải quan Thái Lan đưa ra sẽ được hưởng chế độ thẻ vàng ưu tiên cùng nhiều quyền lợi trong quá trình làm thủ tục hải quan. Những doanh nghiệp tham gia phải đáp ứng đủ các điều kiện: là pháp nhân có vốn đăng ký từ 05 triệu Baht trở lên; tham gia hoạt động xuất nhập khẩu ít nhất là 03 năm và thực hiện các thủ tục hải quan thông qua hệ thống tự động; là thành viên của một trong các tổ chức có uy tín ở Thái Lan và được các tổ chức này đứng ra chứng nhận tình trạng tài chính của doanh nghiệp xin tham gia chương trình; có q trình hoạt động 03 năm (tính từ ngày nộp đơn xin tham gia trở về trước) không vi phạm luật pháp trong lĩnh vực hải quan và các lĩnh vực có liên quan khác. Bộ hồ sơ tối thiểu phải nộp để tham gia chương trình gồm: đơn đề nghị theo Thông báo số 8/2542 của cơ quan hải quan; công văn của Bộ Thương mại chứng thực việc đăng ký kinh doanh của pháp nhân; bản xác nhận tình trạng tài chính của một trong số các tổ chức được quy định tại điểm 1.4, Thông báo số 8/2542 của cơ quan hải quan; công văn chứng nhận đăng ký thuế VAT, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận của Cơ quan Bất động sản Cơng nghiệp Thái Lan; báo cáo tài chính trong 03 năm gần nhất; bản sao giấy chứng minh thư của giám đốc doanh nghiệp; danh sách cổ đơng/góp vốn của doanh nghiệp; bảng thống kê khối lượng hàng hoá làm thủ tục xuất nhập khẩu và doanh số bán hàng trong nước của doanh nghiệp; bản kiểm kê nguyên liệu thơ tồn kho và một số tài liệu có liên quan.

Những doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia chương trình thẻ vàng ưu tiên nộp đơn đề nghị cùng các tài liệu có liên quan lên Vụ Trị giá và các Quy trình tiêu chuẩn. Sau khi được chấp thuận là thành viên của chương trình thẻ vàng ưu tiên, hải quan Thái

Lan sẽ cấp cho doanh nghiệp giấy chứng nhận để hưởng các ưu đãi trong quá trình giao dịch với cơ quan hải quan.

Các doanh nghiệp được cấp thẻ vàng ưu tiên sẽ phải tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ sau: tuân thủ các quy định pháp luật hiện tại và tương lai trong lĩnh vực hải quan; ký cam kết và nộp chứng nhận bảo lãnh ngân hàng hoặc giấy tờ tương đương cho cơ quan Hải quan với giá trị đảm bảo 02 triệu baht. Số tiền đảm bảo này sẽ chỉ còn 01 triệu baht đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu vừa là thành viên chương trình thẻ vàng ưu tiên vừa là thành viên của Dự án đối tác hải quan minh bạch; lưu giữ hồ sơ khai báo hải quan gốc và những chứng từ liên quan ít nhất là 05 năm.

Lợi ích của doanh nghiệp được hưởng chế độ thẻ vàng ưu tiên được thể hiện qua: được đưa vào “luồng xanh” khi làm thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu; được nộp bản lược khai hàng hoá sau khi đã thơng quan hàng; hàng hố được miễn kiểm tra trừ trường hợp bị kiểm tra theo xác suất ngẫu nhiên; số tiền hoàn thuế, bồi thường tiền thuế và lệ phí được chấp thuận ngay khi nộp đơn yêu cầu.

Khi phát hiện doanh nghiệp được hưởng chế độ thẻ vàng ưu tiên vi phạm nghiêm trọng pháp luật về hải quan và các quy định khác có liên quan hoặc cố ý trốn tránh nghĩa vụ thuế, lệ phí hoặc gian lận trong q trình đề nghị hồn, bồi thường tiền thuế, lệ phí, cơ quan hải quan có quyền áp dụng những chế tài xử phạt nặng nhất đối với doanh nghiệp15.

1.4.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ kinh nghiệm quản trị rủi ro của hải quan Thái Lan cho thấy cần áp dụng các hình thức quản trị rủi ro đa dạng, phong phú trong quy trình nghiệp vụ hải quan nói chung, trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nói riêng. Bên cạnh cách phân loại luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ theo bộ tiêu chí chuẩn, cần nghiên cứu thêm các sáng kiến kiểu “Chương trình ưu đãi thẻ vàng” để khuyến khích mạnh hơn thái độ tuân thủ của doanh nghiệp, qua đó nâng cao tầm ảnh hưởng của quản trị rủi ro.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử tại Việt Nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w