- Kiểm tra sau thông quan;
2.4.1 Những kết quả đã đạt được
• Về mặt pháp lý
- Bổ sung nội dung quy định áp dụng QTRR trong Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế năm 2012; trong đó đã giải thích cụ thể khái niệm quản lý rủi ro, quy định các nội dung, nguyên tắc áp dụng QTRR trong quản lý thuế; đồng thời dẫn chiếu việc áp dụng QTRR trong các hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế, như: Khai thuế, kiểm tra thuế, kiểm tra sau thơng quan, thanh khoản, hồn thuế...
- Cụ thể hóa các nội dung quy định về thông tin hải quan; Xây dựng, thu thập, xử lý, khai thác hệ thống thông tin hải quan; Trách nhiệm cung cấp thông tin của cơ quan hải quan và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tại Chương VII Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định TTHQ, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan.
- Xây dựng, trình Bộ ký ban hành Quyết định 48/2008/QĐ-BTC ngày 04/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy định áp dụng QTRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Quyết định này đã thể hiện khá toàn diện các nội dung quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
• Về tổ chức hoạt động nghiệp vụ
Ngành Hải quan đã tổ chức thực hiện công tác quản lý rủi ro bao gồm 02 trụ cột chính, đó là: Thu thập, xử lý thơng tin và áp dụng kỹ thuật QTRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
Căn cứ vào Quyết định số 48/2008/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính, ngành Hải quan đã thực hiện áp dụng 04 loại tiêu chí QTRR, bao gồm: Tiêu chí quy định, tiêu chí phân tích, tiêu chí tính điểm và tiêu chí lựa chọn ngẫu nhiên kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Kết quả cụ thể như sau:
- Năm (05) tháng đầu năm 2013 (từ ngày 01/01-31/5/2013) tồn ngành đã áp dụng 4.065 tiêu chí quy định và tiêu chí phân tích, trong đó:
+ Tổng cục đã áp dụng 710 tiêu chí (507 tiêu chí quy định [bao gồm tiêu chí loại trừ] và 203 tiêu chí phân tích);
+ Cục Hải quan đã áp dụng: 3.355 tiêu chí phân tích.
Bộ tiêu chí trên đã được áp dụng để phân luồng cho 2.162.072 tờ khai XK, NK. Tỷ lệ phân luồng kiểm tra theo các tiêu chí trong tồn ngành được phân tích cụ thể như sau:
Số liệu kiểm tra theo tiêu chí Số lượng tờ khai Tỷ lệ (%)
Tổng số: 939.340 43,41% Tiêu chí quy định: - Luồng vàng: 424.216 19,62% - Luồng đỏ: 33.613 1,55% Tiêu chí phân tích: - Luồng vàng: 28.342 1,31% - Luồng đỏ: 47.836 2,21% Tiêu chí tính điểm: - Luồng vàng: 93.541 04,32% - Luồng đỏ: 1.155 0,05%
Tiêu chí ngẫu nhiên:
- Luồng đỏ: 89.171 04,12%
Tiêu chí loại trừ:
- Luồng Xanh: 212.625 9,83%
- Luồng Vàng: 8.841 0,40%
- Cho đến nay, toàn ngành đã tổ chức thu thập, cập nhật 19.941 hồ sơ doanh nghiệp; 2.526 hồ sơ rủi ro, tạo cơ sở cho việc theo dõi, đánh giá quá trình tuân thủ của doanh nghiệp; quản lý các nguy cơ vi phạm pháp luật hải quan;
- Tăng cường quan hệ phối hợp, hợp tác trao đổi, cung cấp thông tin hải quan với các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa hải quan, cụ thể:
+ Tổng cục Hải quan triển khai công tác trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan chức năng thuộc các Bộ, ngành trên cơ sở 06 Thông tư liên tịch đã được ký kết nêu trên.
+ Thúc đẩy các quan hệ đa phương và song phương về trao đổi thơng tin tình báo; hợp tác hỗ trợ đào tạo kỹ thuật về thu thập, xử lý thông tin và quản lý rủi ro; thực hiện cơ chế chia sẻ thơng tin tình báo trong khu vực (RILO)... bước đầu đã tạo ra những cơ sở quan trọng trong hợp tác quốc tế về thơng tin tình báo và quản lý rủi ro.
