- Kiểm tra sau thông quan;
2.3.4 Các bước tiến hành xác định rủi ro của một lô hàng xuất nhập khẩu
• Bước 1: Xác định mức độ rủi ro qua nhóm các tiêu chí động Qua bước này có thể lựa chọn được:
+ Lơ hàng có thuộc diện ưu đãi đặc biệt hay khơng (Siêu xanh);
+ Doanh nghiệp có được mở tờ khai khơng (bị cưỡng chế thuế hoặc doanh nghiệp đã giải thể, đóng cửa);
+ Doanh nghiệp có được ân hạn thuế hay khơng; + Lơ hàng có phải kiểm tra thực tế hàng hóa khơng;
• Bước 2: Xác định mức độ rủi ro qua nhóm các tiêu chí tĩnh.
Với những lô hàng không thuộc diện ưu đãi đặc biệt (siêu xanh) và không phải kiểm tra thực tế đã xác định tại bước 1, thông tin về lơ hàng này được tiếp tục tính tốn mức độ rủi ro theo nhóm tiêu chí tĩnh. Cụ thể như sau:
Dựa trên tiêu chí khai báo của lơ hàng đối chiếu với cơ sở dữ liệu các đối tượng rủi ro đã được tính tốn trước (từ Tổng cục Hải quan truyền xuống) tính tốn mức rủi ro chung trên cơ sở công thức đề cập tại mục trên.
Dựa trên thang điểm và mức độ rủi ro chung vừa được tính tốn để phân lơ hàng vào một trong các hình thức kiểm tra sau:
+ Lơ hàng thuộc diện kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa (Luồng đỏ); + Lơ hàng thuộc diện kiểm tra hồ sơ (Luồng vàng);
+ Lô hàng được chuyển qua bước 3 xác định kiểm tra ngẫu nhiên;
• Bước 3: Với những lô hàng không phải kiểm tra đã xác định tại bước 2 thông tin về lơ hàng này được lấy ngẫu nhiên theo hàm tốn học với tỷ lệ không quá 5% trên tổng số tờ khai hải quan. Kết quả bước này lựa chọn lô hàng:
+ Lô hàng thuộc diện kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa (Luồng đỏ) + Lơ hàng thuộc diện miễn phải kiểm tra (Luồng xanh);
• Bước 4: Kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, kết quả phúc tập hồ sơ cũng như kết quả kiểm tra sau thông quan được sử dụng làm căn cứ đánh giá độ chính xác và là căn cứ để hiệu chỉnh lại mức độ rủi ro ước lượng của từng tiêu chí (Ri) và trọng số rủi ro (Ki).