Từ kinh nghiệm của Hải quan Trung Quốc cho thấy muốn áp dụng có hiệu quà công tác quản trị rủi ro thì việc thu thập thông tin phải được thực hiện theo hệ thống
2.1.3 Sự cần thiết có quản trị rủi ro trong Thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam
2.1.1 Thủ tục hải quan điện tử với yêu cầu của hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại
Chặng đường xuất nhập khẩu của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua cho thấy những bước tiến ngoạn mục. Bước vào năm đầu tiên của thế kỷ 21 (năm 2001), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam mới chỉ ở con số khiêm tốn 31,2 tỷ USD, năm 2006 đạt 84 tỷ USD. Tháng 01/2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) tạo cơ hội cho hàng hoá Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, đồng thời cũng tạo điều kiện cho hàng hoá các nước thâm nhập vào thị trường Việt Nam, vì thế kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cũng tăng lên nhanh chóng. Cụ thể: năm 2007 đạt 111 tỷ USD, năm 2008 đạt 143 tỷ USD, năm 2009 đạt 127 tỷ USD, năm 2010 đạt 157 tỷ USD.
Năm 2011 và 2012, mặc dù chịu tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục xu hướng tăng với hàng loạt mốc đáng nhớ trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam như: năm 2011 đạt 203 tỷ USD và năm 2012 đạt 228 tỷ USD.
Hình 2.2: Biểu đồ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2006 Đến năm 2012
Cùng với việc tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, số lượng doanh nghiệp được cấp mã số trên thực tế có tham gia hoạt động xuất nhập khẩu cũng tăng vọt với tốc độ tăng trưởng bình quân 28% và đã đạt con số hơn 60 nghìn.
Tổng số tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu cũng theo đó tăng nhanh, đặc biệt là trong những năm gần đây. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2009 tổng số tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu đạt 3,512 nghìn tờ, năm 2010 đạt 4,115 nghìn tờ, năm 2011 đạt 4,625 nghìn tờ, năm 2012 đạt 5.186 nghìn tờ.
Tất cả những vấn đề trên đây là một áp lực đối với hải quan Việt Nam. Thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam phải triển khai như thế nào để vừa có thể thông quan nhanh lại vừa đảm bảo thực thi pháp luật hải quan.
2.1.2 Sự cần thiết có quản trị rủi ro trong Thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam
Mục tiêu chính của cơ quan hải quan là nâng cao kết quả việc ngăn chặn trốn thuế, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Với một nguồn lực có hạn, hải quan không thể kiểm tra khám xét tất cả các lô hàng xuất nhập khẩu. Vì vậy, để thực hiện chức năng của mình, hải quan cần tiến hành kiểm tra một cách có chọn lọc và việc áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan là một yêu cầu tất yếu.
Việc đánh giá rủi ro và sàng lọc đối tượng kiểm tra nhằm xác định những lô hàng hay những loại chứng từ cần kiểm tra vẫn có thể thực hiện được khi áp dụng thủ tục hải quan truyền thống, tuy nhiên, trong thủ tục hải quan điện tử, công việc này được tiến hành nhanh chóng kịp thời, chính xác và có cơ sở hơn rất nhiều. Do vậy, đối với Việt Nam là nước đã áp dụng thủ tục hải quan điện tử, thì quản trị rủi ro càng cần thiết và có ý nghĩa càng lớn.
Tiếp nhận, trao đổi, xử lý thông tin trước khi hàng đến/đi cũng là một nội dung hết sức quan trọng trong thủ tục hải quan điện tử. Thông qua quá trình này, cơ quan hải quan có thể thẩm tra các thông tin liên quan đến lô hàng và bằng biện pháp quản trị rủi ro, cơ quan hải quan sẽ có thể quyết định thông quan trước khi những đối tượng này đến hoặc đi khỏi lãnh thổ hải quan vì vậy tạo điều kiện rất thuận lợi cho luồng lưu chuyển hàng hóa. Áp dụng quản trị rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan điện tử là một yêu cầu tất yếu.
Quản trị rủi ro trong Thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam còn đặc biệt cần thiết vì nó giúp Việt Nam thực hiện quá trình hiện đại hóa hải quan cũng như thực hiện các cam kết quốc tế về hải quan. Quyết định số 810/QĐ-BTC ngày 16/3/2004 về kế hoạch cải cách phát triển hiện đại hoá ngành Hải quan đã cụ thể hoá chương trình, kế hoạch hiện đại hoá Ngành Hải quan, trong đó quy định:
- Xây dựng hệ thống đánh giá rủi ro liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu, doanh nghiệp, hành khách, và tập trung nhân lực, vật lực vào xử lý các lĩnh vực có độ rủi ro cao;
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất, đảm bảo thông tin đầy đủ, toàn diện và chính xác; đặc biệt, tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin tình báo nhằm hỗ trợ cho quản lý rủi ro của toàn Ngành.
Trong công ước KYOTO sửa đổi, bổ sung năm 1996 có khuyến nghị:
- Tiêu chuẩn 6.3. Khi thực hiện kiểm tra hải quan, cơ quan Hải quan phải áp dụng kỹ thuật đánh giá rủi ro.
- Tiêu chuẩn 6.4. Cơ quan Hải quan phải sử dụng kỹ thuật phân tích rủi ro để xác định những người và hàng hoá, kể cả phương tiện vận tải cần được kiểm tra cũng như mức độ kiểm tra.
- Tiêu chuẩn 6.5. Cơ quan Hải quan phải xây dựng một chiến lược xác định mức độ tuân thủ luật pháp để hỗ trợ cho việc đánh giá khả năng vi phạm.
Như vậy, để đáp ứng được tốt nhất quá trình thông quan hàng hoá, các quy định, công ước quốc tế và các chương trình cải cách đổi mới đề ra thì việc áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam là một yêu cầu tất yếu.