+ Thiết lập quan hệ hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp trong việc trao đổi, cung cấp thông tin, nhiều biên bản ghi nhớ đã được ký kết giữa cơ quan hải quan với các hiệp hội ngành hàng; qua đó giúp cho cơ quan hải quan chủ động kiểm soát trước các nguy cơ rủi ro, đồng thời tạo thơng thống đối với các doanh nghiệp tuân thủ.
• Phân tích, xác định trọng điểm kiểm tra trong thơng quan và sau thơng quan đối với hàng hóa XNK:
- Tổ chức cơng tác thu thập, phân tích rủi ro đối với doanh nghiệp và hàng hóa để xác định trọng điểm kiểm tra trong thơng quan. Trong năm 2012, tồn ngành đã phân tích, xác định trọng điểm kiểm tra đối với 1.874.063 tờ khai XK, NK; 5 tháng đầu năm, tồn ngành đã phân tích, xác định trọng điểm kiểm tra đối với 939.340 tờ khai XK, NK.
- Mỗi năm, các đơn vị chuyên trách QTRR thực hiện rà sốt, phân tích hàng triệu tờ khai qua đó xác định các lơ hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan để chuyển kiểm tra sau thơng quan.
• Quản lý tn thủ doanh nghiệp:
- Trên cơ sở hồ sơ doanh nghiệp được thu thập, cập nhật, kết hợp với tích hợp thơng tin trên hệ thống của ngành Hải quan, trong những năm qua, Ban QTRR đã thực hiện quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin QTRR tiến hành đánh giá hàng ngày đối với trên 50 ngàn doanh nghiệp hoạt động XNK theo các hình thức sau đây:
+ Đánh giá doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan; + Đánh giá rủi ro doanh nghiệp;
+ Đánh giá điều kiện ân hạn thuế.
- Ban QTRR quản lý ứng dụng hệ thống để quản lý doanh nghiệp nợ thuế, cưỡng chế thuế;
- Đơn vị chuyên trách QTRR tại các cấp thực hiện theo dõi, phân tích đánh giá hoạt động của doanh nghiệp theo các chuyên đề trọng điểm, bao gồm:
+ Doanh nghiệp hủy tờ khai;
+ Doanh nghiệp hoạt động tạm nhập – tái xuất; + Doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh;
+ Doanh nghiệp có nguy cơ bn lậu, gian lận thương mại...
• Theo dõi, đánh giá và hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ hải quan:
- Xây dựng, ứng dụng hệ thống để thu thập, cập nhật thông tin phản hồi về kết quả kiểm tra trong thông quan;
- Xây dựng các chỉ số, tổ chức theo dõi, đánh giá hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ hải quan;
• Quản lý vận hành hệ thống thông tin hải quan:
- Ngành Hải quan thực hiện quản lý, ứng dụng 09 hệ thống thơng tin, dữ liệu hải quan; trong đó Ban quản lý rủi ro thực hiện quản lý, ứng dụng 04 hệ thống: hệ thống
thông tin quản lý rủi ro; hệ thống thông tin doanh nghiệp; hệ thống thông tin vi phạm và hệ thống thơng tin trước về hàng hóa, phương tiện trước khi đến cảng.
- Lực lượng chuyên trách quản lý rủi ro thực hiện quản lý, vận hành hệ thống thông tin quản lý rủi ro để phục vụ kiểm tra điều kiện, chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan và đánhgiá rủi ro phân luồng trong thông quan hàng hóa.
Tóm lại, cho đến nay, về cơ bản ngành Hải quan đã triển khai khá toàn diện các hoạt động thu thập, xử lý thông tin và áp dụng kỹ thuật QTRR phù hợp với tiêu chuẩn chung của Hải quan thế giới và thực tiễn của Việt Nam; Trong từng mặt cơng tác, đã hình thành các hoạt động nghiệp vụ có tính chuyên sâu. Quản lý rủi ro đã và đang từng bước thẩm thấu sâu và tạo nền tảng cho việc tiến hành các hoạt động nghiệp vụ trong thủ tục hải quan, đồng thời cung cấp thông tin, dữ liệu hỗ trợ cho các hoạt động nghiệp vụ hải quan khác.
• Về công nghệ và tổ chức bộ máy